Đặc điểm kinh tế tự nhiên và kinh tế-xã hội của thành phố Vinh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm kinh tế tự nhiên và kinh tế-xã hội của thành phố Vinh

Thành phố Vinh là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An, một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có vị trí ở phía Đông - Nam của tỉnh, phía Bắc và Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên.

Vinh cách thủ đô Hà Nội 300km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Nam, tổng diện tích tự nhiên là 104,96 km2, quy mô dân số là 314.351 người, gồm 16 phường và 9 xã. Trong đó dân số thành thị là 52.656 người.

Trong lịch sử phát triển, trải qua nhiều triều đại trị vì đất nước, nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, thành phố Vinh luôn được xác định là một thành phố trung tâm không những đối với tỉnh Nghệ An, mà cả khu vực Bắc Trung bộ và có tầm quốc gia trên nhiều lĩnh vực, có thể nêu một vài dấu mốc quan trọng: Vị trí đắc địa mà Vua Quang Trung đã chọn làm kinh đô từ 220 năm về trước chính là thành Phượng Hoàng Trung Đô thuộc thành phố Vinh; đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long cũng đã chọn Vinh để cho xây trấn thủ Nghệ An (nay gọi là Thành cổ Nghệ An); rồi khi thực dân Pháp đô hộ đất nước ta, người Pháp cũng đã cho xây dựng nơi đây nhiều cơ sở công nghiệp, hệ thống giao thông, các hãng buôn nổi tiếng, ... Vinh trở thành một đô thị công nghiệp tầm quốc gia; Định hướng Quy hoạch tổng thể đô thị Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg đã xác định Vinh là trung tâm đô thị hóa vùng Bắc Trung bộ, một trong mười trung tâm của cả nước; đặc biệt Quyết định số 239/2005/QD-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa Vinh tiến thêm một tầm cao mới, với vai trò, vị trí tương xứng với vị thế mà

Vinh có được: trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung bộ. Đó là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng đặt ra trách nhiệm mới cho Đảng bộ, chính quyền và nhân thành phố Vinh. Để có thể xây dựng Vinh đạt vị trí trung tâm vùng, phải thấy rằng: tuy vẫn còn những khó khăn và hạn chế, nhưng Vinh có nhiều tiểm năng và lợi thế để xây dựng và phát triển.

Trước hết, về vị trí đô thị: Vinh được xác định là trung đô thị hoá vùng Bắc Trung bộ trong Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, Vinh được quy hoạch tương đối bài bản và khoa học, có thể tiếp cận một thành phố hiện đại, là đầu mối giao thông Quốc gia với đủ các loại hình: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không; Vinh có vai trò là cửa ngõ giao thương quốc tế ở tầm quốc gia do nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây và vành đai kinh tế ven biển, nằm giữa hai trung tâm công nghiệp lớn: Nam Thanh -Bắc Nghệ và Thạch Khê - Vũng áng, nằm liền kề Khu kinh tế mới Đông Nam - Nghệ An, có nhiều thuận lợi trong hoạt động thương mại, dịch vụ và cung ứng hàng hoá, đào tạo nguồn nhân lực...; Những năm gần đây tốc độ đô thị hóa ở Vinh diễn ra nhanh chóng: địa giới hành chính được mở mang, từ 13 phường nay tăng lên đến 16 phường, 5 xã tăng lên thành 9 xã; diện tích tự nhiên toàn thành phố từ 67.53 km2 tăng lên đến 104,96 km2 (tăng 1,6 lần) trong đó diện tích đô thị đạt gần 36 km2. Quỹ đất cho phát triển đô thị Vinh đã được định hướng theo Quyết định 239 của Thủ tướng Chính phủ: đến năm 2020, quy mô diện tích toàn thành phố sẽ lên trên 250 km2, theo đó thành phố và tỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh xây dựng thành phố đến năm 2025. Như vậy, quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh sẽ tiếp tục diễn ra nhanh chóng, khu vực đô thị sẽ bao gồm: đô thị Vinh hiện có, thị xã cửa lò, thị trấn Quán Hành (thuộc huyện Nghi Lộc hiện nay) và các khu vực đô thị mới theo quy hoạch. Vinh được công nhận đô thị loại 1 tại Quyết định số 1210 ngày 5/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đánh giá sự vượt trội trong phát triển đô thị, đạt cơ bản các chỉ tiêu theo Nghị định

