ĐỘNG NĂM 2010: 3.4.1. Thuận lợi
Trong các năm qua, đặc biệt là năm 2009 Chính phủ quan tâm nhiều đến lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, đã điều chỉnh một số chính sách kinh tế chưa phù hợp
đồng thời ban hành bổ sung nhiều chính sách tiền tệ đáp ứng với điều kiện thực tiễn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ít rủi ro cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Ngân hàng được thành lập và hoạt động lâu năm ở địa bàn, thu hút được nhiều khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả.
Ngân hàng đã đưa vào vận hành giao dịch trên hệ thống mới Intra-Bank Payment anh Customer Accounting System (IPCAS) đây là chương trình phần mềm tin học mới triển khai cho các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp thuộc dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng do ngân hàng thế
giới tài trợ nhằm thực hiện chiến lược hiện đại hóa Ngân hàng.
Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có kinh nghiệm. Công tác đào tạo cán bộ luôn
Bên cạnh đó, ngân hàng đã tạo được mối quan hệ gắn bó với chính quyền
địa phương các cấp.
Tạo điều kiện để cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ
chuyên môn, năng lực để cán bộ nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụđược giao. Bám sát các chỉ tiêu đã được xác định, từ đó triển khai và thực hiện đồng bộ, tập thểđoàn kết trên dưới một lòng cùng phấn đấu và hoàn thành nhiệm vụ.
Tín dụng ngày càng được cũng cố, nâng dần chất lượng. NHNo & PTNT quận Cái Răng đã nâng dần tỷ trọng đầu tư tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp, lấy hiệu quả và chất lượng làm phương châm cho tăng trưởng tín dụng.
Chênh lệch thu – chi tuy không đạt kế hoạch, nhưng đơn vị vẫn đảm bảo đủ
chi trả lương và có tích lũy, thu nhập cán bộ công nhân viên ổn định, giúp họ yên tâm công tác và gắn bó với ngành.
3.4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn: Do khách hàng đa số là nông dân hoạt động sản xuất nông nghiệp dễ bịảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, giá cả và thị trường ...năm nào trúng mùa, được giá thì việc thu lãi và gốc của ngân hàng dễ dàng, năm nào nông dân thất mùa thì công tác thu nợ gặp khó khăn.
Cán bộ tín dụng chưa bám sát món vay, chậm trễ trong việc đôn đốc nhắc nhở
người vay trả nợ lãi, gốc, nợ gia hạn nhiều, sử dụng vốn không đạt hiệu quả. Xử lý nợđối với các món vay thiếu lãi cao, món nợ xấu, nợ xử lý rủi ro còn chậm, kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Nguồn thu từ dịch vụ là rất thấp chưa được 1% tổng nguồn thu của đơn vị. Thời gian này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát kéo dài, … gây nhiều khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.
3.4.3. Phương hướng hoạt động năm 2010
Năm 2009, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Quận Cái Răng tiếp tục tăng trưởng. Sản xuất nông nghiệp thuần túy giảm đáng kể, các ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng, lạm phát đã được khống chế.
Căn cứ vào tình hình trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng đã đề ra mục tiêu 2010 như sau:
− Tăng cường huy động vốn, phấn đấu tăng mức huy động vốn từ 15% đến 20% so với năm 2009.
− Chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc để tạo ấn tượng và lòng tin đối với khách hàng.
− Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng đầu tư đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lựa chọn cho vay khách hàng có khả năng tài chính tốt, phấn
đấu tăng dư nợ 30% so với năm 2009.
− Đẩy mạnh thu nợ quá hạn, nợ xử lý rủi ro, tập trung xử lý và thu hồi các khoản nợ thiếu lãi cao để tăng nguồn thu. Bên cạnh mở rộng các nguồn thu dịch vụ, cắt giảm các khoản chi không cần thiết.
ü Chỉ tiêu cụ thể
− Dư nợ tăng 30% ở mức 260 tỷ vào năm 2010.
− Huy động vốn tăng từ 15% đến 20% so với năm 2009. Ở mức 290 tỷ.
− Thu dịch vụ tăng 25% trở lên.
− Thu nợ xử lý rủi ro đạt 50% trở lên.
− Thu lãi đạt trên 95%.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
QUẬN CÁI RĂNG
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG: QUẬN CÁI RĂNG:
Quá trình huy động vốn của ngân hàng được xem là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với hoạt động của nhân hàng, hầu hết các nguồn vốn tự có của ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Với vai trò làm trung tâm trong việc phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội. Với phương châm “Tăng cường huy động vốn để cho vay” chi nhánh NHNo & PTNT Quận Cái Răng đã huy động được số
lượng lớn vốn nhàn rỗi nhất định từ bộ phận nông dân, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong và ngoài Quận. Để làm tốt điều này thì ngoài việc vay vốn từ
ngân hàng cấp trên, ngân hàng cần phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường.
