Bài học kinh nghiệm rút ra để phát triển kinh tế tư nhân trên

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.3.Bài học kinh nghiệm rút ra để phát triển kinh tế tư nhân trên

địa bàn thành phố Vinh

Hiện nay, chất lượng sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp trên địa bàn của thành phố chưa cao. Kinh tế tư nhân phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp phát triển chưa mạnh. Nguồn nhân lực lớn nhưng chất lượng chưa cao. Việc phát triển, ứng dụng khoa học – công nghệ để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm chưa tốt. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu. Chỉ số năng lực cạnh tranh còn thấp. Chưa khai thác tốt nguồn lực của doanh nhân của thành phố Vinh thành đạt ở ngoài tỉnh rất tâm huyết với quê hương. Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Một số yếu kém thuộc lĩnh vực xã hội, môi trường chậm được khắc phục. Lợi thế nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo nghề và phát

triển, ứng dụng khoa học - công nghệ còn chưa tốt. Số người thiếu việc làm và việc làm không ổn định còn nhiều. Công tác quản lý tài nguyên nhất là khoáng sản, đất đai, xử lý môi trường còn bất cập.

Từ những kinh nghiệp trong giải quyết vấn đề phát triển KTTN ở Hà Nội và ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tiễn ở các thành phố trên cho thấy rằng khu vực KTTN của thành phố Vinh có được phát triển mạnh mẽ và đúng hướng hay không, điều đó phụ thuộc một phần rất quan trọng vào cơ chế, chính sách và biện pháp tổ chức, quản lý của nhà nước các cấp:

- Có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ của các ban ngành nhằm thực hiện đúng, hiệu quả các chủ trương chính sách. Làm những việc nhà đầu tư và doanh nghiệp cần là phương châm hành động thống nhất của bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở

- Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân phải tuân thủ nguyên tắc quản lý bằng pháp luật, không được can thiệp vào công việc của doanh nghiệp. Lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

- Phải lựa chọn được cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, chuyên môn sâu, đãi ngộ thích đáng để hạn chế tiêu cực phát sinh. Phát hiện, xử lý triệt để những cán bộ có hiện tượng tham ô, hối lộ gây giảm lòng tin của nhà đầu tư.

- Chủ động trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với qui hoạch chung của quốc gia.

Kết luận chương 1

- Thông qua việc tìm hiểu, khái quát lại khái niệm, những đặc điểm và vai trò cũng như những nhân tố ảnh hưởng của KTTN, ta khẳng định tầm quan trọng của khu vực KTTN như là một động lực chính cho sự phát triển nhanh, bền vững, tạo sự ổn định xã hội, là công cụ quan trọng để tạo công ăn việc làm cho người lao động, tiếp nhận những tri thức, công nghệ, phương pháp quản lý mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút vốn nhàn rỗi, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tạo động lực cạnh tranh và phát triển kinh tế. Hay nói một cách khác phát triển khu vực KTTN cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng và phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển.

- Nghiên cứu những nội dung, tiêu chí về mặt lượng và mặt chất để phát triển KTTN; đồng thời, tìm hiểu và phân tích những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của KTTN ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, xác định những định hướng quan trọng để tiến đến phân tích thực trạng và nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp cho sự phát triển KTTN ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 44)