72 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị; Việc mở rộng quy mô thành phố Vinh không phải chỉ dựa vào các khu vực “đất dự phòng” phát triển bình thường, mà vùng mở rộng phát triển ở đây là các khu vực đã có các đô thị trung tâm: thị trấn Quán Hành, thị trấn Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò, nên tiến trình đô thị hóa được “cộng hưởng”, liên kết các đô thị hiện có tạo thành các “trục phố” trung tâm lớn, các khu vực đô thị hóa được phân bổ hợp lý, không bị dồn nén. Mặt khác việc mở rộng thành phố với đường biên phía đông giáp biển sẽ tạo cho Vinh một diện mạo mới, phát huy thế mạnh kinh tế vùng biển và ven biển, một khu vực giàu tiềm năng.

Bảng 2.1. Giá trị tăng thêm trên địa bàn theo giá so sánh 2010 phân theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng số Chia ra Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản Công nghiệp và Xây dựng Trong đó : Công nghiệp Dịch vụ 2010 11142,7 217,8 4388,9 2291,8 6536,0 2011 12170,7 221,3 4766,1 2463,6 7183,3 2012 13010,0 223,5 4843,3 2593,5 7943,2 2013 13916,7 231,2 4979,4 2700,2 8706,1 2014 15070,6 236,4 5363,1 2971,5 9471,2 Chỉ số phát triển (%) 2011 109,2 101,6 108,6 107,5 109,9 2012 106,9 101,0 101,6 105,3 110,6 2013 107,0 103,4 102,8 104,1 109,6 2014 108,3 102,2 107,7 110,0 108,8

Thứ hai, trong những năm qua, Vinh đã có bước phát triển nổi bật, thay đổi toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá: tổng đầu tư toàn xã hội tăng đáng kể theo thời gian, năm 2006: 3.065 tỷ đồng, năm 2010: trên 7.400 tỷ đồng, đến năm 2014 tổng vốn đầu tư toàn xã hội là trên 10.300 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách năm 2014 trên địa bàn đạt 2.250 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt 7,84%, GRDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 69,2 triệu đồng, tăng gần 1,9 lần so với năm 2010 (năm 2010 là 36,5 triệu đồng).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010 cơ cấu nông nghiệp chiếm 2,0 %, công nghiệp - xây dựng 39,4%, dịch vụ 58,6%, đến năm 2014 nông nghiệp giảm còn 1,7%, công nghiệp - xây dựng 31,9%, dịch vụ 66,4%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,75%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao chiếm 85,6%.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế Chỉ tiêu Đơn

vị tính 2010 2011 2012 2013 2014 Cơ cấu kinh tế GTTT % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Công nghiệp - Xây dựng “ 39,4 38,8 36,4 34,1 31,89 - Dịch vụ “ 58,6 59,3 61,8 64,1 66,4 - Nông, lâm, ngư nghiệp “ 2,0 1,9 1,8 1,8 1,7

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vinh)

Đến nay, cơ sở hạ tầng đô thị Vinh đã được cải thiện rõ nét, hệ thống giao thông đô thị được tổ chức tương đối tốt, cơ cấu đất đai đô thị phân bổ hợp lý theo quy chuẩn xây dựng, hạ tầng kỹ thuật tuy chưa được hoàn chỉnh, nhiều mặt chưa đồng bộ nhưng được đánh giá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, thương mại dịch vụ - du lịch và hỗ trợ tích cực cho kinh tế nông - ngư; một số lĩnh vực phát triển mạnh, đã

khẳng định vị trí trung tâm vùng như: Giáo dục - đào tạo, quốc phòng - an ninh, khoa học công nghệ, thương mại, du lịch, dịch vụ ….

Trong khu vực tỉnh Nghệ An, kinh tế thành phố Vinh có sự đóng góp với tỷ trọng đáng kể. Hơn nữa, về văn hoá lịch sử: Vinh là trung tâm vùng đất giàu truyền thống lịch sử - cách mạng và là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Nghệ. Quê hương của các danh nhân văn hoá, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong đó nổi bật là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại thi hào Nguyễn Du; con người thành phố Vinh vốn cần cù trong lao động, chịu khó trong học tập và kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm; về an ninh - chính trị, an toàn trật tự xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)