3.2.5.1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính, NS trong tình hình mới, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý cần phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý NSNN, đồng thời phải sâu sát thực tế và phải có phẩm chất đạo đức.
Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý NSNN trên địa bàn thành phố:
Một là, Xây dựng và ban hành các văn bản quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn nghiệp vụ, các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cán bộ tài chính các cấp, cụ thể tới từng vị trí công việc. Thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, gắn với nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt là trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
Hai là, Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại theo chức danh và theo từng công việc (đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức bổ trợ khác: ngoại ngữ, tin học,…). Trong đó chú trọng đến việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, giám sát cho Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND và cán bộ làm công tác tài chính - kế toán tại các xã, phường trên địa bàn. Nội dung đào tạo, tập huấn phải theo hướng giảm bớt những phần lý luận chung, đưa ra các tình huống cụ thể gắn với chức danh, công việc, nhiệm vụ mà từng đối tượng đảm nhiệm. tăng cường các kênh giao lưu, phổ biến kinh nghiệm về hoạt động thu, chi NS giữa các xã, phường trong thành phố thông qua hình thức giao ban, trao đổi học tập…
Đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý chi đầu tư XDCB: các cán bộ tư vấn,
thẩm định, xét duyệt thiết kế, chỉ đạo thi công, giám sát thi công và thanh quyết toán công trình; rà soát lại các vị trí làm việc để bổ sung thêm số lượng cán bộ tham gia quản lý chi đầu tư XDCB.
Ba là, Chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra: phải nắm vững quy trình quản lý, luôn cập nhật các quy định mới trong công tác quản lý chi NSNN, nắm vững các chế tài xử lý khi phát hiện sai phạm,…; đồng thời tăng cường cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực TCKH, về đầu tư XDCB cho thanh tra thành phố.
3.2.5.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả tham mưu cho các cấp lãnh đạo; triển khai thực hiện tốt hệ thống quản lý thông tin ngân sách và kho bạc (TABMIS); tăng cường sự trao đổi trực tuyến với các cơ quan có liên quan, đảm bảo tiếp nhận, xử lý và chuyển tiếp các thông tin một cách chính xác, kịp thời ; xây dựng website của phòng TCKH thành phố nhằm đảm bảo sự trao đổi thông tin với các bộ phận khác trong bộ máy quản lý NSNN, trong đó có NS cấp xã, phường và đồng thời là kênh cung cấp các thông tin về tài chính, ngân sách đến các đối tượng quan tâm, là phương tiện để thực hiện công khai tài chính, công khai hóa các thủ tục hành chính,…
Có kế hoạch cụ thể để đầu tư nâng cấp các trang thiết bị để phụ vụ cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN.
3.2.5.3. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, thuế, KBNN và các cơ quan liên quan trong quản lý ngân sách
Các cơ quan này có trách nhiệm phối kết hợp, cung cấp đầy đủ tin tức, thông tin lẫn nhau về tình hình thu, chi NS, quản lý, kiểm soát chi NS cũng như báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm cho HĐND và UBND cùng cấp và cho cơ quan Nhà nước cấp trên để lãnh đạo, điều hành các khoản chi
NSNN trên địa bàn thành phố một cách kịp thời, có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các cơ quan trong nội bộ ngành tài chính để đảm bảo khớp đúng số liệu, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố. Để thực hiện tốt nội dung này, cần thiết phải ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan đơn vị của thành phố và UBND các xã, phường trong việc tổ chức và thực hiện thu, chi ngân sách . Đồng thời phải tổ chức giao ban định kỳ đánh giá kết quả, hiệu quả công tác phối hợp, quá trình quản lý điều hành ngân sách thường xuyên trao đổi, thống nhất, cung cấp thông tin kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý ( Ví dụ như việc cung cấp thông tin giữa cơ quan Tài chính với cơ quan Thuế trong việc cấp phát vốn để phục vụ cho việc đôn đốc thu thuế trong lĩnh vực đầu tư XDCB, sự thống nhất giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước trong việc cấp phát, hạch toán một số nội dung phát sinh mới hoặc phức tạp trong quá trình cấp phát, thanh toán ngân sách ....)