Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT quận cái răng (Trang 68 - 76)

Song song với việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu. Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng. Nợ xấu làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tưđược, không có khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Nợ xấu là một trong những rủi ro tín dụng và tác động tiêu cực

đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu nợ xấu chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ thì có thể làm cho Ngân hàng mất cân đối trong thanh toán, làm cho Ngân hàng bị thua lỗ và thậm chí dẫn đến nguy cơ phá sản.

Vì vậy, mà nợ xấu là vấn đề mà tất cả các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nợ

xấu là tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, qua đó có thểđánh giá được hiệu quả trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng và đánh giá

được trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng đối với các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

4.2.4.1. Nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Bảng 4.16: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 VÀ 6 THÁNG 2010 ĐVT: triu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 5.641 5.885 2.229 3.519 244 4,33 -3.656 -62,12 Trung - dài hạn 381 1.789 1.177 1.352 1.408 369,55 -612 -34,21 Tổng cộng 6.022 7.674 3.406 4.871 1.652 27,43 -4.268 -55,62

(Nguồn: Phòng kinh doanh từ năm 2007 – 2010)

93.67 76.69 65.44 72.2 6.33 23.31 34.56 27.8 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6/2010

Ngắn hạn Trung, dài hạn

Hình 10: Tỷ trọng nợ xấu theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2007– 2009 và 6 tháng 2010

Nhìn vào bảng 4.16 ta thấy tình hình nợ xấu tại chi nhánh NHNo & PTNT Quận Cái Răng năm 2008 có xu hướng tăng, nhưng lại giảm đáng kể trong năm 2009. Cụ thể: năm 2007 tổng nợ xấu là 6.022 triệu đồng, sang năm 2008 tổng nợ

xấu là 7.674 triệu đồng, tăng 1.652 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 27,43%. Nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng trong năm 2008 là do chi phí sản xuất ngày càng tăng cao như: giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp, giá nhân công … làm cho người dân sản xuất không có lãi. Nhiều dự án qui hoạch treo, hoặc triển khai chậm, làm cho người dân bị thiệt thòi, không sản xuất được, trông chờ bồi hoàn, dẫn đến chậm trễ trong việc trả nợ gốc, lãi cho ngân hàng, bên cạnh đó việc thay đổi cách tính nợ xấu (chia dư nợ ra làm 5 nhóm nợ) theo thông lệ quốc tế cũng làm cho nợ xấu của chi nhánh tăng cao. Đến năm 2009 tổng nợ

xấu là 3.406 triệu đồng, giảm 4.268 triệu đồng so với năm 2008, tương đương giảm 55,62%, do năm 2009 nền kinh tế bình ổn trở lại sau khi Chính Phủ sử dụng gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, người nông dân sản xuất ra hàng hóa dễ tiêu thụ, sản phẩm bán được giá cao, giúp họ có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ ngân hàng.

N xu ngn hn: luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của chi nhánh. Cụ thể, năm 2007 nợ xấu ngắn hạn là 5.641 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 93,67%, sang năm 2008 nợ xấu ngắn hạn là 5.885 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 76,69%, tăng 244 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 4,33%. Nguyên nhân là do người vay vốn sử dụng sai mục đích, khi nhận được vốn vay của Ngân hàng, khách hàng không đầu tưđúng kế hoạch mà dùng vào mục đích riêng khác, vốn sử dụng sai mục đích, mức độ an toàn vốn thấp nên gây ra những khoản nợ

xấu cho Ngân hàng, ngoài ra còn do cán bộ tín dụng không theo dõi sát sao món vay, không thẩm định kỹ trước, trong và sau khi cho vay, không đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn … điều này làm cho nợ xấu của chi nhánh ngày càng tăng lên.

Đến năm 2009 nợ xấu ngắn hạn là 2.229 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 65,44%, giảm 3.656 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 62,12% do năm 2009 nền kinh tế có phần ổn định và Ngân hàng có tổ chức tốt trong công tác thu nợ nên năm 2009 nợ xấu ngắn hạn có chiều hướng giảm xuống.

N xu trung hn – dài hn: luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu của chi nhánh. Cụ thể, năm 2007 nợ xấu trung – dài hạn là 381 triệu đồng, chiếm

tỷ trọng 6,33%, sang năm 2008 nợ xấu trung – dài hạn là 1.789 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23,31%, tăng 1.408 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 369,55%. Cũng giống như nợ xấu ngắn hạn, nợ xấu trung – dài hạn bịảnh hưởng do sự biến động của giá cả trên thị trường nên dẫn đến việc sản xuất bị sụt giảm

đáng kể. Bên cạnh đó, cũng kểđến nguyên nhân do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố ý kéo dài thời gian trả nợ cho Ngân hàng. Đến năm 2009 nợ xấu trung – dài hạn là 1.177 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,56%, giảm 612 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 34,21%.

