Đánh giá chung tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT quận Cái Răng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT quận cái răng (Trang 82 - 91)

5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG: NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG:

Đối vi công tác huy động vn: Hiện nay nguồn vốn huy động của Ngân hàng tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp và không đạt mức kế hoạch cấp trên giao, chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hàng năm Ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên với chi phí cao đã ảnh hưởng đến chất luợng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng cần có chính sách để tăng nguồn vốn huy động.

Đối vi công tác cho vay: Hoạt động cho vay của Ngân hàng đã cơ bản giải quyết phần nào về nhu cầu vốn của các cá nhân, hộ gia đình nông dân và các tổ

chức kinh tế khác trên địa bàn Quận. Trong tổng nguồn vốn cho vay thì doanh số

cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao điều này góp phần làm giảm rủi ro cho Ngân hàng. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng mới, cải tạo vườn càng nhiều thì nhu cầu vốn trung −

dài hạn là thật sự cần thiết do đó Ngân hàng cần mở rộng hơn nữa đối với cho vay trung − dài hạn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ởđịa phương.

Doanh số cho vay đối với loại hình sản xuất của khách hàng qua các năm có sự tăng giảm không giống nhau, nhưng doanh số cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay, kế đến là xây dựng, nông nghiệp và ngành khác. Và bên cạnh đó việc tăng trưởng dư nợ

qua các năm cũng không cao là do chi nhánh NHNo & PTNT Quận Cái Răng là chi nhánh cấp 2 trực thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của NHNo & PTNT Thành Phố

Cần Thơ vì vậy mà chi nhánh bị hạn chế trong công tác điều hành của mình. Trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh thì lĩnh vực thương mại dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp và khác. Tuy nhiên nợ xấu tồn tại thì lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất vì bị ảnh hưởng chờ đền bù, các dự án thì triển khai chậm, dẫn đến khách hàng không có nguồn thu nhập kịp thời để trả nợ cho Ngân hàng. Đối với

lĩnh vực nông nghiệp luôn chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh … thường gây ra hậu quả nặng nề đối với đời sống của người dân, nông dân giảm thu nhập, khó khăn hoặc không có khả năng trả nợ làm ảnh hưởng đế công tác thu nợ Ngân hàng.

Đối vi công tác thu hi n:Công tác thu hồi nợ luôn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu hồi nợ làm sao để đảm bảo

đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu nợ nhằm giảm thiểu nợ xấu tuy nhiên trong các năm qua nợ xấu vẫn còn cao, nhất là năm 2007 nợ xấu chiếm tỷ lệ 4,03% và năm 2008 nợ xấu chiếm tỷ lệ 4,99%. Nợ xấu của Ngân hàng vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép và an toàn dưới 5% nhưng chi nhánh phải tìm ra biện pháp thích hợp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất.

Bên cạnh những kết quả mà Ngân hàng đã đạt được, thì trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh hiện nay còn một số khó khăn cần khắc phục để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh:

−Địa bàn cho vay rộng lớn, một số cán bộ tín dụng phụ trách đến 2 Phường và trung bình một cán bộ tín dụng phụ trách gần 500 món vay nên việc thẩm định

đôi khi chưa đầy đủ, kỹ càng, chính xác. Mặt khác, ở lĩnh vực nông nghiệp thì hoạt động tổ chức đoàn thểở nông thôn có nơi chưa tích cực để hỗ trợ nông dân thông qua tổ nhóm như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, các dịch vụ khác hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, sử

dụng vốn vay có hiệu quả. Tổ chức đoàn thể xã hội và Ngân hàng chưa có sự gắn kết chặt chẽ để quản lý và sử dụng vốn vay nhằm mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn vay.

− Ngân hàng chưa có các chính sách Marketing điều tra nhu cầu và thăm dò ý kiến khách hàng đã, đang và chưa từng vay vốn Ngân hàng.

− Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Quận Cái Răng trên địa bàn có nhiều Ngân hàng thương mại, thị trường kinh doanh đã được phân định, vấn

đề thu hút khách hàng mới thật sự khó khăn trong điều kiện sản phẩm và cơ chế

− Trong xu thế hội nhập hiện nay khi mà các Ngân hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam thì nhu cầu nhân sự của các Ngân hàng này là rất cao, chi nhánh Ngân hàng NHNo & PTNT Quận Cái Răng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lôi kéo nhân lực từ các Ngân hàng khác. Trước thực trạng khan hiếm người giỏi trong lĩnh vực tài chính, Ngân hàng trên thị trường lao động ở Việt Nam khi các Ngân hàng nước ngoài đầu tư vào những khu vực còn nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như Quận Cái Răng thì khả năng cạnh tranh còn diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Những người tài năng trở thành mục tiêu lôi cuốn của các Ngân hàng nước ngoài cũng như một số Ngân hàng trong nước. Họ sẵn sàng bỏ ra chi phí lớn để thu hút về phía mình nguồn nhân lực này. Cũng có một số trường hợp người giỏi đã được hưởng lương cao, môi trường làm việc thuận lợi, có cơ hội thăng tiến ... song họ vẫn ra đi. Ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp nhằm tránh tình trạng ấy tiếp tụcxảy ra.

Tóm lại, qua việc đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Quận Cái Răng ta có thể rút ra được một số thuận lợi và khó khăn như sau:

Ø Thun li

− Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ tham gia học nghị quyết và các văn bản nghiệp vụ chuyên môn để vừa giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp vừa nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực để cán bộ nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

− Bám sát các chỉ tiêu đã được xác định, từ đó triển khai và thực hiện đồng bộ trong đơn vị, tập thể đoàn kết trên dưới một lòng cùng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

− Thông qua công tác cho vay Ngân hàng đã giúp cho hộ sản xuất kinh doanh cải thiện được đời sống vật chất, không chỉ đối với hộ sản xuất kinh doanh, mà Ngân hàng còn nâng mức dư nợ cho vay ngày càng tăng đối với các thành phần kinh tế khác: Công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, ... Từđó, NHNo & PTNT Quận Cái Răng đã được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao.

− Tín dụng ngày càng được củng cố, nâng dần chất lượng. Lấy hiệu quả và chất lượng làm phương châm cho tăng trưởng tín dụng. NHNo & PTNT Quận Cái Răng vẫn đảm bảo đủ chi lương và có tích lũy, thu nhập cán bộ công nhân

viên ổn định, góp phần làm cho cán bộ yên tâm trong công tác và gắn bó với ngành nghề.

Ø Khó khăn

− Khách hàng vay vốn phần lớn là nông dân, món vay nhỏ lẻ, rủi ro cao, nên việc cho khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ là khó tránh khỏi, dẫn đến tỷ

lệ nợ xấu trên tổng dư nợ còn cao.

− Cán bộ tín dụng chưa bám sát món vay, chậm trễ trong việc kiểm tra sử

dụng vốn của khách hàng và đôn đốc nhắc nhở người vay trả nợ lãi và gốc dẫn

đến nợ lãi cao, nợ gia hạn nhiều, sử dụng vốn không đạt hiệu quả.

− Xử lý nợđối với các món vay thiếu lãi cao, món nợ xấu, nợ xử lý rủi ro còn chậm, kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

− Tình trạng thiếu cán bộ tín dụng vẫn còn tồn tại do đó khó khăn trong việc quản lý các khoản vay, các khoản nợ tồn động còn nhiều, việc thẩm định giá tài sản đảm bảo còn nhiều khó khăn, mức độ rủi ro tín dụng còn cao, việc xử lý nợ còn gặp nhiều khó khăn mất nhiều thời gian gây thiệt hại cho Ngân hàng….

− Đa phần giải ngân trong cho vay bằng tiền mặt gây hạn chế cho Ngân hàng trong việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG:

5.2.1. Đối với nguồn vốn huy động

Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, đa dạng hóa các hình thức huy

động vốn theo từng kỳ hạn, gửi tiết kiệm bậc thang theo lũy tiến số dư tiền gửi, gửi tiết kiệm đảm bảo bằng giá vàng, gửi tiết kiệm với lãi suất tăng theo lãi suất của thị trường… Chú trọng các nguồn vốn có lãi suất thấp như: vốn nhàn rồi của doanh nghiệp, các dự án, các tổ chức kinh tế, hộ khá giàu trên địa bàn Quận … Vì vậy cần phải có điều tra, khảo sát về nhu cầu giao dịch của các đối tượng nói trên để phân định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống để tập trung vận động, khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán, sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiện ích của Ngân hàng. Ngoài ra để công tác huy động vốn đạt hiệu quả nên thành lập tổ huy động vốn nhằm tăng cường điều kiện tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tổ chức khen thưởng cho những cán bộ có thành tích tốt trong công tác huy động vốn.

Cần duy trì và đa dạng hóa các hình thức gửi tiết kiệm trúng thưởng bằng vàng, xe hơi… thay đổi cơ cấu giải thưởng mới lạ phù hợp với thị hiếu của khách hàng gửi tiền.

