PTNT QUẬN CÁI RĂNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH:
Trong thời gian qua, chi nhánh luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch được đề
ra là nhờđược sử hỗ trợ kịp thời của các phòng ban nghiệp vụ, bám sát đường lối chủ trương chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn, chủ động lựa chọn khách hàng, dự án có hiệu quả để đầu tư, chủ động làm việc với các doanh nghiệp để
nắm bắt kế hoạch xây dựng, mở rộng thị phần trọng tâm, để mở rộng hoạt động sử dụng vốn, đồng thời giữ vững các khách hàng truyền thống tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Để phản ánh mức độ
hoạt động và qui mô của Ngân hàng thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính.
4.3.1. Hiệu quả hoạt động tín dụng
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt đông tín dụng của Ngân hàng được thể
Bảng 4.20: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 Năm Chỉ tiêu Đơn vị Tính 2007 2008 2009 1. Vốn huy động Triệu đồng 171.974 191.498 201.972 2. Doanh số cho vay Triệu đồng 219.765 193.979 306.684 3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 213.010 189.765 240.134 4. Tổng dư nợ cho vay Triệu đồng 149.459 153.673 220.223 5. Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 92.664 100.314 143.199 6. Dư nợ trung − dài hạn Triệu đồng 56.795 53.359 77.024 7. Nợ xấu Triệu đồng 6.022 7.674 3.406 8. Dư nợ bình quân Triệu đồng 146.082 151.566 186.948 9. Hệ số thu nợ % 96,93 97,83 78,30 10. Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động % 86,91 80,25 109,04 11. Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ % 62,00 65,28 65,02 12. Dư nợ trung − dài hạn/ Tổng dư nợ % 38,00 34,72 34,98 13. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,46 1,25 1,28 14. Nợ xấu/ Tổng dư nợ % 4,03 4,99 1,55
(Nguồn: Phòng kinh doanh năm 2007 – 2009)
Hệ số thu nợ: phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả
năng trả nợ vay của khách hàng và cho biết số tiền mà Ngân hàng sẽ thu được trong một thời gian nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Dựa vào bảng 4.19 ta thấy, hệ số thu nợ của chi nhánh qua các năm có xu hướng giảm xuống là do tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ, đặc biệt là năm 2009 hệ số thu nợ còn 78,30%. Tuy nhiên, tình hình thu nợ của chi nhánh qua phân tích ở trên ta thấy rất khả quan. Việc hệ số
thu nợ giảm là do tình hình kinh tế thị trường có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, thêm vào đó là do thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.
Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động: Chỉ số dư nợ trên nguồn vốn huy
động xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này
quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu quá lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp do dư nợ của Ngân hàng lớn hơn vốn huy động, vì Ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay ra nên phải nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên và chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn mức lãi suất huy động từ dân cư. Ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả vì Ngân hàng huy động được nhưng không cho vay được nên dư nợ thấp hơn vốn huy động, khi đó Ngân hàng thừa vốn nên phải điều chuyển về Ngân hàng cấp trên và hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất mà Ngân hàng cho vay ra. Chỉ số này khoảng 60% - 80% là hợp lý vì nếu lớn quá sẽ làm cho tính thanh khoản của Ngân hàng thấp. Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn là công việc trọng yếu và nan giải, nhất là trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, Ngân hàng phải nỗ lực và có biện pháp tích cực trong công tác huy động vốn để có thể tự cân đối nguồn vốn của mình mà không cần vào vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên.
Dư nợ ngắn hạn, trung – dài hạn trên tổng dư nợ: đây là chỉ tiêu nhằm để
xác định cơ cấu đầu tư của Ngân hàng. Ở đây ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 60% trong tổng dư nợ của chi nhánh và có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2007 là 62,00%, năm 2008 là 65,28%, năm 2009 là 65,02%. Dư nợ cho vay trung – dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng dư nợ và có chiều hướng giảm, cụ thể năm 2007 chiếm 38,00%, năm 2008 là 34,72%, và năm 2009 là 34,98%. Ngân hàng đã tăng dần tỷ
trọng cho vay ngắn hạn để giảm rủi ro cho Ngân hàng nhất là rủi ro về lãi suất, khi mà lãi suất trên thị trường biến động liên tục theo hướng tăng và để phục vụ
tốt hơn nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế địa phương thì Ngân hàng cũng đang tăng dần dư nợ trung – dài hạn nhưng chưa cao. Vì vậy Ngân hàng cần tăng cường cho vay trung − dài hạn trong những năm tới do xã hội càng phát triển, nhu cầu đầu tư sửa chữa, mở rộng qui mô kinh doanh, xây dựng mới ngày càng nhiều, nếu chỉđầu tư ngắn hạn thì các khách hàng không thể thu hồi kịp vốn để
hoàn trả cho Ngân hàng dẫn đến hiệu quảđầu tư của khách hàng giảm ảnh hưởng
đến kết quả thu hồi nợ cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Vòng quay vốn tín dụng:Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng
tỏ khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng tốt. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của NHNo & PTNT Quận Cái Răng qua các năm không ổn định. Cụ thể
năm 2007 là 1,46 vòng, năm 2008 giảm xuống còn 1,25 vòng, đến năm 2009 là 1,28 vòng. Nguyên nhân là do trong năm 2007 doanh số thu nợ tăng khá cao trong khi dư nợ tăng không đáng kể, còn trong năm 2008 giảm là do doanh số thu nợ giảm vì lãi suất cho vay trong năm 2008 cao, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ, khủng hoảng kinh tế, sản xuất ra hàng hóa bán không có người mua… đời sống người dân khó khăn nên các hộ vay vốn không trả được nợ đúng thời hạn cho Ngân hàng. Nhìn chung, chi nhánh cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng lên, khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao, tạo điều kiện tăng thêm lợi nhuận.
