3.1 Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
3.1.1. Quy trình kiểm toán Nợ phải thu xây dựng theo mẫu chung của công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nhất
3.1.1.5. Lập kế hoạch kiểm toán
Sau khi đã có kết quả từ bảng khảo sát và tham khảo ý kiến của các thành viên khác, KTV chính sẽ lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này, phần quan trọng nhất là đánh giá rủi ro kiểm soát khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ.
Công ty xác định mức độ trọng yếu cho từng khoản mục dựa vào phương pháp bình quân và lấy giá trị nhỏ nhất tổng thể BCTC giữa những chỉ tiêu khác nhau.
o Bước 1: Xác định mức trọng yếu cho tổng thể BCTC dựa vào tỉ lệ sai phạm có thể chấp nhận được (xét đoán của KTV):
• Tài sảứn ngắn hạn (2%-4%)
• Tổng tài sản (0,5%-1%)
• Doanh thu (2% - 5%)
SVTH: Trần Khánh Trúc - 24
• Lợi nhuận sau thuế (5%-10%)
• Tài sản lưu động (2%-5%)
Sau đó tính ra được ngưỡng trọng yếu (PM) dựa vào số nhỏ nhất của chuỗi giá trị tính được từ: tài sản, doanh thu, lợi nhuận…
o Bước 2: Ước lượng cho mức trọng yếu từng khoản mục được thiết lập từ trung bình những khoản mục được KTV cho là trọng yếu. Phân bổ mức trọng yếu cho từng bộ phận và cho từng khoản mục (DMT) từ đó xác định chọn mẫu.
Mức rủi ro khi đánh giá hệ thống KSNB tại công ty áp dụng Risk level
Heọ thoỏng KSNB keựm R = 1.5
Heọ thoỏng KSNB trung bỡnh R = 2
Heọ thoỏng KSNB cao R = 3
Bảng 3.1. Mức đánh giá rủi ro hệ thống KSNB Đây là yếu tố quan trọng để KTV dựa vào xác định cỡ mẫu.
• Kiểm 100% với những mẫu có số dư > mức trọng yếu (PM)
• Đối với những mẫu còn lại có số dư < mức trọng yếu, thì xác định khoảng cách lấy mẫu và tính khoảng cách lấy mẫu.
Khoảng cách lấy mẫu (interval) = Số lượng cần lấy mẫu còn lại: R Số lượng cần lấy mẫu = tổng giá trị còn lại : khoảng cách.
Từ đó KTV sẽ đưa ra mức trọng yếu và thiết kế những thử nghiệm kiểm soát hay thử nghiệm cơ bản dựa vào bảng khảo sát và mức rủi ro được thiết lập bao gồm: chương trình kiểm toán và bảng ghi nhớ chiến lược kiểm toán.
“Bảng ghi nhớ chiến lược kiểm toán” được lập ra để định hình cho 1 cuộc kiểm toán bao gồm:
SVTH: Trần Khánh Trúc - 25
- Tóm tắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, văn phòng, số nhân viên…
- Phạm vi kiểm toán
- Các khoản mục quan trọng
- Môi trường kiểm toán và đánh giá sơ bộ về Hệ thống KSNB - Chiến lược kiểm toán và đánh giá rủi ro kiểm toán
- Thời gian kiểm toán, nhân viên thực hiện.
3.1.2. Áp dụng thực tế tại Công ty Cổ phần Thủy sản Cà Mau:
3.1.2.1. Tìm hiểu khách hàng và thực hiện khảo sát
Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CÀ MAU.
Teân giao dòch: SEAPRIMEXCO - VIETNAM Teân coâng ty vieát taét: SEAPRIMEXCO
Địa chỉ trụ sở chính: Số 8, đường Cao Thắng, phường 8, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Điện thoại: 0780.831615; Fax: 0780.831816
Email:sales@seaprimexco Website:www.seaprimexco.com Mã số thuế: 6103000035
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, chế biến, xuất khẩu tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thủy hải sản và kinh doanh các loại hàng hóa nông sàn thực phẩm chế biến, hàng công nghiệp nhẹ, hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu vật tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và phương tiện vận tải.
Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng.
Hình thức kế toán: Nhật ký chung.
SVTH: Trần Khánh Trúc - 26
Các công ty con:
- Công ty Cổ phần Thủy sản An Phước (tỷ lệ đầu tư 75%).
- Seaprimexco,USA,INC (tỷ lệ đầu tư 100%).
Các xí nghiệp sản xuất trực thuộc:
- Xí nghiệp chế biến Mặt Hàng Mới (NF).
- Xí nghiệp chế biến Thủy sản Sông Đốc (được sáp nhập từ năm 2008).
- Xí nghiệp chế biến Thủy sản Đầm Dơi.
Hình thức kế toán: Nhật ký chung.
