Thực trạng xã, phƣờng và ngân sách xã, phƣờng ở thành phố Ninh Bình

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngân sách cấp xã, phường ở thành phố ninh bình luận văn ths kinh tế chính trị 60 31 01 pdf (Trang 46)

2.1. Thực trạng xã, phƣờng và ngân sách xã, phƣờng ở Thành phố Ninh Bình phố Ninh Bình

2.1.1. Thực trạng xã, phường ở Thành phố Ninh Bình

Thành phố Ninh Bình nằm cách Hà Nội 93 km theo quốc lộ 1A; phía Bắc, phía Tây và phía Nam, giáp huyện Hoa Lư, phía Đông Nam giáp huyện Yên Khánh, phía Đông Bắc giáp huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định). Nằm ở vị trí cửa ngõ miền Bắc, Thành phố Ninh Bình là một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống đường sắt, đường thủy và đường bộ phát triển, đồng thời còn có lợi thế nằm ở vị trí gần các khu, tuyến, cụm điểm du lịch.

Thành phố Ninh Bình trước đây là thị xã Ninh Bình trực thuộc tỉnh Hà Nam Ninh, năm 1992, sau khi chia tách tỉnh Hà Nam Ninh, thị xã trở thành trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Bình. Năm 2005, thị xã Ninh Bình được công nhận là đô thị loại III; năm 2007 trở thành thành phố trực thuộc tỉnh và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Ninh Bình. Thành phố Ninh Bình hiện nay có diện tích tự nhiên là 46,72 km2 với 14 đơn vị hành chính, gồm 11 phường và 3 xã.

Diện tích tự nhiên của các đơn vị hành chính không đồng đều, các phường trung tâm có diện tích tự nhiên nhỏ, diện tích trung bình trên 1,5km2, cá biệt phường Vân Giang là địa bàn trung tâm thành phố có diện tích 0,35 km2, các phường xã, khu vực vành đai chiếm diện tích tương đối lớn với nhiều lợi thế trong phát triển dịch vụ du lịch (diện tích trung bình trên 5 km2 trên một đơn vị).

Theo số liệu thông kê năm 2013, dân số của Thành phố là 121.271 người, có tháp dân số trẻ với tỷ trọng dân số ở độ tuổi lao động chiếm trên 65% và

dân số thành thi ̣ là 101.661 người, chiếm 83% dân số. Nhìn chung số lượng dân số các xã, phường tương đối đồng đều, một số đơn vị có số lượng dân số ít hơn là xã Ninh Tiến: 4.952 người, xã Ninh Nhất: 6.201 người, tuy nhiên, mật độ dân số không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các phường trung tâm, các xã có mật độ dân số thấp.

Số liệu diện tích, dân số của các xã, phường thuộc thành phố Ninh Bình được tổng hợp theo bảng 2.1 :

Bảng 2.1. Tổng hợp diện tích, dân số Thành phố Ninh Bình năm 2013

STT Đơn vị hành chính Diện tích ( km2) Dân số trung

bình ( người)

1 Phường Vân Giang 0,35 6.606

2 Phường Thanh Bình 1,58 9.923 3 Phường Phúc Thành 1,03 11.387 4 Phường Đông Thành 1,81 9.974 5 Phường Tân Thành 1,74 8.116 6 Phường Nam Bình 1,84 9.523 7 Phường Bích Đào 2,26 8.460 8 Phường Nam Thành 1,91 9.513

9 Phường Ninh Phong 5,41 8.450

10 Phường Ninh Khánh 5,37 9.014

11 Phường Ninh Sơn 4,69 9.695

12 Xã Ninh Nhất 7,26 6.201

13 Xã Ninh Tiến 5,18 4.952

14 Xã Ninh Phúc 6,29 9.457

Tổng cộng 46,72 121.271

Thành phố Ninh bình là đô thị có tốc độ phát triển nhanh, trong giai đoạn 2007-2013, thành phố Ninh Bình đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 17%, thu ngân sách hàng năm bình quân hàng năm xấp tỷ 1.000 tỷ đồng, riêng năm 2012 thu NS đạt 1.200 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2006. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng lấy dịch vụ - du lịch, thương mại làm ngành kinh tế mũi nhọn, năm 2006, cơ cấu kinh tế của thành phố Ninh Bình: Công nghiệp, xây dựng 46,18%, Thương mại - Dịch vụ 48,85 %, Nông nghiệp - Thủy sản 4,97 %, đến năm 2013 cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể: Công nghiệp xây dựng 48,5%, Thương mại - Dịch vụ 50,5 %, Nông nghiệp - Thủy sản 1%