Để tăng cường việc huy động vốn, cần phải cung cấp các dịch vụ Ngân hàng như: an toàn tiền gởi, gởi tiết kiệm một nơi có thể rút được nhiều nơi, nhằm tạo sự thuận lợi và tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng.

Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với cán bộ các cấp ở địa phương, tranh thủ

sự hỗ trợ trong công tác huy động vốn ở nông thôn và khu vực có triển khai dự

án, do trình độ của người dân ở nông thôn còn hạn chế vẫn giữ tâm lý giữ tiền mặt nên Ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trên địa bàn để triển khai, giải thích làm thay đổi tâm lý giữ tiền mặt của nông dân, khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Mạnh dạn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất cao nhằm đa dạng hóa hình thức huy động vốn và đây cũng là công cụ thu hút vốn dài hạn cho Ngân hàng nhằm ổn định công tác đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng.

Huy động vốn bằng tiền gửi theo hình thức mở thẻ ATM ở Ngân hàng ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng nên miễn phí phát hành thẻ, không tính phí thường niên như các Ngân hàng thương mại khác. Cần khuyến khích các tổ chức kinh tế trên

địa bàn trả lương qua thẻ ATM.

Nguồn vốn huy động là thước đo tầm vóc và uy tín của Ngân hàng. Đó là kết quả thực thi giải pháp đúng đắn và đồng bộ, phù hợp với thực tiễn, vốn huy

động càng nhiều thì hoạt động tín dụng ngày càng phát triển.

5.2.2. Đối với công tác tín dụng

Công tác tín dụng của Ngân hàng qua các năm đã đạt được những thành tựu

đáng khích lệ. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tín dụng như sau:

− Giảm thiểu những thủ tục vay vốn rườm rà đối với từng bộ phận tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng đến vay vốn Ngân hàng, vì đa số khách hàng đều muốn được vay vốn nhanh chóng để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.

− Ngân hàng nên hạn chế cho vay các món vay có qui mô nhỏ, có giá trị

thấp vì địa bàn Quận Cái Răng rất rộng khi cho vay các món vay nhỏ phải đi thẩm định xa tốn nhiều chi phí trong khi lãi cho vay ít, do đó Ngân hàng cần chú trọng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ dân làm ăn có hiệu quả.

− Đầu tư tín dụng theo tín hiệu thị trường, theo định hướng của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ởđịa phương, theo khả năng quản lý của cán bộ, quán triệt khẩu hiệu: “trung thực – kỷ cương – chất lượng – hiệu quả”. Đồng thời phân loại khách hàng, xác định khả năng tăng trưởng phù hợp, kiểm soát

được chất lượng tín dụng.

− Xây dựng một chính sách cho vay nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế để bảo đảm nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách cho vay cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận liên quan tại ngân hàng dưới hình thức văn bản cụ thể.

− Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay. Tại các NHTM trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, các quy trình tín dụng

đã được ban hành tương đối chặt chẽ và cụ thể hóa theo từng loại tín dụng. Tuy nhiên cần phải chi tiết hơn với từng loại cho vay, từng loại khách hàng, cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết về hướng dẫn lập tờ trình, hướng dẫn phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ, v.v.... đồng thời phải ngăn chặn việc làm sai, làm không

đầy đủ, gây hậu quả xấu.

− Thẩm định là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đưa ra các quyết định

đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ xấu phát sinh, bảo đảm chât lượng tín dụng vững chắc. Tùy thuộc vào

điều kiện thực tế ở địa bàn, từng loại khách hàng và dự án, phương án mà khi thẩm định các dự án, phương án cụ thể, cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong quy trình thẩm định nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từđó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định.

− Bảo đảm tiền vay là cần thiết trong một hợp đồng tín dụng. Bảo đảm tiền vay sẽ làm giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì lý do nào đó không thanh toán được nợ cho ngân hàng, nó là động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên cán bộ tín dụng cần nên nhớ là bảo đảm tiền vay không thể thay thế cho khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Do đó đừng bao giờ chấp thuận một khoản vay mà lại mong đợi nguồn trả nợ cuối cùng là việc thanh lý bắt buộc một tài sản nào đó hay là trái quyền (quyền đòi tiền) đối với một bảo lãnh mà đã chấp nhận như một việc bảo đảm cho món vay.

− Đểđảm bảo khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích nhưđã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì cán bộ tín dụng của Ngân hàng cần phải làm

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT quận cái răng (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)