Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT quận cái răng (Trang 27)

2.1.4.1. Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một khoảng thời gian nhất định.

2.1.4.2. Doanh số thu nợ

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.

2.1.4.3. Hệ số thu nợ (%)

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt. Công thức tính:

Hệ số thu nợ = x 100%

2.1.4.4. Dư nợ

Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Như vậy dư nợ cho vay cuối kỳ phụ thuộc vào ba yếu tố:

− Thứ nhất là dư nợ cho vay đầu kỳ đây là chỉ tiêu từ năm trước chuyển sang, là số không thay đổi trong năm nay.

− Thứ hai là doanh số cho vay trong kỳ: Doanh số cho vay trong kỳ tăng thì dư nợ cho vay trong kỳ cũng tăng và ngược lại.

Doanh số thu nợ

Dư nợ bình quân =

− Thứ ba là Doanh số thu nợ trong kỳ: Doanh số thu nợ trong kỳ tỷ lệ

nghịch với dư nợ cho vay cuối kỳ. Nếu doanh số thu nợ tăng thì dư nợ cho vay cuối kỳ giảm và ngược lại.

Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn / tổng dư nợ (%) = x 100%

Chỉ tiêu này cho thấy cơ cấu tín dụng của ngân hàng theo thời gian. Dựa vào chỉ số này để ngân hàng điều chỉnh lại cơ cấu cho vay theo từng thời hạn cho hợp lý hơn trong từng giai đoạn và từng điều kiện hiện có của mình.

2.1.4.5. Dư nợ trên vốn huy động (%)

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp nhà quản trị so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ số này luôn nhỏ hơn 1 khi tính cho ngân hàng Hội sở, nhưng có thể lớn hơn 1 nếu tính cho các chi nhánh.

Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động (%) = x 100%

2.1.4.6. Vòng quay tín dụng (lần)

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

Vòng quay vốn tín dụng (lần) =

Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

2.1.4.7. Nợ xấu trên tổng dư nợ (%)

Nợ của Ngân hàng được phân loại như sau:

Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn Tổng dư nợ Dư nợ Vốn huy động Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Dư nợđầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ 2

- Nhóm 1(Nợđủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợđược tổ chức tín dụng

đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

- Nhóm 2(Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng

đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

- Nhóm 3(Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn. Các khoản nợđược tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

- Nhóm 4(Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng

đánh giá là khả năng tổn thất cao.

- Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợđược tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn.

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

Nợ xấu = dư nợ nhóm 3 + dư nợ nhóm 4 + dư nợ nhóm 5

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu = x 100% 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp về doanh thu, chi phí, vốn huy động, dư nợ, nợ xấu… được thu thập từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và những thống kê lưu trữ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Quận Cái Răng.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự

kiện. Tác dụng của nó là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về

quy mô, khối lượng.

Dư nợ xấu Tổng dư nợ

0 1 Y Y Y = − ∆ Trong đó: 0 Y : Chỉ tiêu năm trước. 1 Y : Chỉ tiêu năm sau. Y ∆ : Là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từđó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ

gốc của các chỉ tiêu kinh tế. 100% 100% 0 1× − = ∆ Y Y Y Trong đó: 0 Y : Chỉ tiêu năm trước. 1 Y : Chỉ tiêu năm sau. Y ∆ : Là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Phương pháp sử dụng bảng biểu, biểu đồ: Để thống kê mô tả số liệu - Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng, chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, chỉ tiêu dư nợ/ tổng vốn huy động, chỉ tiêu nợ xấu / tổng dư nợ, doanh số

thu nợ / doanh số cho vay để phân tích các nhân tốảnh hưởng.

- Phân tích định tính, suy luận tổng hợp dựa trên tồn tại nguyên nhân và cơ

hội phát triển đểđề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng triển Nông thôn Quận Cái Răng

Trụ sở chính của chi nhánh NHNo & PTNT Quận Cái Răng đặt tại số 106/4

Đường Võ Tánh, Phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ.

NHNo & PTNT Quận Cái Răng là một trong bảy chi nhánh của NHNo & PTNT TP Cần Thơ, được thành lập theo nghịđịnh số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở nhận bàn giao từ chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước Huyện Châu Thành (tên gọi trước kia của Quận Cái Răng). Tên gọi đầu tiên khi thành lập là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Huyện Châu Thành.

Theo quyết định số 400/CP ngày 14/11/1990 của Chính phủ, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiệp Huyện Châu Thành.

Đến 15/11/1996 đổi tên thành Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Châu Thành.

Sau khi Tỉnh Cần Thơ được công nhận là Thành phố loại II trực thuộc Trung Ương. Ngày 25/03/2004 Ngân hàng đổi tên thành NHNo & PTNT Quận Cái Răng cho tới nay.

Từ ngày thành lập và đi vào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đến nay, cùng với sự phát triển chung của hệ thống, NHNo & PTNT Quận Cái Răng không ngừng hoàn thiện và phát triển, góp phần to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của Quận.

Ngày 07/10/2009 NHNo & PTNT Quận Cái Răng chính thức khai trương Phòng giao dịch Nam Cần Thơ đặt tại số 22 Đường số 8 Khu đô thị 586, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ.

3.1.2. Chức năng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng

Ðịa bàn hoạt động của NHNo & PTNT quận Cái Răng thuộc địa giới quản lý hành chính của UBND quận Cái Răng. Theo đó Ngân hàng sẽ hỗ trợ vốn cho

các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong quận, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng đã xác định được đặc điểm khách hàng của mình là hộ nông dân cá thể, hộ kinh tế nhỏ, yêu cầu về vốn không lớn, đặc biệt là hộ nông dân nghèo, hộ chính sách nên việc cho vay và thu hồi nợ luôn có những khó khăn nhất định.

Mục tiêu của Ngân hàng là góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, cải tạo bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực.

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG: 3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Quận Cái Răng gồm một Ban Giám

đốc và bốn Phòng chức năng:

− Ban Giám đốc gồm 03 người: 01 Giám đốc chi nhánh và 01 Phó Giám

đốc chi nhánh và 01 Giám đốc phòng giao dịch.

− Phòng kiểm soát: 01 người

− Phòng kinh doanh gồm 08 người: 01 Trưởng phòng kinh doanh và 07 Cán bộ tín dụng.

− Phòng Kế toán – Kho Quỹ gồm 11 người.

− Phòng Tổ chức hành chánh 03 người.

− Phòng giao dịch Nam Cần Thơ.

Để hiểu rõ hơn về quan hệ trong công việc tại đơn vị, cơ cấu tại đơn vị được trình bày theo sơđồ dưới đây:

Hình 1: Sơđồ cơ cấu tổ chức tại NHNo & PTNT Quận Cái Răng

Giám đốc Phó Giám đốc Phòng hành chánh, nhân sự Phòng kiểm soát Phòng kế toán – ngân quỹ Phòng kinh doanh Giám đốc phòng giao dịch Nam Cần Thơ

Ghi chú: Thông tin trực tiếp. Thông tin gián tiếp.

3.2.2. Chức năng của từng bộ phận 3.2.2.1. Ban Giám đốc

Ø Giám đốc

− Là người điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng cũng là người quyết

định cuối cùng trong kinh doanh.

− Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

− Có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương hoặc trừ lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình.

Ø Phó Giám đốc

− Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.

− Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành chi nhánh mà giám đốc giao cho, là người thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám

đốc đi vắng theo sựủy quyền của Giám đốc.

3.2.2.2. Phòng kiểm soát

Kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước và điều lệ hoạt động của Ngân hàng về kinh doanh và tài chính đảm bảo an toàn.

3.2.2.3. Phòng Kinh doanh

v Chc năng

Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh: nhận đơn xin vay, thẩm định duyệt cho vay để trình lên Ban giám đốc, thực hiện công tác giải ngân hồ sơ vay, thu lãi và nợ gốc khi đến hạn, chịu trách nhiệm trong việc quản lý vốn cho vay và giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Đề xuất các chiến lược và kế

hoạch kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

Ø Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm về các công việc

− Phân công cán bộ tín dụng, phụ trách địa bàn và khách hàng, kiểm tra đôn

đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

− Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm

định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ cho vay đã quyết định.

− Đưa ra các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh trên cơ sở tổng hợp các ý kiến, đề xuất của các nhân viên.

Ø Cán b tín dng

Có nhiệm vụ tiếp nhận đơn xin vay của khách hàng, xem xét, thẩm định, giải ngân hồ sơ vay, thu lãi vay, thu nợ, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không, có quyền đề nghị thu hồi vốn nếu xét thấy khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đôn đốc khách hàng trả

nợ khi đến hạn, thu hồi nợ quá hạn. Đề xuất các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho cấp trên dựa trên tình hình kinh tế cụ thể của từng địa bàn phụ trách.

3.2.2.4. Phòng Kế toán

Ø B phn kế toán

− Trực tiếp hạch toán và kế toán các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh.

− Thu thập số liệu để lập bảng cân đối thanh toán hàng tháng, hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm.

− Có trách nhiệm kiểm soát lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán trong kho hàng, trong thu chi kho phát sinh.

− Kiểm tra doanh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn.

− Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng.

− Nhận tiền chuyển đi theo nhu cầu của khách hàng.

Ø B phn kho qu

Có trách nhiệm kiểm, đếm tiền chính xác, cùng với bộ phận kế toán điều chỉnh số liệu (khi sai sót) đồng thời giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng vay những món lớn theo qui định của Ngân hàng, tổ chức quản lý tài sản của đơn vị.

3.2.2.5. Phòng hành chánh – nhân sự

− Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, quản lí tiền lương theo chếđộ khoán tài chính đến người lao động, quản lí quỹ tiền lương.

− Tham mưu sắp xếp, xây dựng mạng lưới kinh doanh tại đơn vị.

3.2.3. Các nghiệp vụ kinh doanh và lĩnh vực đầu tư chủ yếu của NHNo & PTNT Quận Cái Răng

3.2.3.1. Một số sản phẩm tín dụng chủ yếu

- Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình (Cá nhân, hộ gia đình) + Thời gian cho vay: tối đa 60 tháng.

+ Mức cho vay: tối đa 80% chi phí

+ Bảo đảm tiền vay: Trường hợp vay không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh mức vay tối đa 50 triệu đồng.

- Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở + Thời gian cho vay: tối đa 15 năm.

+ Mức cho vay: tối đa 85% tổng nhu cầu vốn

+ Bảo đảm tiền vay: Phải có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh.

- Cho vay mua phương tiện đi lại

+ Thời gian cho vay: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. + Mức cho vay: tối đa 85% chi phí

+ Bảo đảm tiền vay: Trường hợp vay không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh mức vay tối đa 50 triệu đồng.

- Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ

+ Thời gian cho vay: ngắn hạn(tối đa 12 tháng). + Mức cho vay: tối đa 90% nhu cầu vốn

+ Bảo đảm tiền vay: có/không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh. Trường hợp không có tài sản đảm bảo mức vay cụ thể như sau:

Tối đa đến 50 triệu đồng đối với các cá nhân, hộ sản xuất nông, ngư

nghiệp;

Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT quận cái răng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)