Đất nông nghiệp Ninh Bình chủ yếu phục vụ cho quá trình đô thị hoá thành phố. Tính từ năm 2007 đến nay, thành phố đã thực hiện thu hồi trên 500 ha đất nông nghiệp ( với tỷ lệ 32% diện tích đất nông nghiệp) để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dịch vụ du lịch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Hiện tại thành phố có 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Ninh Phúc - Khánh Phú và khu công nghiệp Phúc Sơn thuộc địa bàn xã Ninh phúc và phường Ninh Sơn. Trên địa bàn thành phố còn có một số doanh nghiệp và nhà máy công nghiệp đem lại nguồn thu lớn là Tập đoàn Xuân Thành, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình và Nhà máy Đạm Ninh Bình. Diện tích đất nông nghiệp còn lại chủ yếu sử dụng sản xuất chuyên canh hàng hoá được quy hoạch như vùng rau sạch ở phường Ninh Sơn, làng hoa ở xã Ninh Phúc, ngoài ra thành phố cũng phát triển mạnh nghề thủ công truyền thống ở các xã ven đô như: nghề mộc Phúc Lộc, trồng cây cảnh và đá mỹ nghệ ở phường Ninh Phong.

Thành phố Ninh Bình có nhiều danh thắng và di tích nổi tiếng như khu di tích núi Non Nước; danh thắng núi Kỳ Lân, công viên văn hóa Tràng An; hay khu du lịch hang động Tràng An được coi là điểm nhấn để phát triển du

lịch Ninh Bình. Hiện nay, thành phố đang phát triển mạnh các dịch vụ lưu trú, điều hành, phân phối khách tham quan đi các khu du lịch lớn ở khu vực, phát huy tiềm năng du lịch văn hoá, giải trí, ẩm thực, hội nghị và thể thao ở các phường, xã.

Bên cạnh phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa xã, hội luôn được thành phố quan tâm chú trọng, đặc biệt là lĩnh vực an sinh xã hội, tính đến hết năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí năm 2010) trên toàn địa bàn thành phố là 1,26%, có 5 phường không còn hộ nghèo là Vân Giang, Thanh Bình, Phúc Thành, Bích Đào, Đông Thành. Thu nhập bình quân đầu người của Thành phố Ninh bình năm 2013 đạt 62 triệu đồng/ người, ở mức cao so với thu nhập bình quân của tỉnh và của cả nước .

2.1.2. Tình hình ngân sách xã, phường ở Thành phố Ninh Bình

2.1.2.1 Tình hình thu ngân sách

Thu NS trên địa bàn các xã, phường bao gồm thu từ thuế, phí, lệ phí (Thu thường xuyên) và thu tiền sử dụng đất. Nguồn thu thường xuyên tương đối ổn định, tuy nhiên không đồng đều giữa các xã, phường, nguồn thu chủ yếu tập trung ở các phường khu vực trung tâm, có các điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh doanh, dịch vụ như Vân Giang, Phúc Thành, Đông Thành, hoặc một số đơn vị có tốc độ đô thị hóa nhanh như Ninh Khánh, Tân Thành các khu vực còn lại, đặc biệt là 3 xã có số thu thấp.

Nguồn thu tiền sử dụng đất tập trung ở một số xã, phường còn quỹ đất để khai thác và các khu vực có giá trị cao (Phường Ninh Khánh, phường Nam Thành, xã Ninh Nhất) một số xã, phường trung tâm không còn quỹ đất hầu như không phát sinh nguồn thu này (Phường Vân Giang, phường Thanh Bình)

Tình hình thu NS xã, phường ở Thành phố Ninh Bình được thể hiện qua bảng 2.2:

Bảng 2.2. Tình hình thu ngân sách xã, phƣờng ở thành phố Ninh Bình giai đoạn 2007-2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nội dung

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng thu NS xã, phƣờng 123.332 100 143.695 100 141.421 100 147.702 100 198.463 100 143.437 100 107.406 100

I Thu thuế, phí lệ phí, thu khác 11.410 9,3 14.149 9,8 11.563 8,2 12.930 8,8 19.549 9,9 15.586 10,9 15.609 14,5

