Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2007– 2009

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT quận cái răng (Trang 37)

Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 ĐVT: triu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Thu nhập 22.735 27.607 25.785 4.872 21,43 -1.822 -6,60 Chi phí 15.757 25.925 21.795 10.168 64,53 -4.130 -15,93 Lợi nhuận 6.978 1.682 3.990 -5.296 -75,90 2.308 137,22

(Nguồn: Phòng kinh doanh từ năm 2007 – 2009)

22,735 27,607 25,785 15,757 25,925 21,795 6,978 1,682 3,990 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 2007 2008 2009 Năm Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Hình 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Quận Cái Răng qua 3 năm 2007 – 2009

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Quận Cái Răng qua 3 năm 2007 – 2009 đều có lợi nhuận. Cụ thể năm 2007 lợi nhuận đạt 6.978 triệu đồng, sang năm 2008 lợi nhuận giảm xuống 1.682 triệu đồng, giảm 5.296 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 75,9%. Đến năm 2009 lợi nhuận của ngân hàng đạt 3.990 triệu đồng, tăng 2.308 triệu đồng, tức tăng 137,22% so với năm 2008. Lợi nhuận trong năm 2008 giảm là do chi phí của Ngân hàng trong năm 2008 tăng quá cao 10.168 triệu đồng, tương đương tăng 64,53%. Sự gia tăng chi phí là do chi phí trả lãi tiền gửi cho khách tăng đột biến, từđầu năm 2008 đến tháng 09 năm 2008 NHNN liên tục tăng lãi suất cơ bản từ

8,25%/năm đến 14%/ năm. Vì vậy Ngân hàng muốn huy động được vốn thì phải tăng lãi suất dẫn đến chi phí trả lãi tăng quá cao. Ngoài ra còn do trong năm 2008 tình hình kinh tế khó khăn, nhiều hộ nông dân vay tiền của Ngân hàng dẫn đến không trả được nợ gốc, lãi vay cho Ngân hàng đúng thời gian qui định, trong khi

đó thu nhập của NHNo & PTNT Quận Cái Răng chiếm trên 90% là từ thu lãi cho vay, vì vậy làm cho thu nhập trong năm 2008 của Ngân hàng giảm mạnh. Sang năm 2009 Lợi nhuận tăng do từ đầu tháng 2 năm 2009 Chính Phủ thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất cơ bản còn 7%/năm, kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ lãi suất, ... làm đời sống người dân được cải thiện, chi phí vay tiền được giảm do hỗ trợ lãi suất, người dân sản xuất ra hàng hóa tiêu thụ được, ... làm cho tỷ lệ thu lãi, thu nợ gốc tăng cao, chính vì vậy mà kết quả kinh doanh năm 2009 của Ngân hàng NHNo & PTNT Quận Cái Răng rất khả quan.

3.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2008 - 2010 Bảng 3.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT

QUẬN CÁI RĂNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 - 2010 ĐVT: triu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Thu nhập 13.631 15.013 17.262 1.382 10,14 2.249 14,98 Chi phí 12.673 12.235 15.653 -438 -3,46 3.418 27,94 Lợi nhuận 958 2.778 1.609 1.820 189,98 -1.169 -42,08

Qua bảng 3.2 cho ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Quận Cái Răng 6 tháng đầu năm từ 2008 – 2010 đều có lợi nhuận nhưng sự tăng giảm giữa các năm không giống nhau. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 lợi nhuận là 958 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 lợi nhuận 2.778 triệu đồng, tăng 1.820 triệu đồng, tương đương tăng 189,98% so với 6 tháng đầu năm 2008, do từ đầu năm 2009 Chính Phủ thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất cơ

bản còn 7%/ năm, kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ lãi suất, ... làm đời sống người dân

được cải thiện, chi phí vay tiền được giảm do hỗ trợ lãi suất, người dân sản xuất ra hàng hóa tiêu thụ được, ... làm cho tỷ lệ thu lãi, thu nợ gốc tăng cao. Đến 6 tháng đầu năm 2010 lợi nhuận đạt 1.609 triệu đồng, giảm 1.169 triệu đồng, tương

đương giảm 42,08% so với 6 tháng đầu năm 2009, do từ đầu năm 2010 chi phí tăng, trả lãi tiền gửi cho khách hàng tăng đột biến.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lợi nhuận, nhưng do tình hình thị trường có nhiều biến động nên kết quả kinh doanh của Ngân hàng qua các năm không đồng đều.

3.4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT

ĐỘNG NĂM 2010: 3.4.1. Thuận lợi

Trong các năm qua, đặc biệt là năm 2009 Chính phủ quan tâm nhiều đến lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, đã điều chỉnh một số chính sách kinh tế chưa phù hợp

đồng thời ban hành bổ sung nhiều chính sách tiền tệ đáp ứng với điều kiện thực tiễn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ít rủi ro cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Ngân hàng được thành lập và hoạt động lâu năm ở địa bàn, thu hút được nhiều khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả.

