Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay mà chưa thu hồi
được tại một thời điểm nhất định, dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Bất kỳ một Ngân hàng nào cũng vậy để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. Nhưng một Ngân hàng có dư nợ cao chưa chắc đã hoạt động tốt, chúng ta cần xét đến tỷ lệ nợ xấu có như thế mới phản ánh đúng hiệu quả hoạt động và chất lượng tín của Ngân hàng.
4.2.3.1. Dư nợ theo thời hạn tín dụng
Tình hình dư nợ của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm được thể hiện qua bảng 4.12.
Bảng 4.12: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 VÀ 6 THÁNG 2010 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 92.664 100.314 143.199 179.531 7.650 8,26 42.885 42,75 Trung - dài hạn 56.795 53.359 77.024 70.700 -3.436 -6,05 23.665 44,35 Tổng cộng 149.459 153.673 220.223 249.231 4.214 2,82 66.550 43,31
(Nguồn: Phòng kinh doanh từ năm 2007 – 2010)
62.00 65.28 65.02 71.63 38.00 34.72 34.98 28.37 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6/2010 Ngắn hạn Trung, dài hạn Hình 8: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2007 – 2009 và 06 tháng 2010
Cụ thể năm 2007 tổng dư nợ tại chi nhánh là 149.459 triệu đồng, sang năm 2008 tổng dư nợ là 153.673 triệu đồng, tăng 64.214 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 2,82%. Năm 2009 tổng dư nợ là 220.223 triệu đồng, tăng 66.550 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 43,31%.
Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ qua các năm.
Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn năm 2007 là 92.664 triệu đồng với tỷ trọng là 62,00%. Năm 2008 đạt mức dư nợ 100.314 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 65,28%, tăng 7.650 triệu đồng so với năm 2007, tương (%)
đương tăng 8,26%. Năm 2009 đạt mức dư nợ 143.199 triệu đồng chiếm tỷ trọng 65,02%, tăng 42.885 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 42,75%. Nguyên nhân là do trong các năm qua tình hình kinh tếởđịa bàn Quận Cái Răng phát triển ổn định, khách hàng vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối cao.
Dư nợ trung − dài hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với dư
nợ ngắn hạn. Cụ thể, năm 2007 dư nợ trung − dài hạn đạt 56.795 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,00%. Năm 2008 đạt mức dư nợ 53.359 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 34,72%, giảm 3.436 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 6,05%. Nguyên nhân giảm là do năm 2008 tình hình lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay liên tục tăng từ 13,80%/ năm có lúc lên đến 21%/ năm, Ngân hàng sợ rủi ro về lãi suất hạn chế cho vay trung − dài hạn nên dư nợ trung − dài hạn trong năm 2008 giảm. Năm 2009 đạt mức dư nợ 77.024 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,98%, tăng 23.665 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 44,35%.
Nhìn chung dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh luôn tăng qua 3 năm, dư nợ trung
− dài hạn tăng giảm không ổn định, tỷ trọng của dư nợ trung − dài hạn chiếm ít hơn nhưng đó là nguồn vốn quan trọng đối với người dân.
Bảng 4.13: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 - 2010 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 98.269 129.772 179.531 31.503 32,06 48.759 37,57 Trung – dài hạn 49.674 57.344 70.700 7.670 15,44 13.356 23,29 Tổng cộng 147.943 187.116 249.231 39.173 26,48 62.115 33,20
(Nguồn: Phòng kinh doanh từ năm 2008 – 2010)
Qua bảng 4.13 ta thấy rằng tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm luôn tăng. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 tổng dư nợ đạt 147.943 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 tổng dư nợ đạt 187.116 triệu đồng, tăng 39.173 triệu đồng, tương đương tăng 26,48% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm
2010 tổng dư nợ đạt 249.231 triệu đồng, tăng 62.115 triệu đồng, tương đương tăng 33,20% so với 6 tháng đầu năm 2009.
Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng du nợ. Cụ thể 6 tháng
đầu năm 2008 đạt 98.269 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 dư nợ ngắn hạn
đạt 129.772 triệu đồng, tăng 31.503 triệu đồng, tương đương tăng 32,06% so với 6 tháng đầu năm 2008. Còn 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt 178,531 triệu đồng, tăng 48.759 triệu đồng, tương đương tăng 37,57% so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân tăng của dư nợ ngắn hạn cũng như của tổng dư nợ của chi nhánh là do tình hình kinh tế ổn định người dân vay vốn để sản xuất kinh doanh.
Dư nợ trung – dài hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với dư
nợ ngắn hạn. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 là 49.674 triệu đồng. Sang 6 tháng
đầu năm 2009 thì dư nợ trung – dài hạn đạt 57.344 triệu đồng, tăng 7.670 triệu
đồng, tương đương tăng 15,44% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 thì dư nợ trung – dài hạn đạt 70.700 triệu đồng, tăng 13.356 triệu
đồng, tương đương tăng 23,29% so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân dư
nợ trung – dài hạn tăng 6 tháng đầu năm 2009, 2010 do tình hình kinh tế phát triển ổn định, cùng với kích cầu và hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ người dân mạnh dạn vay tiền để mở rộng qui mô kinh doanh nên dư nợ tăng lên.
