Nội dung và tiêu chí phát triển kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.Nội dung và tiêu chí phát triển kinh tế tư nhân

1.2.1. Phát triển số lượng doanh nghiệp

Khi số doanh nghiệp khu vực KTTN hằng năm đăng ký ra đời tăng lên chứng tỏ khu vực KTTN có sức thu hút nhà đầu tư và là dấu hiệu ban đầu cho thấy KTTN đang trên đà phát triển. Có thể dùng các tiêu chí: Sự tăng lên về số lượng các doanh nghiệp qua các năm; tốc độ gia tăng của số lượng doanh nghiệp; tỷ lệ doanh nghiệp mới thành lập.

1.2.2. Gia tăng các nguồn lực của doanh nghiệp

Thu hút lực lượng lao động. Tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực kinh tế tư nhân: Số lượng lao động bình quân 1 doanh nghiệp; cơ cấu ngành nghề nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Vấn đề năng lực, trình độ quản lý hộ, doanh nghiệp.Tiêu chí đánh giá năng lực, trình độ quản lý hộ, doanh nghiệp: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động; cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động; trình độ chuyên môn của giám đốc; tỷ lệ chủ doanh nghiệp được đào tạo quản lý nhà nước trong tổng số.

Tăng quy mô vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh.Tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn lực vật chất: Sự thuận lợi của mặt bằng kinh doanh; mức độ thuận lợi của DN khi tìm kiếm mặt bằng kinh doanh; giá trị cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển chủ yếu qua các năm. Tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn lực tài chính: Vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp qua các năm; tỷ trọng doanh nghiệp theo mức vốn; cơ cấu vốn sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.

Đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Tiêu chí đánh giá về sự phát triển các nguồn lực trong các doanh nghiệp tư nhân: Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ.

1.2.3. Gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh

Biểu hiện ở các tiêu chí sau: Giá trị sản lượng của doanh nghiệp, doanh thu thuần, nộp ngân sách cho Nhà nước, thu nhập bình quân của người lao động, lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.2.4. Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp

Sự liên kết doanh nghiệp thể hiện trong việc các doanh nghiệp tương đồng về mục đích, ngành nghề kinh doanh…xích lại gần nhau, lập nên các hiệp hội. Liên kết doanh nghiệp có thể biểu hiện ở tiêu chí doanh nghiệp tham gia các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề của Trung ương và địa phương.

1.2.5. Phát triển thị trường

Thị trường có thể nói là yếu tố sống còn của doanh nghiệp bất luận thuộc KTTN hay KTNN. Tiêu chí phản ánh về nội dung phát triển thị trường

được người ta hay sử dụng, đó là: doanh thu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài của KTTN.

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KTTN

Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Trong đó cần chú ý một số nhân tố chủ yếu tác động trực tiếp là:

Thứ nhất, nhân tố có tính quyết định, là đường lối tiếp tục và kiên trì đổi mới của Đảng. Sự ổn định chính trị, xã hội của nước ta có vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng. Khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển thuận lợi hay khó khăn; nhanh hay chậm; yên tâm hay thiếu yên tâm; trình độ cao hay thấp... đều do đường lối của Đảng quyết định. Từ cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thông qua tại Đại hội VII (6/1991) đến Đại hội X của Đảng, đã khẳng định: chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà trái lại cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng thì kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng là động lực của nền kinh tế. Mặt khác, trên thế giới, nền kinh tế thị trường và sản xuất hiện đại không loại trừ các hình thức sản xuất nhỏ và vừa và các hình thức sở hữu phi công hữu, ngược lại sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trở thành cơ sở thiết yếu cho sự phát triển [VK ĐH Đảng lần thứ X]. Vì vậy, sự đổi mới và hoàn thiện tư duy của Đảng ta về kinh tế tư nhân phù hợp với từng giai đoạn lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cải biến kiến trúc thượng tầng và ý thức xã hội tương thích với sự phát triển kinh tế tư nhân.

Thứ hai, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế tư nhân thông qua những việc làm cơ bản:

(i) Thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế

(ii) Tạo lập môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, nhất là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị, ổn định xã hội

(iii) Bảo đảm kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế (iv) Hỗ trợ phát triển

(v) Cải cách khu vực hành chính công.

