Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT quận cái răng (Trang 54 - 61)

Song song với việc cho vay thì công tác thu nợ là hết sức quan trọng đối với mọi Ngân hàng thương mại nói chung và đối với NHNo & PTNT Quận Cái Răng nói riêng. Công tác thu hồi nợđược Ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu hồi nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.

4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Bảng 4.8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 ĐVT: triu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 162.516 159.391 197.048 -3.125 -1,92 37.657 23,63 Trung – dài hạn 50.494 30.374 43.086 -20.120 -39,85 12.712 41,85 Tổng cộng 213.010 189.765 240.134 -23.245 -10,91 50.369 26,54

(%) 76.30 83.99 82.06 23.70 16.01 17.94 0 20 40 60 80 100

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Ngắn hạn Trung, dài hạn

Hình 6: Biểu đồ tỷ trọng doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2007 – 2009

Qua bảng 4.8 ta thấy tổng doanh số thu nợ tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2007 doanh số thu nợ là 213.010 triệu đồng, sang năm 2008 doanh số thu nợ chỉ đạt 189.765 triệu đồng, giảm 23.245 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 10,91%. Doanh số thu nợ giảm là do doanh số cho vay trong năm 2008 giảm. Đến năm 2009, doanh số thu nợ đạt 240.134 triệu đồng, tăng 50.369 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 26,54%. Doanh số

thu nợ tăng là do doanh số cho vay trong năm 2009 tăng.

Doanh s thu n ngn hn: cũng tăng giảm không ổn định, giảm trong năm 2008 và tăng trong năm 2009, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ dao động từ 76,30% − 83,99% vì doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, năm 2007 doanh số

thu nợ ngắn hạn đạt 162.516 triệu đồng với tỷ trọng là 76,30%, năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 159.391 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,99%, giảm 3.125 triệu đồng, tức giảm 1,92% so với năm 2007, mặt dù doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2008 có tăng hơn so với năm 2007 (167.041 triệu đồng trong năm 2008 và năm 2007 là 166.300 triệu đồng) nhưng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008 vẫn giảm hơn so với năm 2007 là do trong năm 2008 tình hình kinh tế khó khăn, ngưi ờdân làm ăn không hiệu quả, lạm phát tăng cao, thiên tai, dịch bệnh làm cho khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợđúng hạn cho Ngân hàng nên doanh số thu nợ giảm. Đến năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng so với năm 2008, nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng mạnh trong năm 2009 và khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợđúng hạn cho Ngân hàng.

Doanh s thu n trung dài hn: chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số

thu nợ. Cụ thể qua các năm như sau, năm 2007 doanh số thu nợ trung − dài hạn

đạt 50.494 triệu đồng chiếm tỷ trọng 23,70%, sang năm 2008 doanh số thu nợ

trung − dài hạn đạt 30.374 triệu đồng với tỷ trọng là 16,01% giảm 20.120 triệu

đồng so với năm 2007, tương đương giảm 39,85% là do trong năm 2008 lạm phát tăng cao đời sống của người dân khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, nông dân làm ra hàng hóa bán không người mua, lương của cán bộ công nhân viên chức có tăng nhưng không bằng tốc độ tăng của giá cả hàng hóa bên ngoài ... nên một lượng lớn khách hàng vay vốn trung – dài hạn tại chi nhánh để cải tạo vườn, xây dựng – sửa chữa nhà ... không trảđược nợ ngân hàng như cam kết làm cho doanh số thu nợ trung – dài hạn giảm trong năm 2008. Đến năm 2009 doanh số thu nợ

trung − dài hạn đạt 43.086 triệu đồng với tỷ trọng là 17,94% tăng 12.712 triệu

đồng so với năm 2008, tương đương giảm 41,85% là do trong năm 2009 doanh số cho vay trung − dài hạn tại chi nhánh tăng mạnh.

Nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ nên đã có thể thu

được vốn đã cho vay.