Ngân hàng đã đưa vào vận hành giao dịch trên hệ thống mới Intra-Bank Payment anh Customer Accounting System (IPCAS) đây là chương trình phần mềm tin học mới triển khai cho các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp thuộc dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng do ngân hàng thế

giới tài trợ nhằm thực hiện chiến lược hiện đại hóa Ngân hàng.

Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có kinh nghiệm. Công tác đào tạo cán bộ luôn

Bên cạnh đó, ngân hàng đã tạo được mối quan hệ gắn bó với chính quyền

địa phương các cấp.

Tạo điều kiện để cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ

chuyên môn, năng lực để cán bộ nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụđược giao. Bám sát các chỉ tiêu đã được xác định, từ đó triển khai và thực hiện đồng bộ, tập thểđoàn kết trên dưới một lòng cùng phấn đấu và hoàn thành nhiệm vụ.

Tín dụng ngày càng được cũng cố, nâng dần chất lượng. NHNo & PTNT quận Cái Răng đã nâng dần tỷ trọng đầu tư tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp, lấy hiệu quả và chất lượng làm phương châm cho tăng trưởng tín dụng.

Chênh lệch thu – chi tuy không đạt kế hoạch, nhưng đơn vị vẫn đảm bảo đủ

chi trả lương và có tích lũy, thu nhập cán bộ công nhân viên ổn định, giúp họ yên tâm công tác và gắn bó với ngành.

3.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn: Do khách hàng đa số là nông dân hoạt động sản xuất nông nghiệp dễ bịảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, giá cả và thị trường ...năm nào trúng mùa, được giá thì việc thu lãi và gốc của ngân hàng dễ dàng, năm nào nông dân thất mùa thì công tác thu nợ gặp khó khăn.

Cán bộ tín dụng chưa bám sát món vay, chậm trễ trong việc đôn đốc nhắc nhở

người vay trả nợ lãi, gốc, nợ gia hạn nhiều, sử dụng vốn không đạt hiệu quả. Xử lý nợđối với các món vay thiếu lãi cao, món nợ xấu, nợ xử lý rủi ro còn chậm, kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Nguồn thu từ dịch vụ là rất thấp chưa được 1% tổng nguồn thu của đơn vị. Thời gian này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát kéo dài, … gây nhiều khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.

3.4.3. Phương hướng hoạt động năm 2010

Năm 2009, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Quận Cái Răng tiếp tục tăng trưởng. Sản xuất nông nghiệp thuần túy giảm đáng kể, các ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng, lạm phát đã được khống chế.

Căn cứ vào tình hình trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng đã đề ra mục tiêu 2010 như sau:

− Tăng cường huy động vốn, phấn đấu tăng mức huy động vốn từ 15% đến 20% so với năm 2009.

− Chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc để tạo ấn tượng và lòng tin đối với khách hàng.

− Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng đầu tư đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lựa chọn cho vay khách hàng có khả năng tài chính tốt, phấn

đấu tăng dư nợ 30% so với năm 2009.

− Đẩy mạnh thu nợ quá hạn, nợ xử lý rủi ro, tập trung xử lý và thu hồi các khoản nợ thiếu lãi cao để tăng nguồn thu. Bên cạnh mở rộng các nguồn thu dịch vụ, cắt giảm các khoản chi không cần thiết.

ü Ch tiêu c th

− Dư nợ tăng 30% ở mức 260 tỷ vào năm 2010.

− Huy động vốn tăng từ 15% đến 20% so với năm 2009. Ở mức 290 tỷ.

− Thu dịch vụ tăng 25% trở lên.

− Thu nợ xử lý rủi ro đạt 50% trở lên.

− Thu lãi đạt trên 95%.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

QUẬN CÁI RĂNG

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG: QUẬN CÁI RĂNG:

Quá trình huy động vốn của ngân hàng được xem là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với hoạt động của nhân hàng, hầu hết các nguồn vốn tự có của ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Với vai trò làm trung tâm trong việc phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội. Với phương châm “Tăng cường huy động vốn để cho vay” chi nhánh NHNo & PTNT Quận Cái Răng đã huy động được số

lượng lớn vốn nhàn rỗi nhất định từ bộ phận nông dân, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong và ngoài Quận. Để làm tốt điều này thì ngoài việc vay vốn từ

ngân hàng cấp trên, ngân hàng cần phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường.

