Xuất với các ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngân sách cấp xã, phường ở thành phố ninh bình luận văn ths kinh tế chính trị 60 31 01 pdf (Trang 134 - 144)

Đối với ngành thuế: Cần quy định cụ thể hơn nữa việc phân cấp quan lý các đối tượng thu, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đồng thời tăng cường chỉ đạo việc thực hiện công khai minh bạch trong quản lý thuế.

Đối với các Sở, ngành (Sở Y tế, Sở Giáo dục, Sở Tài chính) :Tăng cường phối kết hợp với Thành phố trong quản lý các hoạt động sự nghiệp tại cơ sở, trong đó có công tác quản lý Tài chính - Ngân sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các ngành tại cơ sở , góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của thành phố và của toàn tỉnh.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài:“Quản lý nhà nước đối với NS cấp xã, phường ở Thành phố Ninh Bình”, cho phép rút ra những kết luận sau:

1. NS xã, phường có vai trò quan trọng trong hệ thống NSNN, đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cơ sở. Quản lý NSNN nói chung và quản lý NS xã, phường nói riêng là hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KTXH và luôn gắn với trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng, Chính và các cơ quan chức năng ở địa phương.

2. Kinh nghiệm quản lý NS xã, phường ở các địa phương cho thấy cần phải coi trọng tất cả các khâu trong quá trình quản lý, coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, phải phát huy nội lực từ cơ sở, tăng cường nuôi dưỡng phát triển nguồn thu, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãnh phí, công khai minh bạch trong quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách .

3. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Ninh Bình, thành phố Ninh Bình là đơn vị có tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao và ổn định, đặc biệt tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Cùng với các hoạt động QLNN khác, trong những năm qua công tác QLNN đối với NS cấp xã, phường ở Thành phố Ninh Bình đã dần đi vào nền nếp, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý trong từng giai đoạn, hoạt động quản lý NS xã, phường đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phường, góp phần thay đổi bộ mặt cảnh quan đô thị Tuy nhiên, thực tiễn QLNN đối với NS cấp xã, phường ở Thành phố Ninh Bình đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết kịp thời, đó là vấn đề phân cấp NS, cân đối NS, thực hiện chu trình quản lý NS, nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu....

4. Để hoàn thiện công tác QLNN đối với NS cấp xã, phường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NS, phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia giữa các cấp NS; Rà soát, xây dựng định mức, tiêu chuẩn chi tiêu NS; Tăng cường quản lý chu trình NS xã, phường; Nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu ổn định trên địa bàn xã, phường; Nâng cao năng lực quản lý, điều hành NS; Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng và toàn xã hội; Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành ngân sách đồng thời nâng cao nhân thức, ý thức của đối tượng chấp hành và sử dụng NS.

Hoàn thành đề tài này, mặc dù đã có nhiều số gắng, song vẫn không tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thày cô giáo, các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng nghiên cứu và hiệu quả thực tiễn cho đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà nội, đặc biệt là Tiến sĩ Vũ Thị Dậu đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Ninh Bình (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Ninh Bình lần thứ XVIII, Văn kiện. 2. Bộ Tài chính (2010), Hướng dẫn quản lý thu, chi Ngân sách xã,

phường, thị trấn, NXB Tài chính, Hà Nội tháng 4-2010.

3. Bộ Tài chính (2010), Hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội 2010.

4. Bộ Tài chính (2010), Quản lý Ngân sách xã phường, NXB Tài chính, Hà Nội, tháng 6-2010.

5. Bộ Tài chính ( 2007), Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hịên Nghịđịnh số 60/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội 2007.

6. Bộ Tài chính ( 2006), Thông tư 60/2003/TT- BTC quy định về quản lý Ngân sách xã và các hoạt động Tài chính khác của xã, phường, thị trấn, NXB Tài chính, Hà Nội 2006.

7. Bộ Tài chính, Thông tư số 188/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

8. Bộ Tài chính, Thông tư số 75/2008/TT-BTC ngày 28/8/2009 và và Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/2/2012 hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách

9. Bộ Tài chính, Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.

10. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2007-2013), Niên giám Thốnng kê các năm, NXB Thống kê.

11.Vũ Sỹ Cương (2012), “Phân cấp quản lý NSNN ở Việt nam và định hướng đổi mới”Diễn đàn kinh tế mùa thu của Ủy ban kinh tế quốc hội 12.Vũ Văn Cương ( 2011) “ Đánh giá thực trạng lập, chấp hành, quyết

toán NSNN và phương hướng hoàn thiện “ Nghiên cứu pháp Luật về Tài chính công Việt nam , Đại học Luật Hà Nội , tr 101-128

13. Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Nghị định số 29/NĐ- CP ngày 11/05/2003 về việc ban hành quy chế dân chủ ở xã,.

14. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Nghị định số 60/NĐ- CP ngày 6/06/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

15. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 73/NĐ- CP ngày 23/06/2007, ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ dự toán Ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phương.

16.Dương Đăng Chinh (2005), Lý thuyết Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Châm (2012) “Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương Luận văn thạc sĩ”, Học viện Tài chính

18. Dự án hỗ trợ cải cách Ngân sách (2008), Câu hỏi và giải đáp về quản lý Ngân sách xã và các hoạt động Tài chính ở xã , phường, thị trấn, Hà Nội, tháng 8/2008. thị trấn.

19.Phạm Văn Dũng, Vũ Thị Dậu, Mai Thị Thanh Xuân (2012), Kinh tế chính trị đại cương, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22.Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23.Phan Huy Đường (2011), Quản lý nhà nước, Giáo trình, NXB ĐHQG. 24.HĐND thành phố Ninh Bình ( 2007), Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và phúc lợi công cộng trên địa bàn thành phố Ninh Bình, Nghị quyết.

