Kinh tế tư nhân phát triển nhanh về số lượng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 50 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Kinh tế tư nhân phát triển nhanh về số lượng

Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/01/2000 là một khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Vinh, trong thời kỳ 2010 đến nay, đã lớn mạnh về số lượng và đa dạng về loại hình doanh nghiệp ngày càng thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Luỹ kế đến 15/11/2014, toàn tỉnh đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 1.025 doanh nghiệp, tăng 5,95% so với cùng kỳ, vốn điều lệ đăng ký bình quân khoảng 4,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tính đến nay số doanh nghiệp được thành lập toàn tỉnh đạt 12.386 doanh nghiệp, trong đó có 32,61% công ty cổ phần, 40,8% công ty TNHH, 26,59% doanh nghiệp tư nhân; theo cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 32,19%, xây dựng (bao gồm cả tư vấn) chiếm 24%, công nghiệp khai thác, chế biến chiếm 12,64%, còn lại là các ngành nghề khác; theo địa bàn, doanh nghiệp đăng ký và hoạt động chủ yếu ở vùng đồng bằng chiếm 74,8% (riêng TP Vinh chiếm 47,95%), khu vực miền núi chiếm 25,2%.

Về số lượng doanh nghiệp nếu như năm 2010 trên địa bàn thành phố Vinh có 2268 đơn vị tham gia hoạt động SXKD thì đến năm 2014 số doanh nghiệp tăng lên 3202 đơn vị, nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 9,0% một năm. Số doanh nghiệp Nhà nước giảm dần từ 67 đơn vị năm 2010 xuống còn 53 đơn vị năm 2014, giảm tỷ trọng từ 2,95% xuống còn 1,66%, nhìn chung doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn thành phố vốn ít, quy mô nhỏ, hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, một số đơn vị lỗ nghiêm trọng dẫn đến giải thể. Trong khi đó, số doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng từ 2201 đơn vị năm 2010 lên 3149 đơn vị năm 2014 tăng 1,43 lần so năm 2010, tăng tỷ trọng từ 97,05% năm 2010 lên 98,34%, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2010-2014 đạt 9,37%/năm.

Bảng 2.3. Tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Nhịp độ tăng BQ(%) Tổng số DN 2268 2871 2891 3118 3202 9.00 DN nhà nước 67 55 55 53 53 -5,69 DN ngoài nhà nước 2201 2816 2836 3065 3149 9,37 Tỷ trọng(%) 100 100 100 100 100 DN nhà nước (%) 2,95 1,92 1,9 1,7 1,66 DN ngoài nhà nước(%) 97,05 98,08 98,1 98,3 98,34 Tốc độ tăng hàng năm(%) 26,6 0,7 7,85 2,69 DN nhà nước (%) -17,7 0,0 -3,64 0,0 DN ngoài nhà nước(%) 27,94 0,71 8,07 2,74

(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Vinh) Về Loại hình doanh nghiệp: Tính đến 31/12/2014 trong tổng số 3149 doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động trên địa bàn thành phố Vinh thì loại hình công ty cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 48,84%, giai đoạn 2010-2014 loại hình này tăng bình quân là 8,3% mỗi năm. Chiếm tỷ trọng nhiều thứ 2 là loại hình công ty TNHH (chiếm 41,95%) đây cũng là loại hình có tốc độ tăng về số lượng cao nhất, nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2010-

2014 là 12,9%/năm. Loại hình doanh nghiệp tư nhân bình quân giai đoạn 2010-2014 tăng 1,8% mỗi năm, tỷ trọng chỉ chiếm 9,21%.

Bảng 2.4. Các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước

Thành phần kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 Nhịp độ tăng BQ(%) Tổng số DN 2201 2816 2836 3065 3149 9,37 DN tư nhân 270 303 289 289 290 1,80 Công ty TNHH 813 1034 1101 1238 1321 12,90 Công ty CP 1118 1479 1446 1538 1538 8,30 Tỷ trọng(%) 100 100 100 100 100 DN tư nhân (%) 12,27 10,76 10,19 9,43 9,21 Công ty TNHH (%) 36,94 36,72 38,82 40,39 41,95 Công ty CP (%) 50,80 52,52 50,99 50,18 48,84 Tốc độ tăng hàng năm(%) 27,94 0,71 8,07 2,74 DN tư nhân (%) 12,22 -4,62 0,00 0,35 Công ty TNHH (%) 27,18 6,48 12,44 6,70 Công ty CP (%) 32,29 -2,23 6,36 0,00

(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Vinh) Về ngành nghề kinh doanh: Các doanh nghiệp đăng ký và hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành. Cơ cấu ngành nghề chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Trong đó: lĩnh vực Thương mại - dịch vụ có số lượng doanh nghiệp tham gia nhiều nhất

với tỷ trọng chiếm 64,53 %, bình quân mỗi năm tăng 10,10%, tiếp đến là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng gần 25,3% nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh, tuy rằng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cuối năm 2011 đầu 2012 một số doanh nghiệp ngành xây dựng đã bị giải thể hay chuyển sang kinh doanh các ngành nghề khác. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng gần 10%. Tập trung nhiều ở ngành may mặc, sản suất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn và các sản phẩm từ khoáng phi kim loại. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông, Lâm, Thủy sản hầu như ko có sự tăng trưởng về số lượng tỷ trọng chỉ chiếm 0,86%.

Bảng 2.5. Doanh nghiệp ngoài nhà nước phân theo ngành kinh tế Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Nhịp độ tăng BQ(%) Tổng số DN 2201 2816 2836 3065 3149 9,37 NN, LN, TS 29 27 28 27 27 -1,77 CN - XD 789 972 962 1059 1090 8,41 TM-DV 1383 1817 1846 1979 2032 10,10 Tỷ trọng(%) 100 100 100 100 100 NN, LN, TS (%) 1,32 0,96 0,99 0,88 0,86 CN - XD (%) 35,85 34,52 33,92 34,55 34,61 TM-DV (%) 62,83 64,52 65,09 64,57 64,53 Tốc độ tăng hàng năm(%) 27,9 0,71 8,07 4,21 NN, LN, TS (%) -6,9 3,70 -3,57 0,00 CN - XD (%) 23,19 -1,03 10,08 2,93 TM-DV (%) 31,38 1,60 7,20 2,68

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 50 - 54)