Để hiểu rõ hơn về tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Quận Cái Răng được hình thành chủ yếu từ nguồn nào, biến động qua các năm ra sao, cơ cấu thay đổi như thế nào được thể hiện qua bảng số liệu sau:
4.1.1. Hoạt động huy động vốn qua 3 năm 2007 – 2009
Bảng 4.1: NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 VÀ 6 THÁNG 2010 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nguồn vốn huy động 171.974 191.498 201.972 245.610 19.524 11,35 10.474 5,47 Nguồn vốn điều chuyển 5.033 0 41.440 23.730 -5.033 -100,00 41.440 -100,00 Tổng nguồn vốn 177.007 191.498 243.412 269.340 14.491 8,19 51.914 27,11
97.16 100.00 82.98 91.19 2.84 0.00 8.91 17.02 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 06/2010 Vốn điều chuyển Vốn huy động
Hình 3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động tại NHNo & PTNT Quận Cái Răng qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng 2010
Qua bảng thống kê về nguồn vốn của Ngân hàng (Bảng 4.1) ta nhận thấy nguồn vốn liên tục tăng qua 3 năm. Cụ thể: năm 2007 tổng nguồn vốn là 177.007 triệu đồng, sang năm 2008 là 191.498 triệu đồng, tăng 14.491 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 8,19%. Năm 2009 là 243.412 triệu đồng, tăng 51.914triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 27.11%. Trong đó vốn huy
động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn dao động trên 82,98%. Cụ
thể, năm 2007 vốn huy động của ngân hàng đạt 171.974 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 97,16%, sang năm 2008 nguồn vốn huy động đạt 191.498 triệu đồng chiếm tỷ trọng 100%, tăng 19.524 triệu đồng, tương đương tăng 11,35%. Năm 2009 đạt 201.972 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,98%, tăng 10.474 triệu đồng, tương đương tăng 5,47%. Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động qua các năm có thể lý giải là do NHNo & PTNT Quận Cái Răng đã đa dạng hóa các hình thức tiền gửi: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, huy
động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ
tiền gửi ... nhận tiền gởi với lãi suất linh hoạt. Chính vì thế đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh không phải lúc nào các Ngân hàng cũng đảm bảo nguồn vốn huy động đủ để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của mình. Chính vì thế khi Ngân hàng thiếu nguồn vốn huy động để cho vay thì phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, mà nguồn vốn điều chuyển của NHNo & PTNT Quận Cái Răng được sử dụng qua các năm chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, chiếm chưa đến 20% so với tổng nguồn vốn vào năm 2009. Chính vì vậy Ngân hàng cần có giải pháp tích cực hơn nữa để tăng nguồn vốn huy động. Cụ thể chi nhánh sử dụng vốn điều chuyển từ
Ngân hàng cấp trên qua các năm như sau: năm 2007 là 5.033 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 2,84%. Năm 2008 ngân hàng không còn tiếp nhận vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, nguyên nhân là do tình hình khủng hoảng kinh tế, ngân hàng cấp trên phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ góp phần điều tiết nền kinh tế
cùng với chính phủ. Trong khi đó, hoạt động huy động vốn tại chỗ của ngân hàng tăng, có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trên địa bàn Quận. Đến năm 2009 Ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển là 41.440 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 17,02%. Nguyên nhân sử dụng vốn điều chuyển tăng vì doanh số cho vay tại thời điểm này liên tục tăng và nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng, vì vậy ngân hàng phải tiếp nhận vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn bị thiếu hụt.
4.1.2. Hoạt động huy động vốn của 6 tháng đầu năm từ 2008 – 2010 Bảng 4.2: NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG
TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2008 - 2010 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nguồn vốn huy động 175.687 203.163 245.610 27.476 15,64 42.447 20,90 Nguồn vốn điều chuyển 0 6.429 23.730 6.429 X 17.301 269,11 Tổng nguồn vốn 175.687 209.592 269.340 33.905 19,30 59.748 28.51
(Nguồn: Phòng kinh doanh từ năm 2008 – 2010)
Qua bảng 4.2 ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng có chiều hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 tổng nguồn vốn đạt
175.687 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 tổng nguồn vốn đạt 209.592 triệu đồng, tăng 33.905 triệu đồng, tương đương tăng 19,30% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 269.340 triệu đồng, tăng 59.748 triệu đồng, tương đương tăng 28,51% so với 6 tháng đầu năm 2009. Có được kết quả như trên là do Ngân hàng áp dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú với các mức lãi suất hấp dẫn. Ngoài ra ngân hàng còn tăng cường công tác quảng bá, đổi mới phong cách, tác phong làm việc ...
Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ lệ cao và tăng trưởng qua các năm. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 nguồn vốn huy động đạt 175.687 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 nguồn vốn huy
động đạt 203.163 triệu đồng, tăng 27.476 triệu đồng, tương đương tăng 15,64% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 nguồn vốn huy động
đạt 245.610 triệu đồng, tăng 42.477 triệu đồng, tương đương tăng 20.89% so với 6 tháng đầu năm 2009. Qua các năm ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng là do ngân hàng mở rộng công tác huy động vốn và người dân thấy
được lợi ích của việc đem tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng. Ngân hàng luôn duy trì khách hàng cũ, cán bộ nhân viên của ngân hàng luôn tranh thủ tìm kiếm khách hàng mới nhằm huy động được nhiều vốn nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hơn.
Bên cạnh vốn huy động, thì ngân hàng còn nhận sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng cấp trên thông qua hoạt động điều chuyển vốn. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 ngân hàng không nhận vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Sang 6 tháng đầu năm 2009 chi nhánh phải nhận vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên là 6.429 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2010 thì chi nhánh nhận vốn điều chuyển từ
ngân hàng cấp trên là 23.730 triệu đồng là do trong 6 tháng đầu năm 2010 chính sách của chi nhánh là cho tăng dư nợ (6 tháng đầu năm 2010 dư nợ của chi nhánh tăng 33,20% trong khi nguồn vốn huy động chỉ tăng 20,89%). Do đó chi nhánh phải nỗ lực hơn nữa và tìm ra nhiều biện pháp huy động vốn hiệu quả hơn, để
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG: Bảng 4.3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÍN DỤNG CHỦ YẾU QUA 3 NĂM 2007 – 2009 VÀ 6 THÁNG 2010 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6/2010
Doanh số cho vay 219.765 193.979 306.684 191.803 Doanh số thu nợ 213.010 189.765 240.134 162.796 Dư nợ 149.459 153.673 220.223 249.231
Nợ xấu 6.022 7.647 3.406 4.871
Qua bảng 4.3 nhìn chung ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và nợ
xấu tăng giảm không ổn định qua các năm. Dư nợ liên tục tăng qua các năm. Để
hiểu rõ từng chỉ tiêu chúng ta đi vào phân tích chi tiết cụ thể:
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng, nó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng giảm không đều qua 3 năm. Nguyên nhân của sự tăng, giảm doanh số cho vay ta sẽ đi vào phân tích cụ thể theo thời hạn tín dụng và theo thành phần kinh tếđể thấy rõ hơn.
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng:
Bảng 4.4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 166.300 167.041 239.933 741 0,45 72.892 43,64 Trung – dài hạn 53.465 26.938 66.751 -26.527 -49,62 39.813 147,79 Tổng cộng 219.765 193.979 306.684 -25.786 -11,73 112.705 58,10
75.67 86.11 78.23 24.33 13.89 21.77 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ngắn hạn Trung, dài hạn
Hình 4: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2007 – 2009
Qua bảng 4.4 ta thấy doanh số cho vay tại chi nhánh qua các năm có sự biến
động tăng hoặc giảm không theo một chiều mà giảm trong năm 2008 và tăng trong năm 2009. Cụ thể: năm 2007, doanh số cho vay là 219.765 triệu đồng, đến năm 2008 là 193.979 triệu đồng, giảm 25.786 triệu đồng so với năm 2007, tương
đương giảm 11,73%. Sang năm 2009, doanh số cho vay đạt 306.684 triệu đồng, tăng 112.705 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 58,10%. Năm 2008 do chính sách thắt chặt tiền tệ, khủng hoảng kinh tế, lãi suất cao, lạm phát tăng cao... Ngân hàng hạn chế cho vay làm cho doanh số cho vay trong năm 2008 giảm. Năm 2009 nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn tăng đột biến nên doanh số cho vay trong năm 2009 tăng cao Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay trên 75%. Đối với doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp dưới 25%. Cụ thể:
Doanh số cho vay ngắn hạn: Hoạt động cấp tín dụng của NHNo & PTNT Quận Cái Răng thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân do khách hàng vay vốn tại chi nhánh chủ
yếu là hộ gia đình, cá nhân và đối tượng chủ yếu là nông dân và hộ sản xuất nhỏ
lẻ, đối tượng vay vốn chủ yếu như: nông nghiệp, sản xuất kinh doanh. Doanh số
cho vay ngắn hạn qua các năm đạt kết quả như sau: Năm 2007 doanh số cho vay