Phương hướng cơ bản phát triển kinh tế tư nhân thành phố Vinh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Phương hướng cơ bản phát triển kinh tế tư nhân thành phố Vinh

Đại hội XI của Đảng đã nêu lên phương hướng tổng quát: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mợi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo phương hướng đó, Đại hội chủ trương “Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh”, trong đó “Phát triển các hộ kinh doanh các thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân”.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tư nhân để nó xứng đáng là một bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là một trong những động lực của nền kinh tế, cần quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm cơ bản sau:

- Trong khi coi trọng và phát triển rộng rãi nền kinh tế tư nhân theo đúng quy định của pháp luật, phải chú trọng chăm lo phát triển kinh tế nhà

nước và kinh tế tập thể, đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, làm cho kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế.

- Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý sự phát triển của kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cả người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động. Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục các chủ doanh nghiệp nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng CNXH.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội doanh nghiệp đối với kinh tế tư nhân cũng như trong từng doanh nghiệp.

Đại hội XXIII của Đảng bộ thành phố Vinh xác định các quan điểm phát triển kinh tế từ 2015-2020 là: (i) Phát huy tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội thành phố gắn với đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, gữ vững quốc phòng an ninh vav đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; (ii) Tăng cường công tác thu hút đầu tư, tạo đột phá trong phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, dịch vụ chất lượng cao; (iii) Phát triển thành phố toàn diện, hài hòa bền vững và khẳng định là đầu tàu tăng trưởng của Tỉnh và khu vực. từng bước mở rộng không gian đô thị theo quy hoạch; (iv) phát triển thành phố trên cơ sở chủ động hội nhập, tiếp thu văn hóa tiên tiến, xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa xứ Nghệ.

Từ đó, mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn là: * Mục tiêu tổng quát:

Thứ nhất: Để hình thành trung tâm vùng trên một số lĩnh vực vẫn còn một số vấn đề phải đặt ra. Phải đặt ra mục tiêu vươn lên hàng đầu để trở thành đô thị lớn của miền Trung. Các lĩnh vực du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin cần phải đầu tư và phát triển. Lĩnh vực ngân hàng phải quy hoạch, sáp nhập theo chủ trương của Nhà nước để biến thành phố Vinh trở thành trung tâm là nơi đứng chân của các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, ngân hàng, là trung tâm của thị trường chứng khoán, kiểm toán của cả nước.

Thứ hai: Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý đất đai có mặt chưa tốt. Hiện nay vấn đề đặt ra là chúng ta đang để cho tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra trên địa bàn thành phố, xây dựng không tuân thủ quy hoạch, chúng ta cũng chưa có bến bãi đỗ xe công cộng, thiếu các điểm vệ sinh công cộng,…Vậy thì chúng ta phải khắc phục như thế nào trong tương lai, đây cũng là một thách thức.

Thứ ba: An ninh, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn một số yếu tố phức tạp. Thành phố Vinh vẫn là một trọng điểm ma túy lớn, phức tạp trên địa bàn tỉnh, nếu chúng ta không kiên quyết đẩy lùi tệ nạn này, an ninh trật tự không đảm bảo thì nó sẽ cản trở tiến trình phát triển của thành phố Vinh trong tương lai.

* Mục tiêu cụ thể:

- Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động đến năm 2020 là 7000 doanh nghiệp, vốn đăng ký bình quân 5,5 - 7 tỷ đồng/1 doanh nghiệp.

- 20-25% số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

- Khu vực KTTN đóng góp 40 - 45 % tổng thu ngân sách nội địa của thành phố Vinh.

- 70-80% doanh nghiệp có cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý doanh nghiệp.

- Tỷ lệ lao động trong doanh nghiệp được đào tạo từ 40 - 45%

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, hàng năm đạt tỷ lệ 15% doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ. Đẩy mạnh việc xây dựng và xác lập đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Từ những quan điểm phát triển kinh tế chung của Trung ương, tỉnh và của Thành phố phương hướng cơ bản phát triển kinh tế tư nhân trong giai đọan 2015-2020:

* Phương hướng phát triển kinh tế- xã hội của thành phố trên các lĩnh vực:

Thứ nhất: Phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện, trước hết là thực hiện hoàn thành những thách thức đã nêu ở trên.

Thứ hai: Việc mở rộng không gian của Vinh đến năm 2020 là 250 km2

bao gồm Thị xã Cửa Lò, Thị trấn Quán Hành và một phần của huyện Hưng Nguyên. Do đó phải xây dựng được liên vùng kinh tế, phải kết nối được hạ tầng, xây dựng được không gian kinh tế chung.