II Thu từ quỹ đất công ích và quỹ đất công, thu đóng góp 19.321 15,7 42.571 29,6 21.017 14,9 7.280 4,9 6.829 3,4 5.300 3,7 3.487 3,2

III Thu tiền sử dụng đất 11.712 9,5 10.477 7,3 16.554 11,7 19.461 13,2 25.015 12,6 5.230 3,6 7.150 6,7 IV Thu chuyển nguồn NS năm trước 1.156 0,9 3.498 2,4 3.154 2,2 10.071 6,8 5.498 2,8 23.670 16,5 7.228 6,7 V Thu bổ sung từ NS cấp trên 79.733 64,6 73.000 50,8 89.133 63,0 97.960 66,3 141.572 71,3 93.651 65,3 73.932 68,8

Nghiên cứu kết quả thu NS xã, phường từ năm 2007 đến năm 2013 có thể thấy, trong tổng thu NS xã, phường thì thu bổ sung từ NS cấp trên chiếm tỷ trọng lớn (Trung bình hàng năm chiếm trên 64% tổng thu NS xã, phường), các khoản thu thuế, phí, lệ phí chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (Trung bình hàng năm khoảng 10% tổng thu NS xã, phường) còn lại là khoản thu tiền sử dụng đất, thu đóng góp, thu từ quỹ đất công ích và quỹ đất công. Số thu chuyển nguồn ngân sách hàng năm tương đối cao, cá biệt năm 2012 thu chuyển nguồn NS xã, phường là 23.670 triệu đồng.

2.2.1.2 Tình hình chi ngân sách

Chi NS xã, phường tập trung cho việc đảm bảo thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển KTXH trên địa bàn xã phường, trong đó ngoài nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước trên địa bàn còn có nhiệm vụ đầu tư phát triển đô thị, do vậy nhu cầu chi NS xã, phường trong giai đoạn này là rất lớn.

Chi đầu tư phát triển: Để đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, trên địa bàn các xã, phường thuộc thành phố Ninh bình có rất nhiều công trình, hạng mục công trình được triển khai nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, nguồn kinh phí để thực hiện chi đầu tư XDCB ở cấp xã, phường tính trung bình giai đoạn 2007-2013 là trên 96 tỷ đồng/ năm, đã góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị, song bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải, dẫn đến số nợ XDCB tại xã phường còn lớn, khả năng thanh toán còn hạn chế.

Chi thường xuyên: Chi ngân sách các xã, phường tập trung chủ yếu vào các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp, hoạt động đảm bảo an sinh xã hội và các chế độ chính sách khác theo quy định, việc bố trí kinh phí cho các hoạt động thường xuyên khác còn hạn chế.

Tình hình chi NS xã, phường ở Thành phố Ninh Bình được thể hiện qua bảng 2.3 :

Bảng 2.3. Tình hình chi ngân sách xã, phƣờng ở thành phố Ninh Bình giai đoạn 2007-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng chi NS xã, phƣờng 123.323 110 143.679 110 141.418 113 147.701 113 198.483 115 143.437 123 107.406 134

I Chi đầu tư phát triển 99.452 80,6 113.301 78,9 97.236 68,8 98.390 66,6 130.294 65,6 86.343 60,2 45.746 42,6 II Chi thường xuyên 20.373 16,5 27.224 18,9 34.111 24,1 43.813 29,7 44.519 22,4 49.866 34,8 56.970 53,0

Trong đó : QLHC 12.278 10,0 14.482 10,1 17.963 12,7 18.501 12,5 30.036 15,1 32.693 22,8 36.972 34,4

III Chi chuyển nguồn NS 3.498 2,8 3.154 2,2 10.071 7,1 5.498 3,7 23.670 11,9 7.228 5,0 4.690 4,4

Kết quả chi NS xã, phường từ năm 2007 đến năm 2013 cho thấy, chi đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NS xã, phường (Trung bình hàng năm chiếm trên 66 %), chi thường xuyên còn ở mức độ thấp, chiếm tỷ trọng trung bình hàng năm 28% tổng chi, trong đó chủ yếu là chi quản lý hành chính. Tuy nhiên cơ cấu chi cũng chuyển dịch dần qua các năm theo hướng giảm tỷ trọng chi đầu tư và tăng tỷ trọng chi thường xuyên do giai đoạn đầu thành phố tập trung cao cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng nâng cấp đô thị, năm 2007 chi đầu tư chiếm 80,6%, chi thường xuyên chỉ có 16,5%, đến năm 2013, chi đầu tư chỉ chiếm 42,6% tổng chi và chi thường xuyên chiếm 53% tổng chi NS xã, phường.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngân sách xã, phƣờng ở thành phố Ninh Bình giai đoạn 2007- 2013 thành phố Ninh Bình giai đoạn 2007- 2013