Để hiểu rõ hơn về tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Quận Cái Răng được hình thành chủ yếu từ nguồn nào, biến động qua các năm ra sao, cơ cấu thay đổi như thế nào được thể hiện qua bảng số liệu sau:

4.1.1. Hoạt động huy động vốn qua 3 năm 2007 – 2009

Bảng 4.1: NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009 VÀ 6 THÁNG 2010 ĐVT: triu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nguồn vốn huy động 171.974 191.498 201.972 245.610 19.524 11,35 10.474 5,47 Nguồn vốn điều chuyển 5.033 0 41.440 23.730 -5.033 -100,00 41.440 -100,00 Tổng nguồn vốn 177.007 191.498 243.412 269.340 14.491 8,19 51.914 27,11

97.16 100.00 82.98 91.19 2.84 0.00 8.91 17.02 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 06/2010 Vốn điều chuyển Vốn huy động

Hình 3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động tại NHNo & PTNT Quận Cái Răng qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng 2010

Qua bảng thống kê về nguồn vốn của Ngân hàng (Bảng 4.1) ta nhận thấy nguồn vốn liên tục tăng qua 3 năm. Cụ thể: năm 2007 tổng nguồn vốn là 177.007 triệu đồng, sang năm 2008 là 191.498 triệu đồng, tăng 14.491 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 8,19%. Năm 2009 là 243.412 triệu đồng, tăng 51.914triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 27.11%. Trong đó vốn huy

động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn dao động trên 82,98%. Cụ

thể, năm 2007 vốn huy động của ngân hàng đạt 171.974 triệu đồng chiếm tỷ

trọng 97,16%, sang năm 2008 nguồn vốn huy động đạt 191.498 triệu đồng chiếm tỷ trọng 100%, tăng 19.524 triệu đồng, tương đương tăng 11,35%. Năm 2009 đạt 201.972 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,98%, tăng 10.474 triệu đồng, tương đương tăng 5,47%. Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động qua các năm có thể lý giải là do NHNo & PTNT Quận Cái Răng đã đa dạng hóa các hình thức tiền gửi: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, huy

động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ

tiền gửi ... nhận tiền gởi với lãi suất linh hoạt. Chính vì thế đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh không phải lúc nào các Ngân hàng cũng đảm bảo nguồn vốn huy động đủ để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của mình. Chính vì thế khi Ngân hàng thiếu nguồn vốn huy động để cho vay thì phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, mà nguồn vốn điều chuyển của NHNo & PTNT Quận Cái Răng được sử dụng qua các năm chỉ

chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, chiếm chưa đến 20% so với tổng nguồn vốn vào năm 2009. Chính vì vậy Ngân hàng cần có giải pháp tích cực hơn nữa để tăng nguồn vốn huy động. Cụ thể chi nhánh sử dụng vốn điều chuyển từ

Ngân hàng cấp trên qua các năm như sau: năm 2007 là 5.033 triệu đồng chiếm tỷ

trọng 2,84%. Năm 2008 ngân hàng không còn tiếp nhận vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, nguyên nhân là do tình hình khủng hoảng kinh tế, ngân hàng cấp trên phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ góp phần điều tiết nền kinh tế

cùng với chính phủ. Trong khi đó, hoạt động huy động vốn tại chỗ của ngân hàng tăng, có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trên địa bàn Quận. Đến năm 2009 Ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển là 41.440 triệu

đồng, chiếm tỷ trọng 17,02%. Nguyên nhân sử dụng vốn điều chuyển tăng vì doanh số cho vay tại thời điểm này liên tục tăng và nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng, vì vậy ngân hàng phải tiếp nhận vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn bị thiếu hụt.

4.1.2. Hoạt động huy động vốn của 6 tháng đầu năm từ 2008 – 2010 Bảng 4.2: NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG

TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2008 - 2010 ĐVT: triu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nguồn vốn huy động 175.687 203.163 245.610 27.476 15,64 42.447 20,90 Nguồn vốn điều chuyển 0 6.429 23.730 6.429 X 17.301 269,11 Tổng nguồn vốn 175.687 209.592 269.340 33.905 19,30 59.748 28.51

(Nguồn: Phòng kinh doanh từ năm 2008 – 2010)

Qua bảng 4.2 ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng có chiều hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 tổng nguồn vốn đạt

175.687 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 tổng nguồn vốn đạt 209.592 triệu đồng, tăng 33.905 triệu đồng, tương đương tăng 19,30% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 269.340 triệu đồng, tăng 59.748 triệu đồng, tương đương tăng 28,51% so với 6 tháng đầu năm 2009. Có được kết quả như trên là do Ngân hàng áp dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú với các mức lãi suất hấp dẫn. Ngoài ra ngân hàng còn tăng cường công tác quảng bá, đổi mới phong cách, tác phong làm việc ...

Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ lệ cao và tăng trưởng qua các năm. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 nguồn vốn huy động đạt 175.687 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2009 nguồn vốn huy

động đạt 203.163 triệu đồng, tăng 27.476 triệu đồng, tương đương tăng 15,64% so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 nguồn vốn huy động

đạt 245.610 triệu đồng, tăng 42.477 triệu đồng, tương đương tăng 20.89% so với 6 tháng đầu năm 2009. Qua các năm ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng là do ngân hàng mở rộng công tác huy động vốn và người dân thấy

được lợi ích của việc đem tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng. Ngân hàng luôn duy trì khách hàng cũ, cán bộ nhân viên của ngân hàng luôn tranh thủ tìm kiếm khách

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT quận cái răng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)