Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng, nó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng giảm không đều qua 3 năm. Nguyên nhân của sự tăng, giảm doanh số cho vay ta sẽ đi vào phân tích cụ thể theo thời hạn tín dụng và theo thành phần kinh tếđể thấy rõ hơn.
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng:
Bảng 4.4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 166.300 167.041 239.933 741 0,45 72.892 43,64 Trung – dài hạn 53.465 26.938 66.751 -26.527 -49,62 39.813 147,79 Tổng cộng 219.765 193.979 306.684 -25.786 -11,73 112.705 58,10
75.67 86.11 78.23 24.33 13.89 21.77 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ngắn hạn Trung, dài hạn
Hình 4: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2007 – 2009
Qua bảng 4.4 ta thấy doanh số cho vay tại chi nhánh qua các năm có sự biến
động tăng hoặc giảm không theo một chiều mà giảm trong năm 2008 và tăng trong năm 2009. Cụ thể: năm 2007, doanh số cho vay là 219.765 triệu đồng, đến năm 2008 là 193.979 triệu đồng, giảm 25.786 triệu đồng so với năm 2007, tương
đương giảm 11,73%. Sang năm 2009, doanh số cho vay đạt 306.684 triệu đồng, tăng 112.705 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 58,10%. Năm 2008 do chính sách thắt chặt tiền tệ, khủng hoảng kinh tế, lãi suất cao, lạm phát tăng cao... Ngân hàng hạn chế cho vay làm cho doanh số cho vay trong năm 2008 giảm. Năm 2009 nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn tăng đột biến nên doanh số cho vay trong năm 2009 tăng cao Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay trên 75%. Đối với doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp dưới 25%. Cụ thể:
Doanh số cho vay ngắn hạn: Hoạt động cấp tín dụng của NHNo & PTNT Quận Cái Răng thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân do khách hàng vay vốn tại chi nhánh chủ
yếu là hộ gia đình, cá nhân và đối tượng chủ yếu là nông dân và hộ sản xuất nhỏ
lẻ, đối tượng vay vốn chủ yếu như: nông nghiệp, sản xuất kinh doanh. Doanh số
cho vay ngắn hạn qua các năm đạt kết quả như sau: Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 166.300 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75.67%, sang năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 167.041 triệu đồng chiếm tỷ trọng 86,11%, tăng 741 triệu đồng so với năm 2007. Doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2008 giảm là
do trong năm 2008 Chính Phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệđể giảm lạm phát và hạn chế lượng tiền ra ngoài lưu thông nên doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2008 hầu như không tăng. Đến năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn
đạt 239.933 triệu đồng chiếm tỷ trọng 78.23%, tăng 72.892 triệu đồng so với năm 2008 là do trong năm 2009 tình hình kinh tếổn định sự tăng trưởng doanh số cho vay còn có sựảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế-xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của các cá nhân, doanh nghiệp ở Thành Phố Cần Thơ nói chung và trên địa bàn Quận Cái Răng nói riêng.
Doanh số cho vay trung – dài hạn: Mục đích của khách hàng vay vốn trung − dài hạn tại chi nhánh là cải tạo vườn, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị cho phân xưởng, xây dựng và sửa chữa nhà hay phục vụđời sống cán bộ
công nhân viên ... Năm 2007 doanh số cho vay trung – dài hạn đạt 53.465 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 24,33%, sang năm 2008 đạt 26.938 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 13,89%, giảm 26.527 triệu đồng so với năm 2007 là do trong năm 2008 lãi suất cho vay liên tục tăng nhằm hạn chế rủi ro về lãi suất có thể xảy ra nên chi nhánh đã hạn chế cho vay trung – dài hạn làm cho doanh số cho vay trung – dài hạn trong năm 2008 giảm. Đến năm 2009, doanh số cho vay trung – dài hạn đạt 66.751 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21,77%, tăng 39.813 triệu đồng so với năm 2008, trong năm 2009 doanh số cho vay trung - dài hạn tăng là do chi nhánh mở
rộng đầu tư tín dụng đến tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn Quận. Hơn nữa, trong năm này tình hình kinh tế ổn định, các cơ sở sản xuất kinh doanh mở
rộng qui mô đầu tư, trang bị thêm máy móc thiết bị, nên doanh số cho vay tăng. Tóm lại, hoạt động cho vay của ngân hàng luôn gắn liền với đời sống của người dân, ngân hàng có thể bổ sung và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế khác nhau.