Thứ ba: Tập trung để phát triển du lịch, xây dựng được các tua, tuyến du lịch, đưa các trung tâm tài chính ngân hàng, y tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng được công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học … Phải phát triển hạ tầng cơ sở để kinh tế của chúng ta cất cánh. Vậy chúng ta cần tiếp tục tập trung hoàn thiện những hạng mục chính của Dự án WB; phải chú ý phát triển các vùng của ngõ như TX.Cửa Lò, Nghi Lộc, Hưng Nguyên; hoàn thiện các dự án giao thông đường ven biển; xây dựng cống ngăn mặn ven sông Lam để tạo được không gian đô thị và liên kết kinh tế vùng. Đồng thời phải phát triển sân bay, bến cảng; cải tạo các khu nhà ở tập thể để nâng cao mức sống cho người dân thành phố...

Đô thị Vinh được phát triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận; các đô thị cũ được cải tạo, chỉnh trang; các khu đô thị mới được xây dựng hiện đại có

kết cấu hạ tầng đồng bộ. Kiến trúc đô thị có bản sắc riêng của vùng; hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đáp ứng các chỉ tiêu đô thị loại I và đô thị trung tâm vùng Bắc trung bộ.

Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng toàn diện, phấn đấu đạt vị trí trung tâm vùng trên các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa - thể thao của thành phố Vinh, đồng thời giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người xứ Nghệ có sức lan tỏa ảnh hưởng lớn trong vùng.

Để đạt những mục tiêu xây dựng phát triển Vinh thành trung tâm kinh tế văn hoá vùng theo Quyết định số 239/CP, kế thừa truyền thống và lịch sử hào hùng 220 năm qua, với truyền thống Thành phố Đỏ anh hùng, khắc phục những tồn tại yếu kém, phát huy lợi thế đã có, Đảng bộ và nhân dân Thành phố Vinh quyết tâm thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Một là, tập trung phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho Thành phố có bước phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, vững chắc hơn với những giải pháp đồng bộ. Phát triển mạnh công nghiệp sạch, công nghiệp có lợi thế về lao động, nguyên liệu và thị trường, phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ đồng bộ với các khu công nghiệp lớn theo quy hoạch. Phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thông,… đặc biệt là đầu tư phát triển các thiết chế du lịch, thể hiện trung tâm du lịch gắn với các vùng du lịch hấp hẫn trong nước và quốc tế. Tập trung cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ chế, môi trường thân thiện thu hút mạnh các nhà đầu tư.

Hai là, coi trọng công tác quy hoạch, phân kỳ xây dựng theo từng giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về đô thị, đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, xây dựng hệ thống công viên cây xanh đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí hưởng thụ của

nhân dân. Huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Khắc phục những tồn tại về môi trường,… đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu đô thị mới, tạo chuyển biến mạnh tăng nhanh tốc độ đô thị hoá.

Ba là, tập trung thực hiện các Đề án xây dựng trung tâm vùng về giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao. Chú trọng phát triển văn hoá đô thị, chăm lo thực hiện tốt chính sách xã hội, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao ý thức trách nhiệm nghĩa vụ của công dân, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, ý thức giữ gìn bảo vệ hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, văn minh đô thị, sống và làm việc xứng đáng với vị thế là công dân đô thị loại I.

Bốn là, thường xuyên quan tâm chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong thực hiện cuộc vận động để nhân rộng, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong mỗi cán bộ, công nhân viên chức và trong mỗi người dân.

Năm là, luôn bám sát các Đề án thực hiện Quyết định 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Thành phố Vinh thành Trung tâm Văn hoá - Kinh tế vùng Bắc Trung bộ, các Đề án thực hiện Nghị quyết 21/NQ-TU của Thành Đảng bộ, Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI để chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả.

* Để chọn hướng đi phù hợp trong tình hình mới, phương hướng phát triển đối với khu vực kinh tế tư nhân như sau:

 Phát triển kinh tế tư nhân bền vững về: Kinh tế, xã hội, môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Bền vững về kinh tế yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân phải bám sát qui hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, Thành phố để xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bền vững về mặt xã hội, yêu cầu các doanh nghiệp

tuân thủ nghiêm hệ thống pháp luật, giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích. Bền vững về môi trường, yêu cầu doanh nghiệp phải tiếp cận với công nghệ tiên tiến.