Sự tác động này, nếu phù hợp thì kinh tế tư nhân cùng các thành phần kinh tế khác phát triển cùng chiều với mục tiêu kinh tế - xã hội đã xác định. Ngược lại, nếu không phù hợp thì sẽ tạo ra những rào cản gây khó khăn cho sự phát triển của kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, vấn đề nổi cộm là nhanh chóng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp thông lệ quốc tế theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, minh bạch hóa và dự đoán trước; là đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính mà quan trọng bậc nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp có trình độ quốc tế; là điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại theo xu hướng tự do hóa thương mại, gắn liền cải cách tài chính, tăng cường phát triển kinh tế tư nhân và cải cách khu vực kinh tế Nhà nước.

Thứ ba, nguồn lực của khu vực kinh tế tư nhân (vốn, công nghệ, lao động, tài nguyên thiên nhiên) là nhân tố nội tại, bên trong quyết định sự phát triển của kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó thể hiện như sau:

- Sau thời gian được phục hồi và phát triển lực lượng sản xuất trong khu vực kinh tế tư nhân đã lớn mạnh, rộng khắp. Một số doanh nghiệp đã

đứng vững trên thị trường nội địa và quốc tế. Do quá trình dân chủ hóa kinh tế, kinh tế tư nhân là lực lượng kinh tế của dân, do dân tự đầu tư và sản xuất kinh doanh, dân chịu trách nhiệm nên thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường với trình độ, qui mô, loại hình đa dạng, thu hút nguồn lao động đông đảo vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra nguồn vốn nhân lực dồi dào, tích lũy tri thức công nghệ cho sự phát triển.

- Thu nhập bình quân đầu người gia tăng hàng năm, tỉ lệ tiết kiệm trong dân cư gia tăng do đó vốn đầu tư tiềm tàng trong dân cư cho phát triển kinh tế tư nhân ngày càng gia tăng.

- Cùng với việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, những tiến bộ về công nghệ đã được khu vực kinh tế tư nhân ứng dụng nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi mới qui trình sản xuất góp phần nâng cao cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân.

Cùng với nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (gần 3 triệu người, trên 300.000 trí thức) rất to lớn. Với quan hệ huyết thống, thân hữu và cơ chế hoạt động linh hoạt, khu vực kinh tế tư nhân có nhiều khả năng thu hút và khai thác so với các thành phần kinh tế khác.

Nhìn chung, nguồn lực cho phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta rất to lớn nhưng còn ở dạng tiềm năng. Vì vậy trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế xác lập tự do hóa đầu tư tất yếu phải tăng cường phát triển kinh tế tư nhân.

Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế tư nhân. Một mặt, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển với điều kiện mới có nhiều thuận lợi: sử dụng có hiệu quả hơn những nguồn lực hiện có; thị trường mở rộng, trao đổi hàng hóa gia tăng; chi phí đầu vào giảm, hạ giá thành, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh; vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại được tiếp nhận dễ dàng hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, kinh tế tư nhân vốn còn hạn chế về nguồn lực (vốn ít, qui mô nhỏ, chất lượng lao động thấp, công nghệ lạc hậu), mất cân đối giữa các lĩnh vực, giữa các vùng, tiếp cận thị trường yếu, hiệu quả kinh doanh còn thấp... sẽ chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của tự do hóa thương mại, sẽ có một bộ phận doanh nghiệp tư nhân phá sản. Điều đó, bắt buộc khu vực kinh tế tư nhân phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến qui trình công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, thay đổi cách nghĩ, cách làm để thể hiện vị trí của mình trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như liên kết nhanh qua hiệp hội nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh nền kinh tế.