Bảng 4.17: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TRONG 6 THÁNG

ĐẦU NĂM 2008 – 2010

ĐVT: triu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh từ năm 2008– 2010)

Qua bảng 4.16 ta thấy nợ xấu của chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2008 là 5.539 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 nợ xấu có giảm xuống còn lại là 4.906 triệu đồng, giảm 633 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2008, tương ứng giảm 11,43%. Đến 6 tháng đầu năm 2010 nợ xấu có giảm xuống nhưng với mức

độ không đáng kể là 4.871 triệu đồng, giảm 35 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009, tương ứng giảm 0,71%.

N xu ngn hn:liên tục tăng lên qua các năm. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 là 2.589 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 nợ xấu tiếp tục tăng lên là 3.101 triệu đồng, tăng 512 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2008, tương ứng tăng 19,78%. Đến 6 tháng đầu năm 2010 nợ xấu tiếp tục tăng lên là 3.519 triệu đồng, tăng 418 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009, tương ứng tăng 13,48%. 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 2.589 3.101 3.519 512 19,78 418 13,48 Trung – dài hạn 2.950 1.805 1.352 -1.145 -38,81 -453 -25,09 Tổng cộng 5.539 4.906 4.871 -633 -11,43 -35 -0,71

Nợ xấu của chi nhánh ngày một tăng lên do đó chi nhánh cần có những biện pháp khắc phục tốt hơn nữa, nhằm làm giảm nợ xấu góp phần năng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.

N xu trung – dài hn:6 tháng đầu năm 2008 là 2.950 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 nợ xấu giảm xuống là 1.805 triệu đồng, giảm 1.145 triệu

đồng so với 6 tháng đầu năm 2008, tương ứng giảm 38,81%. Đến 6 tháng đầu năm 2010 nợ xấu giảm xuống là 1.352 triệu đồng, giảm 453 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009, tương ứng giảm 25,09%. Nợ xấu trung – dài hạn của chi nhánh khá cao do đó chi nhánh cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác từ phía khách hàng hay của cán bộ Ngân hàng để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.

4.2.4.2. Nợ xấu theo loại hình sản xuất

Trong năm 2005, NHNN ban hành các Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 663/2006/QĐ- NHNo-XLRR Quyết định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Với việc áp dụng phân loại nợ theo qui định mới làm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh tăng cao.

Bảng 4.18: NỢ XẤU THEO LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CỦA KHÁCH HÀNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 VÀ 6 THÁNG 2010 ĐVT: triu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nông nghiệp 2.594 2.618 780 1.145 24 0,93 -1.838 -70,21 Xây dựng 2.006 2.491 1.443 2.110 485 24,18 -1.048 -42,07 Thương mại − Dịch vụ 1.147 1.846 616 1.073 699 60,94 -1.230 -66,63 Khác 275 719 567 543 444 161,45 -152 -21,14 Tổng cộng 6.022 7.674 3.406 4.871 1.652 27,43 -4.268 -55,62

43.08 34.12 22.90 23.51 33.31 32.46 42.37 43.32 19.05 24.06 18.09 22.02 4.57 9.37 16.65 11.15 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6/2010

Nông Nghiệp Xây Dựng Thương mại – dịch vụ Khác

Hình 11: Tỷ trọng nợ xấu theo loại hình sản xuất của khách hàng qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng 2010

Qua bảng 4.18 ta thấy nợ xấu chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu tại chi nhánh là đối tượng vay vốn xây dựng và có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2007 là 2.006 triệu, năm 2008 lên đến 2.491 triệu, đến năm 2009 là 1.443 triệu đồng. Nguyên nhân nợ xấu thuộc đối tượng xây dựng có chiều hướng tăng năm 2008 là do người dân vay tiền về cất nhà đền bù nhưng dự

án triển khai chập chạp nên người dân không có nguồn thu nhập để trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ xấu của chi nhánh tăng lên.

Nhìn vào bảng 4.18 ta thấy nợ xấu theo loại hình sản xuất của khách hàng là nông nghiệp cũng có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2007 là 2.594 triệu đồng, đến năm 2008 nợ xấu là 2.618 triệu đồng, sang năm 2009 là 780 triệu đồng. Nguyên nhân là do các năm gần đây dịch bệnh thường xuyên xảy ra: lở mồm long móng, cúm gia cầm, heo tai xanh, cháy lá, rầy nâu ... làm cho người nông dân thất mùa, hàng hóa sản xuất làm ra bán không có người mua, giá cả nông sản bấp bênh ... làm cho người nông dân không trả nợđúng hạn

được cho Ngân hàng, nên năm 2008 nợ xấu không giảm mà có chiều hướng tăng.

Đến năm 2009 nợ xấu ngành này giảm đáng kể so với năm 2008, kết quả này cho thấy Ngân hàng đã nâng cao chất lượng tín dụng và quan tâm nhiều hơn đối với tình trạng nợ xấu, đồng thời có biện pháp tích cực trong việc xử lý nợ xấu, đã làm cho nợ xấu giảm đáng kể.

Kếđến là ngành thương mại dịch vụ, nợ xấu chiếm tỷ trọng trên 18% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Đối với ngành khác thì tỷ lệ nợ xấu thường nhỏ hơn 17% trong tổng nợ xấu của chi nhánh.