2.2.1. Bộ máy quản lý ngân sách xã, phường và phân cấp quản lý

2.2.1.1 Bộ máy quản lý cấp Thành phố

Bộ máy quản lý NS xã, phường bao gồm: Lãnh đạo UBND thành phố (Chủ tịch UBND và Phó Chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực Kinh tế), Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố, Chi cục Thuế thành phố và Phòng Giao dịch KBNN Ninh Bình (trực thuộc KBNN tỉnh Ninh Bình).

Phòng TCKH là cơ quan có chức năng tham mưu cho UBND thành phố về công tác Tài chính - Kế hoạch, trong đó có nhiệm vụ quản lý NS xã, phường. Hiện nay, phòng TCKH gồm 2 bộ phận đó là bộ phận Quản lý NSNN và bộ phận Kế hoạch. Cơ cấu tổ chức của Phòng TCKH như sau :

Người đứng đầu, phụ trách công việc chung của phòng là Trưởng phòng, giúp việc cho Trưởng phòng có 03 Phó phòng phụ trách các bộ phận chuyên môn (01 phụ trách bộ phận kế hoạch- đầu tư XDCB; 01 phụ trách bộ phận ngân sách và 01 đồng chí phụ trách NS xã, phường) và các bộ phận chuyên môn: Kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh; Quyết toán vốn đầu tư dự án

hoàn thành; Quản lý ngân sách thành phố và bộ phận quản lý ngân sách xã.

Bộ phận Kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh: Tham mưu giúp Trưởng phòng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của thành phố đồng thời kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các đơn vị thực hiện kế hoạch được giao. Thực hiện thẩm định dự án đầu tư, lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu, trên cơ sở đó tham mưu giúp UBND thành phố quyết định phê duyệt báo cáo đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đấu thầu, kết quả dự thầu, theo thẩm quyền được phân cấp. Chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. Thẩm định và thực hiện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo thẩm quyền được phân cấp.

Bộ phận quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: Giúp Trưởng phòng trong việc thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB dự án hoàn thành trên địa bàn thành phố theo phân cấp để UBND các cấp phê duyệt theo thẩm quyền

Bộ phận quản lý Ngân sách: Đây là bộ phận chuyên quản lý, theo dõi về mảng NS của toàn thành phố, thực hiện một số nhiệm vụ chính như sau:

Một là,Tham mưu cho Trưởng phòng trong việc xây dự toán Ngân sách, phân bổ dự toán thu, chi NSNN hàng năm của thành phố.

Hai là, Thực hiện điều hành Kế hoạch, dự toán thu, chi ngân sách được HĐND thành phố phê duyệt hàng năm. Điều chuyển và phân bổ nguồn kinh phí uỷ quyền, nguồn bổ sung có mục tiêu của Thành phố theo quy định.

Ba là, Hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán NSNN theo quy định. Điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết trình HĐND thành phố quyết định nhằm hoàn thành các chỉ tiêu dự toán đầu năm. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán thu, chi ngân sách hàng năm tại các đơn vị dự toán trực thuộc. Thường xuyên phối hợp với Chi

cục thuế, Phòng Giao dich KBNN nắm bắt tình hình thực hiện thu ngân sách trên cơ sở đó tham mưu giúp UBND thành phố ra những quyết định điều chỉnh kịp thời để huy động tối đa nguồn thu vào ngân sách.

Bốn là, Thực hiện thẩm tra và phê duyệt quyết toán thu, chi ngân sách tại các đơn vị dự toán thuộc thành phố

Năm là, Lập báo cáo thu chi ngân sách định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm; lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của thành phố trình HĐND huyện phê duyệt theo thẩm quyền và gửi Sở Tài chính theo quy định.

Sáu là, Thực hiện quản lý, theo dõi chặt chẽ tình hình biến động về tài sản của nhà nước tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, hướng dẫn các đơn vị hành chính sự nghiệp quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Bảy là, Nắm bắt tình hình biến động giá cả thị trường. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện định giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngân sách cấp xã, phường ở thành phố ninh bình luận văn ths kinh tế chính trị 60 31 01 pdf (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)