Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện công khai

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngân sách cấp xã, phường ở thành phố ninh bình luận văn ths kinh tế chính trị 60 31 01 pdf (Trang 128 - 131)

bạch trong quản lý, điều hành ngân sách

3.2.7.1. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý NS, tài chính

Thực hiện chương trình tổng thể của Chính phủ về cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, văn minh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công tác cải cách hành chính đã góp phần từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp. Tuy nhiên, hiệu lực quản lý của chính quyền Nhà nước vẫn còn yếu, nhất là chính quyền cơ sở, rõ nhất trong lĩnh vực quản lý đô thị, đất đai, quản lý trật

tự đô thị và văn minh đô thị. Vì vậy, trong thời gian tới,Thành phố cần quan tâm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là ở cấp phường, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền xã, phường

Tiếp tục tập trung và kiên quyết đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở các lĩnh vực trọng tâm, búc xúc, có nhiều quan hệ với công dân và các tổ chức, nhạy cảm với sự phát triển đô thị, như là quản lý trật tự xây dựng đô thị, quản lý nhà đất… Tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho phường : Xác định cụ thể những lĩnh vực mà thành phố cần tập trung thống nhất quản lý, đồng thời, phân cấp mạnh mẽ cho UBND xã, phường theo nguyên tắc:

“Công việc nào giải quyết tốt hơn thì giao cho cấp đó quản lý; việc gì chính quyền cấp dưới không đủ sức gánh vác thì mới giao cho chính quyền cấp trên liền kề, các sự vụ hành chính hàng ngày nên giao cho chính quyền cơ sở giải quyết, cấp trên chỉ tập trung hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra cấp dưới thi hành thể chế” [17, tr. 174]

Thực hiện cải cách tài chính công vì hệ thống tài chính công luôn gắn liền với hoạt động của khu vực công, có nhiệm vụ phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN cho hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp. Tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định về phí, lệ phí, phân định rõ các loại phí bắt buộc do cơ quan Nhà nước thực hiện khi cung cấp dịch vụ công và phí phải đóng góp do cơ quan Nhà nước thu để bù đắp chi phí, kiên quyết loại bỏ các loại phí thu ngoài chế độ đã quy định hoặc tự đặt ra các khoản thu không đúng với quy định và thẩm quyền được giao. Cải cách thủ tục thuế, mở rộng chế độ tự khai, tự nộp thuế, tăng trách nhiệm của người nộp thuế và cơ quan thu.

Xây dựng cơ chế trách nhiệm, gắn với khuyến khích về tinh thần và vật chất đối với cán bộ, công chức làm tốt nhiệm vụ tiếp dân, có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với cán bộ, công chức có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Bố trí, phân công nhiệm vụ hợp lý cho cán bộ công chức cơ sở;

Duy trì và thực hiện tốt mô hình “ Một cửa” và “ một cửa liên thông” tại UBND thành phố và UBND các xã, phường ; Tiếp tục triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào công tác quản lý của các phòng ban đơn vị của thành phố và từng bước triển khai tới các xã, phường để nâng cao chất lượng hiệu quả giải quyết công việc.

3.2.7.2. Thực hiện tôt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, công khai minh bạch trong quản lý điều hành ngân sách

Thực hiện tốt Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở và công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; huy động,quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí. Đẩy mạnh thực hiện Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở và công khai tài chính các cấp ngân sách cần quan tâm đến một số nội dung sau:

Trước hết cần phải quán triệt rõ đến nhân dân về những nội dung phải công khai để dân biết, dân bàn, dân tham gia ý kiến, tham gia giám sát.Đồng thời các cấp chính quyên phải thực hiện nghiêm túc những nội dung quy định của pháp lênh Dân chủ ở xã, phường, thị trấn, đặc biệt việc công khai và tổ chức cho nhân dân tham gia ý kiến vào những nội dung quan trọng tại địa phương như công tác quy hoạch, công tác GPMB, việc huy động đóng góp và thực hiện các dự án đầu tư XDCB ...

Trong công khai tài chính, phải xác định đúng nội dung, phạm vi số liệu cần công khai theo quy định. Lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng địa phương,đơn vị để nhân dân, cán bộ, công chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung này. Ngoài các hình thức công khai như lâu nay, đối với ngân sách thành phố có thể công khai

trên trang thông tin điện tử của UBND thành phố. Đối với xã, phường cần đặt biệt chú ý đến việc công khai các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, công khai chế độ, chính sách, phương bồi thường, hỗ trợ GPMB, đây là những nội dung trong thực tế thường hay bỏ sót gây nhiều thắc mắc trong nhân dân.

Các cơ quan có chức năng và các tổ chức đoàn thể, tổ chức hội ở địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc công khai ngân sách ở các địa phương, đơn vị, kịp thời đề xuất xử lý các đơn vị vi phạm chế độ công khai tài chính.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngân sách cấp xã, phường ở thành phố ninh bình luận văn ths kinh tế chính trị 60 31 01 pdf (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)