Bảng 4.19: NỢ XẤU THEO LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CỦA KHÁCH HÀNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 – 2010 ĐVT: triu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nông nghiệp 2.014 1.149 1.145 -865 -42,95 -4 -0,35 Xây dựng 2.010 2.087 2.110 77 3,83 23 1,10 Thương mại – dịch vụ 1.165 1.145 1.073 -20 -1,72 -72 -6,29 Khác 350 525 543 175 50,00 18 3,34 Tổng cộng 5.539 4.906 4.871 -633 -11,43 -35 -0,71

(Nguồn: Phòng kinh doanh từ năm 2008 – 2010)

Qua bảng 4.19 ta thấy nợ xấu đối với lĩnh vực nông nghiệp 6 tháng đầu năm có chiều hướng giảm dần. Cụ thể: Năm 2008 là 2.014 triệu đồng, sang 6 tháng

đầu năm 2009 nợ xấu giảm xuống 1.149 triệu đồng, giảm 865 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2008, tương đương giảm 42,95%. Đến 6 tháng đầu năm 2010 nợ

xấu giảm xuống 1.145 triệu đồng, giảm 4 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009, tương đương giảm 0,35%.

Đối với nợ xấu thuộc đối tượng sản xuất của khách hàng là xây dựng và Thương mại − Dịch vụ nợ xấu chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Nguyên nhân là do số tiền đầu tư cao nên một vài hộ sản xuất kinh doanh không hiệu quả

sẽ phát sinh nợ xấu cho Ngân hàng. Cụ thể đối với ngành xây dựng thì nợ xấu 6 tháng năm 2008 là 2.010 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 có tăng lên nhưng không cao là 2.087 triệu đồng, tăng 77 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 có tăng lên nhưng không cao là 2.110 triệu

đồng, tăng 23 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009, tương ứng tăng 1,10%.

Đối với ngành Thương mại − Dịch vụ thì nợ xấu nợ xấu 6 tháng năm 2008 là 1.165 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 có giảm xuống nhưng không

đáng kể là 1.145 triệu đồng, giảm 20 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2008, tương ứng giảm 1,72%. Đến 6 tháng đầu năm 2010 có giảm xuống nhưng không

đáng kể là 1.073 triệu đồng, giảm 72 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009, tương ứng giảm 6,29%.

Nợ xấu thuộc lĩnh vực khác thì trong 6 tháng đầu năm 2008 là 350 triệu

đồng, đến 6 tháng đầu năm 2009 là 525 triệu đồng tăng 175 triệu đồng so với năm 2008, tưng ứng tăng 50%. Sang 6 tháng đầu năm 2010 là 543 triệu đồng, tăng 18 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2008, tương đương tăng 3,43%.

Nhìn chung tổng nợ xấu tại chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng và còn tương đối cao nguyên nhân xuất hiện nợ xấu là do:

Những năm gần đây tình hình thiên tai và dịch bệnh xảy ra thường xuyên: dịch cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng ở gia súc, rầy nâu, cháy lá ... ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, quá trình đầu tư cải tạo vườn tạp chưa mang lại hiệu quả, một số hộ kinh doanh đầu tư vốn cốđịnh, chưa phát huy hiệu quả do sản phẩm làm ra bị cạnh tranh, phải gia hạn −điều chỉnh nhiều lần.

Vay ké, vay chung, vay nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng. Người sử dụng vốn không có khả năng trả nợ còn người vay thì đùn đẩy trách nhiệm cho người sử dụng vốn. Đây thực chất là việc sử dụng tiền vay sai mục đích, sai

đối tượng tuy nhiên cũng rất phổ biến đối với cho vay hộ nông dân, mà cán bộ

Ngân hàng do vô tình hay cố ý đã cho vay.

Do nhà xa, bận rộn kinh doanh, người vay nhờ người khác đi trả nợ gốc, lãi nhưng bị chiếm dụng vốn − không đòi lại được nên cũng không chịu trả nợ Ngân hàng ...

Bên cạnh đó một số khách hàng có khả năng trả được nợ nhưng cố tình chây ỳ không muốn trả, họ cố ý chiếm đoạt vốn Ngân hàng.

Đây là nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía khách hàng vay vốn và sự

hạn chế của cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay trong suốt quá trình cho vay. Nguyên nhân nữa là do lãi suất cho vay của Ngân hàng thấp hơn rất nhiều lãi suất vay nóng bên ngoài cho nên khách hàng vay vốn về để cho vay lại nhằm mục đích thu lãi hoặc dùng vào các khoản chi tiêu, mua sắm trong nhà.

lũy qua các năm nên nợ xấu thường ở mức cao. Cả hai trường hợp đều dẫn đến khả năng Ngân hàng thu hồi nợ không được.

Ngoài ra, có các khoản nợ không thu được từ đầu tư xây dựng và phục vụ đời sống, nhóm khách hàng này thường tập trung vào các cán bộ, công nhân viên. Do họ ít có nguồn vốn trong sinh hoạt, nên khi có nhu cầu vốn phục vụ cho sinh hoạt họđến Ngân hàng vay vốn, nhưng sau khi vay vốn nhóm đối tượng này ít có

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT quận cái răng (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)