Nợ xấu trên tổng dư nợ:Đây là chỉ tiêu thể hiện chất lượng nghiệp vụ của cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, thẩm
định khách hàng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
là dưới 5%. Với Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 5% thì hoạt
động tín dụng của Ngân hàng đó được xem là có chất lượng tín dụng tốt. Đối với NHNo & PTNT Quận Cái Răng, mức độ rủi ro tín dụng năm 2007 là 4,03%, năm 2008 là 4,99%, sang năm 2009 là 1,55%. Nguyên nhân năm 2008 cao là do Ngân hàng đã thay đổi cách tính nợ xấu theo thông lệ quốc tế. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn còn nằm trong phạm vi cho phép của NHNN nhưng đã vượt mức cho phép của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là 3%. Nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này giảm
đáng kể là do Ngân hàng đã nâng cao chất lượng tín dụng và có biện pháp tích cực xử lý nợ xấu để hạ tỷ lệ nợ xấu xuống mức nhỏ nhất nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.
Bảng 4.21: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 – 2010 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Đơn vị Tính 2008 2009 2010 1. Vốn huy động Triệu đồng 175.687 203.163 245.610 2. Doanh số cho vay Triệu đồng 85.190 157.165 191.803 3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 86.706 123.722 162.796 4. Tổng dư nợ cho vay Triệu đồng 147.943 187.116 249.231 5. Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 98.269 129.772 178.531 6. Dư nợ trung – dài hạn Triệu đồng 49.674 57.344 70.700 5. Nợ xấu Triệu đồng 5.539 4.906 4.871 6. Hệ số thu nợ % 101,78 78,72 84,88 10. Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động % 84,21 92,10 101,47 8. Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ % 66,42 69,35 71.63 9. Dư nợ trung – dài hạn/ Tổng dư nợ % 33,58 30,65 28,37 10. Nợ xấu/ Tổng dư nợ % 3,74 2,62 1,95
(Nguồn: Phòng kinh doanh năm 2008 – 2010)
Hệ số thu nợ: Qua bảng 4.20 ta thấy hệ số thu nợ qua các năm tăng giảm không ổn định. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 là 101,78%, 6 tháng đầu năm 2009 giảm xuống còn 78,72%, đến 6 tháng đầu năm 2010 tăng lên còn 84,88%. Do 6 tháng đầu năm thường rơi vào dịp tết cổ truyền nên nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao để tích trữ hàng hóa nên doanh số cho vay 6 tháng đầu năm của chi nhánh thường tăng cao.
Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động: chỉ số này có su hướng tăng qua các năm. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 đạt 84,21%, sang 6 tháng đầu năm 2009 tăng lên 89,28%, đến 6 tháng đầu năm 2010 tăng lên 101,47%. Hoạt động đầu tư tín dụng của Ngân hàng luôn được chú trọng và quan tâm đúng mức vì đây là một trong những hoạt động chính và quan trọng nhất của bất cứ Ngân hàng nào. Ngân hàng cần đề ra các hình thức thu hút vốn mới lạ và hấp dẫn hơn nữa để khuyến khích người dân gửi tiền nhằm tăng vốn huy động cho chi nhánh mình.
Dư nợ ngắn hạn, trung – dài hạn trên tổng dư nợ: Qua bảng 4.20 ta thấy rằng dư nợ ngắn hạn lên còn dư nợ trung – dài hạn ngày càng giảm xuống. Cụ thể
tỷ lệ dư nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2008 đạt 66,42%, sang 6 tháng đầu năm 2009 tăng lên 69,35%, đến 6 tháng đầu năm 2010 tiếp tục tăng lên 71,63%. Tỷ lệ
dư nợ trung – dài hạn hạn 6 tháng đầu năm 2008 là 33,58%, sang 6 tháng đầu năm 2009 giảm xuống còn 30,65%, đến 6 tháng đầu năm 2010 tiếp tục giảm xuống còn 28,37%. Ngân hàng đã tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn để giảm rủi ro cho Ngân hàng nhất là rủi ro về lãi suất, khi mà lãi suất trên thị trường biến
động liên tục theo hướng tăng và để phục vụ tốt hơn nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế địa phương thì Ngân hàng cũng đang tăng dần dư nợ trung – dài hạn nhưng vẫn còn thấp.
Nợ xấu trên tổng dư nợ: Qua bảng 4.20 ta thấy nợ xấu của chi nhánh qua các năm giảm dần. Cụ thể nợ xấu 6 tháng đầu năm 2008 là 3,74%, sang 6 tháng
đầu năm 2009 giảm xuống 2,62%, đến 6 tháng đầu năm 2010 giảm xuống còn 1,95%. Có được kết quả này là do Ngân hàng đã nâng cao chất lượng tín dụng và có biện pháp tích cực xử lý nợ xấu để hạ tỷ lệ nợ xấu xuống mức nhỏ nhất nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng. Nhìn chung qua 3 năm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh luôn nhỏ hơn 5% theo qui định của NHNN đây là kết quả đáng mừng, nhưng Ngân hàng cần phải duy trì và ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng để giúp hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển hơn.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN