Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với ngân sách xã,phường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngân sách cấp xã, phường ở thành phố ninh bình luận văn ths kinh tế chính trị 60 31 01 pdf (Trang 40 - 44)

ở một số thành phố trực thuộc tỉnh ở Việt Nam.

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với ngân sách xã, phường ở một số thành phố trực thuộc tỉnh một số thành phố trực thuộc tỉnh

1.3.1.1 Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Phú Thọ, là một trong số những thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc Việt Nam. Nằm ở ngã ba sông Hồng nên Việt Trì có rất nhiều tiềm năng phát triển công, nông, thương nghiệp và dịch vụ.

Trong những năm qua, hoạt động quản lý nhà nước đối với ngân sách xã, phường của Thành phố Việt trì đã có nhiều chuyển biến tích cực, công tác quản lý NS xã, phường đã dần đi vào nền nếp. Các xã phường đã lập được dự toán NS, tổ chức thực hiện theo dự toán đã được phê duyệt. Các khoản thu NS xã, phường được huy động khai thác cơ bản triệt để, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời và được nộp vào NSNN, thực hiện thu năm sau cao hơn năm trước và đáp ứng được các nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp để tăng cường quản lý và khai thác các khoản thu NS trên địa bàn xã, phường, đặc biệt là các khoản thu NS xã, phường hưởng 100%, bên cạnh đó các nguồn thu từ sử dụng đất và từ quỹ đất công ích tại xã, phường cũng được quan tâm khai thác để tạo nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại cơ sở. Các khoản chi NS xã cơ bản đúng mục đích, chế độ, công khai, minh bạch được thực hiện theo nguyên tắc tài chính, đảm bảo mọi hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã. Bên cạnh việc đảm bảo các hoạt động chi thường xuyên, công tác quản lý chi đầu tư XDCB cũng được quan tâm chú trọng, các công trình hạ tầng được đầu tư đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị, việc kiểm tra, giám sát NS xã, phường được thành phố coi là nhiệm vụ rất quan trọng, thông qua công tác kiểm tra, giám sát ngân sách xã, phường của phòng TCKH thành phố cũng như ngành tài chính đã có những uốn nắn, điều chỉnh hoạt động của NS xã, phường đi vào nề nếp. Hoạt động của ngân sách xã, phường đã góp phần không nhỏ làm thay đổi bộ mặt của khu vực và góp phần nâng

cao đời sống người dân.

Tuy nhiên, công tác quản lý NS xã, phường của Thành phố vẫn còn nhiều những tồn tại cần khắc phục. Công tác lập dự toán chưa được coi trọng, chất lượng dự toán NS xã, phường chưa cao; Công tác quản lý NS xã, phường tại một số đơn vị còn lỏng lẻo, việc chấp hành thu, chi NS xã, phường còn nhiều sai phạm, còn tình trạng tự thu tự chi, thu để ngoài NS, không sử dụng đúng chứng từ thu, vẫn còn tình trạng lãng phí NSNN; cán bộ quản lý NS xã, phường còn hạn chế về năng lực, trình độ. NS xã, phường vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng; Việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng chưa được thường xuyên, chặt chẽ.

1.3.1.2 Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá là một tỉnh lớn, thuộc Bắc trung bộ, địa hình chia thành 3 vùng: đồng bằng và trung du, miền núi và ven biển với nhiều tiền năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế xã hội. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, thành phố Thanh Hóa ngày càng phát triển và có nhiều khởi sắc. Cùng với các hoạt động QLNN khác, công tác quản lý NS xã, phường của thành phố Thanh Hóa đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tăng cường và phát huy nội lực của bộ máy chính quyền cơ sở Công tác lập dự toán được coi trọng hơn, nhìn chung lập dự toán tương đối sát với thực tế ở mỗi địa phương, hạn chế tình trạng áp đặt từ trên xuống, do vậy việc chấp hành dự toán được tiến hành thuận lợi hơn, các đơn vị đã chủ động khai thác các nguồn thu để đáp ứng yêu cầu chi ngân sách theo dự toán được duyệt và các khoản phát sinh, nhiều khoản thu có triển vọng ổn định và phát triển. Chi NS xã, phường đã đáp ứng chi thường xuyên theo dự toán năm, các chương trình, mục tiêu quan trọng và các khoản chi phát sinh

đột xuất. Chi đầu tư phát triển được đặc biệt quan tâm chú trọng, thành phố đã triển khai huy động nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân cùng với nguồn ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị với nhiều công trình, hạng mục công trình được đầu tư xây dựng. Công tác quyết toán NS xã, phường đã được thực hiện theo đúng trình tự, thời gian quy định. Việc kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức năng được quan tâm thực hiện thường xuyên, từ đó có tác dụng tích cực trong công tác quản lý thu,chi NS xã, phường, hạn chế và ngăn chặn kịp thời những khoản thu, chi sai chế độ, chính sách của Nhà nước. Hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế tại các xã phường được duy trì và đạt hiệu quả khá tốt, góp phần tăng cường nguồn thu và tham gia các giải pháp hữu hiệu để tổ chức thực hiện thu ngân ngân sách trên địa bàn. Công tác quản lý tài chính, ngân sách xã, phường đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý NS xã, phường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa cũng còn có những vấn đề khó khăn, tồn tại cần có sự quan tâm giải quyết trong thời gian trước mắt và lâu dài. Kết quả thu đạt được tuy cao nhưng chưa đồng đều và chưa vững chắc. Phần đông các xã, phường chưa thể tự cân đối được ngân sách. Công tác quản lý thu ngân sách đã có nhiều cố gắng nhưng tình trạng thất thu vẫn còn, lớn nhất là khu vực ngoài quốc doanh. Tỷ lệ phân cấp một số khoản thu điều tiết cho cấp xã được hưởng còn thấp, chưa khuyến khích được các xã, phường tích cực trong quá trình đôn đốc, tổ chức thu. Phí, lệ phí và một số khoản thu khác chưa được quản lý đầy đủ vào ngân sách. Tình trạng chi vượt định mức còn phổ biến, một số khoản chi hiệu quả chưa cao, chi quản lý hành chính có xu hướng tăng lên. Việc tổ chức hội nghị, tham quan học tập nội dung chưa thiết thực. Một số xã vẫn còn tình trạng chông chờ vào sự bao cấp của ngân sách, chưa coi trọng công tác xã hội

hóa để giảm sức ép chi ngân sách cho các lĩnh vực như văn hóa, xã hội. Nợ xây dựng căn bản còn tồn đọng, chủ yếu thuộc phần kinh tế đóng góp của nhân dân chưa thu được. Tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, lãng phí còn lớn. Sự phối hợp trách nhiệm giữa cơ quan thuế, cơ quan tài chính với chính quyền cấp xã, các nghành chưa thật chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, còn mang tính hình thức. Mặc dù thành phố đã quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Tài chính - Kế toán xã, song công tác này nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ Tài chính - Kế toán xã đang ở trong tình trạng vừa thiếu lại vừa yếu, phần đông là chưa qua đào tạo cơ bản.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngân sách cấp xã, phường ở thành phố ninh bình luận văn ths kinh tế chính trị 60 31 01 pdf (Trang 40 - 44)