Thứ năm, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhất là trong thế kỷ 21, là nguồn gốc của toàn cầu hóa về kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện ra đời nền kinh tế tri thức. Trong đó, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Chính khoa học và công nghệ đã thúc đẩy cuộc cách mạng lực lượng sản xuất dẫn đến cuộc cách mạng quan hệ sản xuất: làm tăng lên các mối quan hệ ràng buộc đến nhất thể hóa nền kinh tế; tạo ra hàng loạt biến đổi về thể chế, cơ cấu, cơ chế, chính sách kinh tế; ra đời các tổ chức kinh tế quốc tế... Các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại hầu hết nằm trong các nước phát triển mà ở đó sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân giữ vai trò thống trị. Di chuyển quốc tế về công nghệ là kết quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế mà lợi thế thuộc về các nước phát triển. Sự di chuyển này qua nhiều con đường : nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ qua các dự án, cho thuê công nghệ... Đối với các nước đang phát triển, chuyển giao công nghệ là một trong những biện pháp cơ bản để hiện đại hóa nền kinh tế và thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển.

Vì vậy, chuyển giao công nghệ là nhân tố một mặt thúc đẩy sự phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân; tạo cơ hội tiếp cận những thành quả khoa học và công nghệ

thế giới và đào tạo đội ngũ cán bộ. Mặt khác, chuyển giao công nghệ tạo ra nguy cơ làm “hẫng hụt” về trình độ khoa học và công nghệ trong nước, khiến cho sự phụ thuộc khoa học công nghệ vào nước ngoài gia tăng. Sức ép cạnh tranh, cơ chế hoạt động tự chủ cao cùng mục tối đa hóa lợi nhuận tạo ra động lực mới để các doanh nghiệp tư nhân tự nâng cao trình độ áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất.

Thứ sáu, đổi mới quan niệm về vai trò chủ đạo và đẩy nhanh tiến trình cải cách, doanh nghiệp nhà nước là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, tăng động lực phát triển. Vì hiện nay, doanh nghiệp nhà nước ở nước ta tuy đã trải qua tiến trình sắp xếp lại và cổ phần hóa giai đoạn 1, nhưng vẫn còn nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% vốn tín dụng trong nước, trên 70% vốn vay nước ngoài lại hoạt động kém hiệu quả. Việc nắm giữ đại bộ phận nguồn lực phát triển dẫn đến độc quyền làm cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động khó khăn.

1.4. Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội

1.4.1. Những kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế tư nhân kinh tế tư nhân

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, diện tích 2.095km2, dân số 7,8 triệu (năm 2013), là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước, trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế tư nhân. Trong những năm qua, số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 thành phố có 28.752 doanh nghiệp tư nhân thì đến năm 2010, thành phố có trên 93.686 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 28% tổng số doanh nghiệp tư nhân trong cả nước - năm 2010 cả nước có

334.562 doanh nghiệp tư nhân). Đặc biệt là có 380,8 ngàn hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong các ngành thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và vận tải.

Kinh tế tư nhân của thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 64,5%, trong khi công nghiệp chiếm 15,7%, xây dựng chiếm 12,7%, vận tải chiếm 5%, nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 2,1%. Tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân hàng năm chiếm khoảng 35% GDP của thành phố và có xu hướng ngày càng tăng lên, đã thu hút 76,5% trong tổng số hơn 3,5 triệu lao động đang làm việc trong thành phố.

Những kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế tư nhân những năm qua là:

- Đã kịp thời xây dựng chính sách và thực thi các giải pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân. Như hỗ trợ vốn, đài tạo, thông tin, tư vấn kỹ thuật... Thủ tục đăng ký kinh doanh được đơn giản, đăng ký kinh doanh được tiến hành qua mạng internet và đầu mối đăng ký duy nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh phân cấp mạnh quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, theo đó các quận, huyện quản lý sau đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động cho các quận, huyện theo quy định.

- Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp trên địa bàn đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2003-2005. Theo chương trình này các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về nhiều mặt, như hỗ trợ về vốn, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, hỗ trợ việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, xúc tiến thương mại, xây dựng và áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến.

Ngoài việc hỗ trợ đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trong nước, mỗi doanh nghiệp sẽ được thành phố hỗ trợ đăng ký ít nhất một sản phẩm ở

nước ngoài. Bên cạnh đó thành phố còn có các chính sách như quảng bá các sản phẩm chủ lực và xây dựng biểu tượng các sản phẩm chủ lực, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như miễn giảm thuế từ 20-30% cho các dự án có tính khả thi cao...

- Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại như: (1) hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường mục tiêu, cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 30)