Tiền tệ: Việt Nam Đồng (VNĐ).
3.1.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán
Tỡm hieồu heọ thoỏng KSNB cuỷa Coõng ty Seaprimexco
Kiểm toán viên chính sẽ thực hiện công việc tìm hiểu bằng cách phỏng vấn và kiểm tra các chứng từ có liên quan đến hệ thống KSNB của doanh ngghiệp, công việc này đòi hỏi khá nhiều xét đoán của KTV. Tuy nhiên, Công ty Seaprimexco được kiểm toán năm đầu tiên, nên việc tìm hiểu và lập kế hoạch kiểm toán cũng sẽ được KTV chú trọng hơn.
Đánh giá rủi ro kiểm toán và thiết lập mức trọng yếu sau khi có các xét đoán về hệ thống KSNB.
Các chỉ tiêu được chọn lựa khi thiết lập các mức trọng yếu
Tỉ lệ năm nay năm trước
Doanh thu -28% 447.287.252.991 617.742.104.519
Lợi nhuận sau thuế 65% 7.214.128.100 (20.794.290.033)
Tổng tài sản 21% 498.945.371.387 411.832.814.374
Bảng 3.2. Phân tích tỷ số biến động
SVTH: Trần Khánh Trúc - 27
Phân tích sơ bộ BCTC của Seaprimexco và tham khảo các ý kiến từ phía doanh nghiệp, KTV nhận thấy rằng:
- Doanh thu năm nay sụt giảm hơn năm trước, nguyên nhân là do các chính sách chống bán phá giá của các quốc gia (Mỹ) mà công ty đang xuất khẩu.
- Tình hình khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2008– 2009.
- Các khoản lợi nhuận được chuyển qua từ xí nghiệp mới sáp nhập (NF) và các công ty con đang đưa vào hoạt động.
- Khoản lỗ năm 2008 là do chi phí chuyển qua xây dựng các công ty con.
Ngoài những tìm hiểu đã được nêu trên, KTV chính cũng sẽ quan tâm đến những vấn đề như sổ sách kế toán, hệ thống phần mềm kế toán…
Sau các bước tìm hiểu trên, Kiểm toán viên xác định R= 2 (rủi ro kiểm soát trung bình).
Các mức trọng yếu được thiết lập
Mức trọng yếu thiết lập dựa vào sự kết hợp cũa việc phân tích các bién động cùng với việc xác định Rủi ro Kiểm toán, đây chính là cơ sở cho việc xác định các sai lệch và cỡ mẫu:
- Mức trọng yếu ở tổng thể BCTC (PM): 4.989.453.714 VNĐ.
- Mức trọng yếu được đánh giá cho một bộ phận là: 1.663.151.238 VNĐ (Trung bình chưa bao gồm Lợi nhuận trước thuế).
- Mức trọng yếu cho một khoản mục(DMT): 166.151.238 VNĐ (Tính trung bình trên 10 khoản mục).
Chọn mẫu cho khoản mục NPT:
- Kiểm 100% đối với những khoản nợ > 4.989.453.714 VNĐ
SVTH: Trần Khánh Trúc - 28
Tuy nhiên, theo ý kiến của Kiểm toán viên có thể linh động trong việc chọn mẫu.
- Xác định khoảng cách lấy mẫu: KTV chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên (đối với những khoản nợ KTV không kiểm tra bằng thư xác nhận thì áp dụng biện pháp thay thế là: kiểm sau niên độ).
3.1.3. Nhận xét
Quy trình kiểm toán chung của công ty được lập ra rất chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu chung của một cuộc kiểm toán cơ bản đồng thời có sự cân nhắc về thời gian kiểm toán và các thủ tục kiểm toán thiết yếu. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng, tại quy trình Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán có một số điểm caàn lửu yự:
- Thời gian để tìm hiểu tình hình hoạt động cũng như hệ thống KSNB một công ty là quá ngắn (từ 1-2 ngày), vì áp lực về thời gian và chi phí, nên bước tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp được KTV không chú trọng lắm và thường dựa vào quy mô và ngành nghề công ty mà KTV đưa ra những thủ tục kiểm soát khác biệt.
- Công việc chọn mẫu là do KTV chính thực hiện, thông thường, KTV phụ trách từng khoản mục riêng sẽ đi thực tế xuống khách hàng rà soát, kiểm tra, như vậy rủi ro phát sinh cho do đánh giá cỡ mẫu bị đánh giá sai từ lúc đầu sẽ khó được phát hiện.
- Các thử nghiệm kiểm soát không được thực hiện ngay đúng thời điểm này, hoặc mức đánh giá cho Rủi ro kiểm soát là tối đa, điều này có thể dẫn đến việc hình thành các cơ sở dẫn liệu có thể sai lệch trọng yếu (cho khoản mục 138).
SVTH: Trần Khánh Trúc - 29