Bảng 4.9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 – 2010 ĐVT: triu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 64.250 99.795 146.354 35.545 55,32 46.559 46,65 Trung – dài hạn 22.456 23.927 16.442 1.471 6,55 -7.485 -31,28 Tổng cộng 86.706 123.722 162.796 37.016 42,69 39.074 31,60

Qua bảng 4.9 doanh số thu nợ tăng qua các năm. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 doanh số thu nợđạt 86.706 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 doanh số thu nợ đạt 123.722 triệu đồng, tăng 37.016 triệu đồng, tương đương tăng 42,69% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 doanh số thu nợđạt 162.796 triệu đồng, tăng 39.074 triệu đồng, tương đương tăng 31,60% so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân tăng trong 6 tháng đầu năm 2009, 2010 là do doanh số cho vay tăng nên doanh số thu nợ cũng tăng theo.

Đối với doanh số thu nợ trong ngắn hạn thì tăng qua các năm còn doanh số

thu nợ trung – dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2009 tăng và giảm trong 6 tháng

đầu năm 2010.

4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo loại hình sản xuất

Bảng 4.10: DOANH SỐ THU NỢ THEO LỌAI HÌNH SẢN XUẤT CỦA KHÁCH HÀNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 ĐVT: triu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nông nghiệp 51.956 29.801 51.742 -22.155 -42,64 21.941 73,63 Xây dựng 85.213 63.709 79.574 -21.504 -25,24 15.865 24,90 Thương mại – dịch vụ 74.286 84.770 93.903 10.484 14,11 9.133 10,77 Khác 1.555 11.485 14.915 9.930 638,59 3.430 29,87 Tổng cộng 213.010 189.765 240.134 -23.245 -10,91 50.369 26,54

(% ) 24.39 15.70 21.55 40.00 33.57 33.14 34.87 44.67 39.10 0.73 6.05 6.21 0 20 40 60 80 100

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nông Nghiệp Xây Dựng Thương mại – dịch vụ Khác

Hình 7: Tỷ trọng doanh số thu nợ theo loại hình sản xuất của khách hàng qua 3 năm 2007 – 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.10 ta thấy doanh số thu nợ theo loại hình sản xuất của khách hàng tăng, giảm không đều nhau qua 3 năm, trong đó khách hàng vay vốn để

kinh doanh ngành Thương mại – Dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ và liên tục tăng qua các năm.

Đối với lĩnh vực Thương mại- Dịch vụ, năm 2007 doanh số thu nợ đạt 74.286 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,87% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2008

đạt 84.770 triệu đồng với tỷ trọng là 44,67% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 10.484 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 14,11%. Mặt dù tỷ trọng thu nợ của các ngành khác đều giảm trong năm 2008 nhưng đối với ngành Thương mại – Dịch vụ lại tăng là do doanh số cho vay đối với ngành này trong năm 2007 tăng mạnh. Sang năm 2009, doanh số thu nợ là 93.903 triệu đồng với tỷ trọng là 39,10% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 9.133 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 10,77%.

Đối với ngành xây dựng, doanh số thu nợ của ngành này thường chiếm tỷ

trọng tương đối cao trong tổng doanh số thu nợ tại chi nhánh dao động từ 33,14%

− 40,00% và tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2007 đạt 85.213 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 40,00%. Năm 2008 doanh số thu nợ đối với ngành này đạt 63.709 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,57%, giảm 21.504 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 25,24%. Nguyên nhân giảm là do năm 2008 nên kinh tế khó khăn, vật giá leo thang, đời sống người dân khó khăn, lãi suất cao nên họ không muốn vay vốn để xây dựng nên doanh số cho vay giảm làm cho thu nợ cũng giảm theo. Năm 2009 doanh số thu nợđối với ngành này đạt 79.574

triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,14%, tăng 15.865 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 24,90%, năm 2009 tăng do tình hình kinh tế có phần khởi sắc hơn, người dân sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm tiêu thụđược, có nguồn thu nhập

để trả nợ ngân hàng.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp thì doanh số thu nợ tăng, giảm cũng không

đều nhau qua các năm. Cụ thể, năm 2007 là 51.956 triệu đồng chiếm tỷ trọng 24,39%. Năm 2008, doanh số thu nợ là 29.801 triệu đồng với tỷ trọng là 15,70% trong tổng doanh số thu nợ, giảm 22.155 triệu đồng so với năm 2007, tương