4.2.3.2. Dư nợ theo loại hình sản xuất
Bảng 4.14: DƯ NỢ THEO LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CỦA KHÁCH HÀNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 VÀ 6 THÁNG 2010 Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nông nghiệp 24.299 31.648 54.641 42.954 7.349 30,24 22.993 72,65 Xây dựng 43.698 38.229 43.020 55.658 -5.469 -12,52 4.791 12,53 Thương mại − Dịch vụ 76.317 71.901 105.039 124.761 -4.416 -5,79 33.138 46,09 Khác 5.145 11.895 17.523 25.858 6.750 131,20 5.628 47,31 Tổng cộng 149.459 153.673 220.223 249.231 4.214 2,82 66.550 43,31
16.26 20.59 24.81 17.23 29.24 24.88 19.53 22.33 51.06 46.79 47.70 50.06 3.44 7.74 7.96 10.38 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6/2010
Nông Nghiệp Xây Dựng Thương mại – dịch vụ Khác
Hình 9: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình sản xuất của khách hàng qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng 2010
Qua bảng 4.14 ta thấy dư nợ theo loại hình sản suất của khách hàng tăng giảm không ổn định qua các năm. Trong đó dư nợ theo loại hình sản xuất của khách hàng là Thương mại − Dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất vì đây là một trong những đối tượng chủ yếu mà Ngân hàng đã cho vay với số lượng khá lớn và đây chính là khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Cụ thể như sau:
Năm 2007 dư nợ ngành Thương mại − Dịch vụ là 76.317 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 51,06%. Sang năm 2008 dư nợ đạt 71.901 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,79, giảm 4.416 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 5,79% là do nền kinh tế trong năm 2008 gặp khó khăn, khủng hoảng kinh tế ... người vay tiền để kinh doanh Thương mại − Dịch vụ thu hẹp quy mô sản xuất nên dư nợ trong năm 2008 giảm hơn so với năm 2007. Đến năm 2009 dư nợđạt 105.039 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 47,70, tăng 33.138triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 46,09% nguyên nhân là do năm 2009 người dân vay tiền thuộc loại hình thương mại dịch vụ mở rộng thêm quy mô sản xuất và khách hàng ngành này lâu nay vẫn là những khách hàng truyền thống của Ngân hàng, vì vậy mà Ngân hàng luôn giữ cho tổng dư nợ của ngành luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ.
Kếđến là dư nợđối với loại hình sản xuất của khách hàng là xây dựng tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2007 dư nợ đạt 43.698 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 29,24% trong tổng dư nợ của chi nhánh. Sang năm 2008 dư nợ đạt 38.229 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 24,88%, giảm 5.469 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 12,52%. Đến năm 2009 dư nợ đạt 43.020 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 19,53%, tăng 4.791 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 12,53%. Nhìn chung dư nợ thuộc ngành này giảm là do doanh số cho vay
có tăng nhưng tăng thấp hơn doanh số thu nợ nên làm cho dư nợ giảm. Sang năm 2009 do tình hình kinh tế trên địa bàn Quận phát triển ổn định, người dân vay tiền để xây dựng, sửa chữa nhà ở, các hợp tác xã xây dựng, nhà thầu vay tiền để
xây dựng các công trình trọng điểm của Quận làm cho doanh số cho vay tăng, cho nên dư nợ của ngành này cũng tăng theo.
Đối với dư nợ thuộc đối tượng sản xuất của khách hàng là nông nghiệp thì cũng tăng giảm không đều nhau qua các năm. Cụ thể năm 2007 dư nợ của ngành nông nghiệp đạt 24.299 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16,26% trong tổng dư nợ của năm 2007. Đến năm 2008 dư nợđạt 31.648 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,59%, tăng 7.349 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 30,24%. Ngược lại so với năm 2007 trong khi dư nợ thuộc đối tượng sản xuất của khách hàng là Thương mại − Dịch vụ, xây dựng đều giảm nhưng dư nợđối với lĩnh vực nông nghiệp thì tăng là do trong năm 2008 tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, người dân sản xuất ra hàng hóa bán không có người mua, dịch bệnh, thiên tai xảy ra ... nhưng với phương châm Ngân hàng Nông nghiệp là bạn đồng hành của người nông dân nên chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Quận Cái Răng sẵn sàng cho người nông dân vay tiền với định mức cao hơn so với năm 2007 để người nông dân yên tâm sản xuất nên dư nợ thuộc lĩnh vực nông nghiệp tăng lên. Đến năm 2009 dư nợđạt 54,641 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,81%, tăng 22.993 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 72,65%. Trong năm 2009 thì dư nợ của tất cả
các loại hình sản xuất đều tăng do năm 2009 tình hình kinh tế phát triển ổn định, cùng với gói kích cầu hỗ trợ lãi suất vay vốn của Chính Phủ khuyến khích người dân vay tiền để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh nên dư nợ tăng lên.