25.HĐND tỉnh Ninh Bình (2010), Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh, Nghị quyết.

26.HĐND tỉnh Ninh bình (2010), Quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 20011, Nghị quyết.

27. Phạm Chí Hiếu (2010), Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

28.Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội.

29.Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương - Thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính, Hà Nội

30.Nguyễn Thành Nam (2008) “Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” Luận văn thạc sĩ, Học viện tài chính,

31.Nguyễn Hà Phương ( 2011) “Nghiên cứu công tác quản lý ngân sách xã, phường ở thành phố Việt Trì “ Luận văn thạc sỹ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

32.Thủ tướng Chính phủ ( 2006), Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.

33.Thủ tướng Chính phủ (2013) Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

34.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1996), Luật số 47/1996/QH10, Luật NSNN, NXB Tài chính, Hà nội 1997.

35.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1998), Luật số 06/1998/QH10, Luật sửa đổi bổ sung một số điều cda Luật NSNN, NXB Chính quốc gia, Hà nội 1998.

36. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật số 01/2002/QH11, Luật NSNN, NXB Tài chính, Hà nội 2003.

37. Trần Quốc Vinh ( 2009), “ Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng Sông Hồng”, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

38. UBND thành phố Ninh Bình (2007-2013), Về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tê- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước các năm, Quyết định.

39. UBND thành phố Ninh Bình (2007-2013, Quyết toán ngân sách nhà nước các năm, Báo cáo.

40. UBND thành phố Ninh Bình (2009), Về việc quy định về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Ninh bình, Quyết định

41.UBND thành phố Ninh Bình (2013), Về việc quy định về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Ninh bình, Quyết định.

42.UBND tỉnh Ninh Bình (2007), Về việc phân cấp, uỷ quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng, Quyết định.

án đầu tư xây dựng, Quyết định.

44.UBND tỉnh Ninh Bình (2006), Về việc Ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh, Quyết định.

45.UBND tỉnh Ninh Bình (2006), Về việc Ban hành quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2007,

Quyết định.

46.UBND tỉnh Ninh bình ( 2012), Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thông đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,

Quyết định. Website 45.www.na.gov.vn 46.www.chinhphu.vn 47.www.mof.gov.vn 48.www.ninh binh.gov.vn 49.www.tạpchitaichinh.vn

Phụ lục số 2.1 . Định mức phân bổ dự toán chi cho các sự nghiệp tại xã, phƣờng giai đoạn 2007-2013

2.1.1 Định mức phân bổ dự toán chi SN giáo dục

Đơn vị : Đồng/ người dân/ năm

Vùng 2007 2011 So sánh 2011/2007 ( %) Đô thị 3.058 3.222 105 Đồng bằng 3.669 3.886 105 Núi thấp 4.281 4.643 108 Núi cao 6.115 6.782 110

Ngoài định mức trên, các xã phường còn được hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Trung tâm học tập cộng đồng tại xã phường với mức hỗ trợ 3.000.000 đồng/ năm trong giai đoạn 2007-2010 và mức 5.000.000 đồng trong giai đoạn 2011- Nay

2.1.2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa thông tin :

Đơn vị : Đồng/ người dân/ năm

Vùng 2007 2011 So sánh 2011/2007 ( %) Đô thị 434 738 170 Đồng bằng 477 811 170 Núi thấp 651 1172 180 Núi cao 868 1580 182

Ngoài định mức trên , các xã phường còn được phân bổ thêm kinh phí hỗ trợ đảm bảo hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/khu dân cư/ năm trong giai đoạn 2007-2010 và mức 3.000.000 đồng/khu dân cư / năm trong giai đoạn 2011- nay

2.1.3. Định mức phân bổ sự nghiệp thể dục thể thao :

Đơn vị : Đồng/ người dân/ năm

Vùng 2007 2011 So sánh 2011/2007 ( %) Đô thị 557 947 170 Đồng bằng 390 663 170 Núi thấp 445 828 186 Núi cao 612 1138 186 ơ

2.1.4.Định mức phân bổ sự nghiệp phát thanh truyền hình

Đơn vị : Đồng/ người dân/ năm

Vùng 2007 2011 So sánh 2011/2007 ( %) Đô thị 1117 2.011 180 Đồng bằng 1.229 2.212 180 Núi thấp 1.564 2.987 190 Núi cao 2.234 4.312 193

2.1.5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đảm bảo xã hội

Đơn vị : Đồng/ người dân/ năm

Vùng 2007 2011 So sánh 2011/2007 ( %) Đô thị 807 1.372 170 Đồng bằng 888 1.510 170 Núi thấp 1.130 2.045 180 Núi cao 1.372 2.566 187

trả trợ cấp cho cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định

2.1.6. Định mức chi quốc phòng

Đơn vị : Đồng/ người dân/ năm

Vùng 2007 2011 So sánh 2011/2007 ( %) Đô thị 381 838 220 Đồng bằng 381 838 220 Núi thấp 400 900 200 Núi cao 495 1.129 228 2.1.7. Định mức chi an ninh

Đơn vị : Đồng/ người dân/ năm

Vùng 2007 2011 So sánh 2011/2007 ( %) Đô thị 215 645 300 Đồng bằng 237 711 300 Núi thấp 301 924 300 Núi cao 366 1.135 310

Ngoài định mức trên, các xã còn được phân bổ kinh phí để chi trả phụ cấp công an viên và bảo vệ dân phố theo mức quy định của Tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngân sách cấp xã, phường ở thành phố ninh bình luận văn ths kinh tế chính trị 60 31 01 pdf (Trang 134 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)