đương giảm 42.64%. Nguyên nhân tỷ lệ thu nợ trong năm 2008 giảm là do trong năm này ngành nông nghiệp gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh như bệnh cúm gia cầm, lỡ mồm long móng, quá trình đầu tư cải tạo vườn tạp chưa mang lại hiệu quả, làm ra sản phẩm bán không có người mua, giá giảm … đã ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng của người nông dân, từđó ảnh hưởng đến nguồn thu nhập để

trả nợ cho Ngân hàng. Sang năm 2009, doanh số thu nợ là 51.742 triệu đồng với tỷ trọng là 21.55% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 21.941 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 73,63%. Nguyên nhân tỷ lệ thu nợ trong năm 2009 tăng là do trong năm 2009 người dân làm ăn có phần thuận lợi hơn, sản phẩm hàng hóa dễ bán, được giá nên doanh số thu nợ ngành này lại tăng gần bằng với doanh số của năm 2007.

Cũng như hoạt động cho vay ngoài những ngành nghề chủ yếu nêu trên thì NHNo & PTNT Quận Cái Răng còn cho vay phục vụ nhiều mục đích kinh tế

khác như: phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, cán bộ công nhân viên chức cải thiện đời sống như cho vay mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình, cầm sổ tiết kiệm … doanh số thu nợ của đối tượng này thường chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh số cho vay.

Bảng 4.11: DOANH SỐ THU NỢ THEO LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CỦA KHÁCH HÀNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 – 2010 ĐVT: triu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nông nghiệp 9.465 26.247 38.751 16.782 177,31 12.324 46,95 Xây dựng 32.027 35.431 45.029 3.404 10,63 9.598 27,10 Thương mại – dịch vụ 41.042 54.951 68.942 13.909 33,89 13.991 25,46 Khác 4.172 7.093 10.254 2.921 70,01 3.161 44,57 Tổng cộng 86.706 123.722 162.796 37.016 42,69 39.074 31,58

(Nguồn: Phòng kinh doanh từ năm 2008 – 2010)

Qua bảng 4.11 ta thấy qua các năm doanh số thu nợđối với ngành Thương mại – Dịch vụ liên tục tăng lên. Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2008 đạt 41.042 triệu đồng, sang 6 tháng đầu năm 2009 đạt 54.951 triệu đồng tăng 13.909 triệu đồng, tương đương tăng 33,89% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng

đầu năm 2010 đạt 68.942 triệu đồng tăng 13.991 triệu đồng, tương đương tăng 25,46% so với 6 tháng đầu năm 2009. Doanh số thu nợ đối với ngành Thương mại – Dịch vụ liên tục tăng lên do khách hàng thuộc lĩnh vực này là những khách hàng truyền thống của Ngân hàng và đã làm ăn lâu năm nên rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực nầy, do đó công việc làm ăn họ rất hiệu quả và trả nợ cho Ngân hàng rất đúng với kỳ hạn đã cam kết.

Đối với loại hình sản xuất của khách hàng là xây dựng thì doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2008 đạt 32.027 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 đạt 35.431 triệu đồng, tăng 3.404 triệu đồng, tương đương tăng 10,63% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 đạt 45.029 triệu đồng, tăng 9.598 triệu đồng, tương đương tăng 27,10% so với 6 tháng đầu năm 2009. Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2009, 2010 tăng là do tình hình kinh tế trên địa bàn

Quận phát triển ổn định, người dân vay tiền để xây dựng, sửa chữa nhà, các Hợp tác xã xây dựng, nhà thầu vay tiền để xây dựng làm cho doanh số cho vay tăng, cho nên doanh số thu nợ của ngành cũng tăng theo.

Đối với loại hình sản xuất của khách hàng là nông nghiệp thì thì doanh số

thu nợ 6 tháng đầu năm 2008 đạt 9.465 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009

đạt 26.247 triệu đồng, tăng 16.782 triệu đồng, tương đương tăng 177,31% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 đạt 38.571 triệu đồng, tăng 12.324 triệu đồng, tương đương tăng 46,95% so với 6 tháng đầu năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2009 cho Chính Phủ thực hiện kích cầu và hỗ trợ cho người nông dân làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp giảm xuống, người nông dân có lời nhiều hơn nên họ trả nợ tốt cho Ngân hàng nên doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2009, 2010 đạt được kết quả rất khả quan.

Doanh số thu nợđối với lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số thu nợ và có xu hướng tăng dần qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT quận cái răng (Trang 54 - 61)