Dư nợ thuộc loại hình sản xuất của khách hàng là các đối tượng khác chủ
yếu là dư nợ cho vay công nhân viên, cầm cố sổ tiết kiệm ... dư nợ qua các năm luôn tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh. Dư nợ
thuộc lĩnh vực này qua các năm luôn tăng cả về số tiền và tỷ trọng trong tổng dư
nợ của chi nhánh là do dư nợ thuộc lĩnh vực cầm sổ tiết kiệm tăng, dư nợ cho vay
đối với một cán bộ công nhân viên tăng lên từ 20.000.000 đồng lên 50.000.000
đồng. Ngoài ra chi nhánh còn mở rộng đối tượng cho vay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên trên địa bàn Quận nên dư nợ qua các năm tăng lên.
Nhìn chung tổng dư nợ qua các năm tại Ngân hàng đều tăng, còn dư nợ
theo loại hình sản xuất của khách hàng có tăng, giảm khác nhau là do doanh số
cho vay và doanh số thu nợ tăng, giảm không đều nhau qua các năm.
Bảng 4.15: DƯ NỢ THEO LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CỦA KHÁCH HÀNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 – 2010 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nông nghiệp 31.150 35.551 42.954 4.401 14,13 7.403 20,80 Xây dựng 39.248 43.298 55.658 4.050 10,32 12.360 28,55 Thương mại – dịch vụ 70.564 92.897 124.761 22.333 31,65 31.864 34,30 Khác 6.981 15.370 25.858 8.389 120,17 10.488 68,24 Tổng cộng 147.943 187.116 249.231 39.173 26,48 62.115 33,20
(Nguồn: Phòng kinh doanh từ năm 2008 – 2010)
Qua bảng 4.15 đối với loại hình sản xuất của khách hàng là Thương mại – Dịch vụ thì dư nợ 6 tháng đầu năm 2008 đạt 70.564 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 đạt 92.897 triệu đồng tăng 22.333 triệu đồng, tương đương tăng 31,65% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 đạt 124.761 triệu đồng tăng 31.864 triệu đồng, tương đương tăng 34,30% so với 6 tháng đầu năm 2009. Qua các năm ta thấy dư nợđối với ngành Thương mại – Dịch vụ liên tục tăng lên do khách hàng thuộc lĩnh vực này là những khách hàng truyền thống của Ngân hàng và đã làm ăn lâu năm nên rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực nầy, do đó công việc làm ăn rất hiệu quả và trả nợ cho Ngân hàng rất đúng với kỳ hạn
đã cam kết nên Ngân hàng liên tục cho vay tăng lên trong các năm qua.
Đối với loại hình sản xuất của khách hàng là xây dựng thì dư nợ 6 tháng
đầu năm 2008 đạt 39.248 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 đạt 43.298 triệu
đồng, tăng 4.050 triệu đồng, tương đương tăng 10,32% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 đạt 55.658 triệu đồng, tăng 12.360 triệu đồng,
tương đương tăng 28,55% so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân tăng là do tình hình kinh tế trên địa bàn Quận phát triển ổn định, người dân vay tiền để xây dựng, sửa chữa nhà, các Hợp tác xã xây dựng, nhà thầu vay tiền để xây dựng các công trình trọng điểm của Quận làm cho doanh số cho vay tăng, cho nên dư nợ
của ngành này cũng tăng theo.
Đối với loại hình sản xuất của khách hàng là nông nghiệp thì thì dư nợ 6 tháng đầu năm 2008 dư nợđạt 31.150 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 đạt 35.551 triệu đồng, tăng 4.401 triệu đồng, tương đương tăng 14,13% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 đạt 42.954 triệu đồng, tăng 7.403 triệu đồng, tương đương tăng 20,82% so với 6 tháng đầu năm 2009. Qua các năm ta thấy dư nợ đối với lĩnh vực sản xuất của khách hàng là nông nghiệp có chiều hướng tăng lên là do giá cả các mặt hàng vật tư nông nghiệp ngày càng tăng, thức ăn trong chăn nuôi cũng tăng theo nên nhu cầu vay vốn của nông dân cũng tăng lên và Ngân hàng cũng nâng dần mức cho vay với nông dân nên dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp ngày một tăng lên.
Dư nợđối với lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 đạt 6.981triệu đồng, năm 2009 đạt 15.370 triệu đồng tăng 8.389 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 đạt 25.858 triệu đồng tăng 10.488 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009. Qua phân tích ta thấy dư nợ tăng cao trong các năm gần đây là do Ngân hàng nâng định mức cho vay đối với cán bộ công nhân viên và dư nợ cầm cố tăng.