Bảng 4.5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 – 2010 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 69.855 129.253 181.690 59.398 85,03 52.437 40,57 Trung – dài hạn 15.335 27.912 10.113 12.577 82,01 -17.799 -63,77 Tổng cộng 85.190 157.165 191.803 71.975 84,49 34.638 22,04
(Nguồn: Phòng kinh doanh từ năm 2008 – 2010)
Qua bảng 4.5 ta thấy rằng doanh số cho vay qua các năm của chi nhánh khôngổn định. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 đạt 85.190 triệu đồng. Sang 6 tháng
đầu năm 2009 doanh số cho vay đạt 157.165 triệu đồng, tăng 71.975 triệu đồng, tương đương tăng 84,49% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay đạt 191.803 triệu đồng, tăng 34.638 triệu đồng, tương
đương tăng 22,04% so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2009 Chính Phủ thực hiện nhiều chính sách vĩ mô để giúp nền kinh tế thoát khỏi sự khủng hoảng và giảm lạm pháp như: nới lỏng chính sách tiền tệ, kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ lãi suất trong vay vốn, ... làm cho người vay tiền làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ cho ngân hàng nên họ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên.
Doanh số cho vay ngắn hạn: 6 tháng đầu năm 2008 đạt 69.855 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 129.253 triệu đồng, tăng 59.398 triệu đồng, tương đương tăng 85,03% so với 6 tháng đầu năm 2008. Còn 6 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 181.690 triệu đồng, tăng 52.437 triệu đồng, tương đương tăng 40,57% so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân tăng trong 6 tháng đầu năm 2009, 2010 là do ngân hàng có chính sách cho tăng dư nợ và tình hình kinh tế trên địa bàn phát triển ổn định.
Doanh số cho vay trung – dài hạn: Qua bảng số liệu ở trên ta thấy doanh số
năm 2008 đạt 15.335 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 doanh số cho vay trung – dài hạn đạt 27.912 triệu đồng, tăng 12.577 triệu đồng, tương đương tăng 82,01% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 thì doanh số
cho vay trung – dài hạn đạt 10.113 triệu đồng, giảm 17.799 triệu đồng, tương
đương giảm 63,77% so với 6 tháng đầu năm 2009. Do xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, xây dựng mới, cải tạo vườn ngày càng nhiều thì nhu cầu vốn trung − dài hạn là thật sự cần thiết do đó Ngân hàng đã mở rộng cho vay trung − dài hạn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, nhưng qua các năm doanh số cho vay trung − dài hạn chưa cao.
4.2.1.2. Doanh số cho vay theo loại hình sản xuất của khách hàng
Ngân hàng NHNo & PTNT Quận Cái Răng đầu tư tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế và mọi loại hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng trong những năm qua đã giải quyết phần nào về nhu cầu vốn của các cá nhân, hộ nông dân và tổ chức kinh tế. Với nguồn vốn huy động được Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác đầu tư cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế khác nhau trong Quận.
Bảng 4.6: DOANH SỐ CHO VAY THEO LỌAI HÌNH SẢN XUẤT CỦA KHÁCH HÀNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nông nghiệp 42.350 37.150 74.735 -5.200 -12,28 37.585 101,17 Xây dựng 78.468 58.240 84.365 -20.228 -25,78 26.125 44,86 Thương mại – dịch vụ 95.307 80.354 127.041 -14.953 -15,69 46.687 58,10 Khác 3.640 18.235 20.543 14.595 400,96 2.308 12,66 Tổng cộng 219.765 193.979 306.684 -25.786 -11,73 112.705 58,10
19.27 19.15 24.37 35.71 30.02 27.51 43.37 41.42 41.42 1.66 9.40 6.70 0 20 40 60 80 100
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nông Nghiệp Xây Dựng Thương mại – dịch vụ Khác
Hình 5: Tỷ trọng doanh số cho vay theo loại hình sản xuất của khách hàng qua 3 năm 2007 – 2009
Doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ năm 2007 đạt 95.307 triệu
đồng, năm 2008 đạt 80.354 triệu đồng, giảm 14.953 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 15,69% do trong năm 2008 Ngân hàng hạn chế cho vay nên doanh số cho vay tổng thể giảm làm cho doanh số cho vay của ngành Thương mại – dịch vụ cũng giảm theo. Đến năm 2009 đạt 127.041 triệu đồng, tăng 46.687 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 58,10% do trong năm 2009 sự phục hồi trở lại của các thành phần kinh tế đã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất lẫn chủng loại và chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó ngành nghề truyền thống dần dần được khôi phục, người sản xuất quan tâm đến cải tiến kỹ thuật sản xuất nên cần sự hỗ trợ vốn của ngân hàng.
Đối với loại hình sản xuất kinh doanh của khách hàng là xây dựng thì qua các năm ta thấy rằng doanh số cho vay đối với đối tượng xây dựng tăng giảm không đều nhau nhưng luôn chiếm tỷ trọng trên 27% trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể như sau: Năm 2007, doanh số cho vay là 78.468 triệu đồng, năm 2008 là 58.240 triệu đồng, giảm 20.228 triệu đồng so với năm 2007, tức giảm 25,78% là do trong năm 2008 Ngân hàng hạn chế cho vay và giá cả vật liệu xây dựng tăng đột biến nên các dự án về xây dựng không triển khai được, người dân cũng hạn chế xây dựng, sửa chữa nhà cửa nên làm cho doanh số cho vay giảm,
đến năm 2009 đạt 84.365 triệu đồng, tăng 26,125 triệu đồng so với năm 2008, tức tăng 44,86% là do trong năm 2009 chi nhánh mở rộng cho vay đối với các nhà
thầu xây dựng, hợp tác xã xây dựng để xây dựng công trình trọng điểm của Quận.
Cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp là định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam nói chung mà chi nhánh Quận Cái Răng nói riêng. Trong lĩnh vực này hộ nông dân luôn được Ngân hàng hỗ trợ vốn vay đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng, lãi suất ưu đãi … đểđầu tư trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, mua sắm công cụ, vật tư nông nghiệp. Doanh số cho vay đối với khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ trọng trên 19%. Năm 2007 doanh số
là 42.350triệu đồng, năm 2008 doanh số cho vay đạt 37.150 triệu đồng, giảm 5.200 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 12,28%, cũng như các ngành nghề khác trong năm 2008 Ngân hàng hạn chế cho vay nên doanh số cho vay đối với loại hình sản xuất của khách hàng là nông nghiệp giảm. Năm 2009 doanh số
cho vay đạt 74,735 triệu đồng, tăng 37.585 triệu đồng so với năm 2008, tương
ứng tăng 101,11%. Năm 2009 tình hình kinh tếổn định, giá cả của các sản phẩm nông nghiệp tương đối cao, người nông dân đa dạng hóa các hình thức chăn nuôi và trồng trọt nên Ngân hàng cũng mở rộng qui mô cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nên doanh số cho vay tăng lên
Ngoài những ngành nghề chủ yếu nêu trên thì NHNo & PTNT Quận Cái Răng còn cho vay phục vụ nhiều mục đích kinh tế khác như: phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, cán bộ công nhân viên chức như cho vay mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình, cầm sổ tiết kiệm … doanh số cho vay của đối tượng này thường chiếm tỷ lệ thấp dưới 10% trong tổng doanh số cho vay.
Bảng 4.7: DOANH SỐ CHO VAY THEO LỌAI HÌNH SẢN XUẤT CỦA KHÁCH HÀNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 – 2010 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nông nghiệp 16.316 30.150 36.953 13.834 84,79 6.803 22,56 Xây dựng 27.577 40.500 48.493 12.923 46,86 7.993 19,74 Thương mại – dịch vụ 35.289 75.947 91.338 40.658 115,21 15.391 20,27 Khác 6.008 10.568 15.019 4.560 75,90 4.451 42,12 Tổng cộng 85.190 157.165 191.803 71.975 84,49 34.638 22,04
(Nguồn: Phòng kinh doanh từ năm 2008 – 2010)
Qua bảng 4.7 ta thấy doanh số cho vay theo loại hình sản xuất của khách hàng đều tăng trong đó loại hình sản xuất của khách hàng là Thương mại – Dịch vụ thì chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm kế đến là xây dựng, nông nghiệp và khác.
Đối với loại hình sản xuất của khách hàng là Thương mại – Dịch vụ thì doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2008 đạt 35.289 triệu đồng, sang 6 tháng đầu năm 2009 đạt 75.947 triệu đồng tăng 40.658 triệu đồng, tương đương tăng 115,21% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 đạt 91.338 triệu đồng tăng 15.391 triệu đồng, tương đương tăng 20,27% so với 6 tháng đầu năm 2009.
Đối với loại hình sản xuất của khách hàng là xây dựng thì doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2008 đạt 27.577 triệu đồng, sang 6 tháng đầu năm 2009 đạt 40.500 triệu đồng, tăng 12.923 triệu đồng, tương đương tăng 46,86% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 đạt 48.493 triệu đồng, tăng 7.993 triệu đồng, tương đương tăng 19,74% so với 6 tháng đầu năm 2009.
Đối với loại hình sản xuất của khách hàng là nông nghiệp thì doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2008 đạt 16.316 triệu đồng, sang 6 tháng đầu năm 2009 đạt 30.150 triệu đồng, tăng 13.834 triệu đồng, tương đương tăng 84,79% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 đạt 36.953 triệu đồng, tăng 6.803 triệu đồng, tương đương tăng 22,56% so với 6 tháng đầu năm 2009. Doanh số cho vay tăng lên là do chính sách kích cầu của Chính Phủ và hỗ trợ lãi suất làm cho người nông dân mở rộng qui mô trồng trọt, chăn nuôi, thay đổi đối tượng vật nuôi, cây trồng và Ngân hàng nâng cao định mức về cho vay nông nghiệp nên doanh số cho vay thuộc đối tượng này tăng lên.
Ngoài các đối tượng nêu trên Ngân hàng còn cho vay đối với một số lĩnh vực khác như: phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, cán bộ công nhân viên chức như cho vay mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình… doanh số cho vay của
đối tượng này thường chiếm tỷ trọng thấp dưới 8% trong tổng doanh số cho vay.