 Phát triển đội ngũ doanh nhân có kiến thức kinh doanh cơ bản, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có ý thức tuân thủ pháp luật, có đạo đức, có ý thức cộng đồng. Nâng cao nguồn lực lao động kỹ thuật đạt tỷ lệ 45% qua đào tạo nghề vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu phát triển và sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

 Cơ cấu ngành, lĩnh vực:

Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thành phố xác định phát triển kinh tế theo hướng: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.

Dịch vụ: Xây dựng Vinh - Cửa Lò thành trung tâm thương mại lớn của vùng Bắc Trung bộ, đầu mối bán buôn, đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa cho tỉnh và vùng Bắc Trung bộ. Là nơi đặt các trung tâm giao dịch, xúc tiến thương mại, đầu mối thực hiện các hoạt động phục vụ thương mại của vùng; phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn du lịch Vinh - Cửa Lò và Kim Liên với du lịch của vùng và du lịch cả nước. Xây dựng Vinh trở thành trung tâm lưu trú phân phối khách du lịch của Tỉnh và vùng Bắc Trung bộ.

Công nghiệp: Phát triển đa dạng các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu, lao động và thị trường. Hướng tới phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm của vùng Bắc Trung bộ về một số ngành công nghiệp như: Cơ khí phục vụ nông nghiệp, sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp phần mềm, công nghiệp công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp sạch.

Nông nghiệp: Phát triển thành phố theo hướng nông nghiệp sạch, an toàn và hiệu quả cao nhằm phục vụ dân cư đô thị, các khu công nghiệp.

Giáo dục đào tạo và khoa học - công nghệ: Tạo điều kiện nâng cấp và tăng cường cơ sở vật chất, có chính sách thu hút đội ngũ giảng viên cho hệ

thống các trường đào tạo tại Vinh với mục tiêu đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ đại học và sau đại học đa lĩnh vực cho khu vực; kêu gọi đầu tư của nước ngoài để mở phân hiệu hoặc trường đại học quốc tế tại thành phố Vinh, chuẩn bị các điều kiện để thành lập thêm một số trường đại học khác (trong đó có cả loại hình ngoài công lập), ưu tiên các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, kiến trúc, xây dựng, giao thông công chính...; Xây dựng Vinh thành trung tâm dạy nghề kỹ thuật cao với một số trường dạy nghề trọng điểm (đào tạo công nhân kỹ thuật cho các khu công nghiệp trong vùng); phát triển các trung tâm khoa học chuyên ngành của Tỉnh và Trung ương trên địa bàn ngang tầm với vai trò, vị trí trung tâm vùng.

Văn hóa - thể thao: xây dựng Vinh trở thành trung tâm văn hoá - thông tin của vùng với các công trình tiêu biểu sau: Tháp truyền hình, Trung tâm truyền hình khu vực; Hệ thống các cơ quan thông tin - báo chí của vùng; chi nhánh Bảo tàng dân tộc học (Bắc miền Trung); Trung tâm điện ảnh; Thư viện Trung tâm; Nhà văn hoá các dân tộc Bắc Trung Bộ; Cung văn hoá thanh thiếu niên; Công viên thế giới tuổi thơ tại Cửa Lò; xây dựng thành phố Vinh trở thành một trong các trung tâm thể thao lớn của cả nước, là trung tâm thể thao của vùng Bắc Trung Bộ với các cơ sở sau: Trung tâm đào tạo vận động viên bóng đá ở các lứa tuổi; Trung tâm tập huấn quốc gia; Sân vận động Vinh với sức chứa trên 30.000 người; Khu liên hợp thể thao quy mô vùng bao gồm sân vận động, khu luyện tập, bể bơi...

Phát triển các loại hình kinh tế tư nhân:

- Đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tạo điều kiện cho kinh tế cá thể mở rộng kinh doanh, tích tụ vốn, tái đầu tư với qui mô lớn hơn dưới dạng kinh tế tiểu chủ hoặc doanh nghiệp nhỏ. Để phát triển kinh tế tư nhân trong khu vực nông nghiệp trên địa bàn, cần khuyến khích kinh tế nông hộ tích tụ ruộng đất để trở thành trang trại được xem là loại hình kinh

tế tư nhân cơ bản trong nông nghiệp. Các trang trại liên kết, hợp tác để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nếu hội đủ điều kiện cần thiết có thể thành các công ty cổ phần trong khu vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)