Từ ngữ giản dị, trong sáng

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ thơ lâm thị mỹ dạ (Trang 63 - 71)

Nhà phê bình Trúc Thông từng có ấn tợng về từ ngữ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là sự tự nhiên.

Độc giả cứ tởng thơ chị thốt ra là thành không cần sửa chữa. Chị đã đa vào thơ mình vốn từ ngữ vô cùng giản dị, trong sáng nhằm tác động thẳng vào nhận thức, tình cảm của ngời đọc.

Khảo sát các bài thơ của chị, từ tập thơ đầu Trái tim sinh nở (1974) đến tập thơ mới nhất Đề tặng một giấc mơ (1999), ta thấy chị đều chú trọng sử dụng vốn từ vựng dân tộc, rất hiếm khi dùng từ Hán Việt, từ gốc Châu Âu, chỉ cần thống kê một số bài thơ, ta thấy có một hệ thống từ ngữ nh thế trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Đó là những từ chỉ sự vật quen thuộc với mọi ngời dân Việt Nam: Vành

nón (trắng), khoảng trời, cánh cò, chân trời, vành trăng (nhỏ), thảm lúa vàng

đàn, con đờng, tiếng xẻng, tiếng chổi, (cánh) đồng, lng trâu, tiếng sáo, gầu giai, (cánh) cò, (trong Tin ở bàn tay); Biển, trời, sao, sóng, mặt trời, dòng

sông, con ốc, chân trời, thuyền (trong Biển); ngôi sao, lá, trăng, trời, (cây) cau, sân vờn, quả cau, nắng ma, con chim, ngọn gió, (trong Hơng cau); đồi

cát, biển, sóng, mây trắng, trăng, bông hoa, hàng cây, con chim, quả trứng, đàn cá, chân trời, cánh buồm, ngọn gió, (trong Đi trong đêm màu trắng)

nghĩa trang, nấm mộ, chiếc dơng cầm, đất, ngói đỏ, cây dơng, gió, biển, mặt trời, sóng, cánh buồm, nắng, cát trắng, trăng sao, lửa, (trong Một cuộc đời âm vang); đồng quê, lúa, nắng, ma, đất, gió, núi, trời, sao, dòng nớc, hạt gạo,

cây quả, ngô, mía, dòng sông, con bống (trong Quê hơng); trái ổi, trăng, gió,

sao, sông Ngân, biển, làn mây, quả chín, ngọn cây (trong Đêm nh ngân); Bầu

trời, dòng sông, vì sao, đám mây, gió, cơn ma, mặt trời, vầng trăng (trong Tôi thấy mình); Trái gấc, trái na, quả khế, (quả) thị, sầu riêng, da hấu, bí bầu, con

tàu, con ốc (trong Bạn gái).

Đó là những từ chỉ về hoạt động, trạng thái, tính chất: Cứu (con đờng),

lấy (tình yêu) thắp lên, đánh lạc (hớng thù), hứng lấy (luồng bom), gặp (hố

bom), nhắc chuyện, (nắng) ngời, bồi đắp, nhìn,(ma), đọng, xoa dịu, nằm yên,

toả sáng, ngời chói, lung linh, mềm mại, trắng trong, hoá thành, ngập (nắng), đi qua, thao thức, soi, bớc tiếp, xanh (trong Khoảng trời - hố bom); (bom)

giội, cầm (liềm, cuốc), đẵn (cây), dựng (nhà), nâng, đa (nôi), đào (hầm), vá may, phá (bom), bới tìm, cấy (lúa), ngồi, hát, đẫm (hơng), biến thành, mênh mông, tơ non, ăn, chạy, nhảy, chảy, ngủ yên, sợ, hoá thành, đi mặn, ngọt mát, mát êm (trong Nếu mẹ là); Hát, khóc, hiểu, yêu, cời, ghét, thơng, thẫm đẫm, cuồng say, tắt (trong Nhiều khi); Hỏi, trả lời, hồng thắm, gìn giữ, tràn, trĩu nặng, tặng, ánh ỏi, xa cách, đi, ôm, xanh xao, khổ, vắt kiệt, hoá, thấu, biêng biếc, trong ngần, lặng im, vang ngân, thắm đỏ, tái nhợt, rng rng, (trong Sự tích hoa đá).

Các từ ngữ đó tách ra thì nh vậy, còn đặt chúng trong một đoạn thơ, bài thơ thì chính sự mộc mạc ấy lại tạo nên câu thơ, bài thơ có sức ám ảnh lớn, Pautôpxki đã nói: "Những chữ xơ xác mà chúng ta đã nói đến cạn cùng, đã

mất sạch tính chất hình tợng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ ca lại sáng lấp lánh, lại kêu giòn và toả hơng" (Bông hồng vàng). Lâm Thị Mỹ Dạ

đã làm đợc điều đó, chị sử dụng những từ ngữ quen thuộc tởng nh xơ xác nhng nhờ tài năng kết hợp của chị, đứng trong bài thơ các từ ngữ ấy lại sáng lên lấp lánh. Khoảng trời- hố bom, Chuyện cổ nớc mình... là những trờng hợp nh thế.

Chúng ta hãy đọc lại những câu thơ mở đầu trong bài Khoảng trời- hố bom:

Chuyện kể rằng: Em cô gái mở đờng Để cứu con đờng đêm ấy khỏi bị thơng Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Đánh lạc hớng thù. Hứng lấy luồng bom.

Câu thơ mở đầu dung dị, tự nhiên nh lối kể chuyện dân gian, nh bà, nh mẹ vẫn kể cho ta nghe ngày nào:

Chuyện kể rằng...

Đây là cách mở đầu của câu chuyện cổ tích- cái cách mở đầu trầm lắng nh muốn kéo ngời nghe về quá khứ về một huyền thoại. Rõ ràng, chỉ bằng mấy chữ mộc mạc Chuyện kể rằng, ngay từ đầu, tác giả chỉ đã tạo nên đợc sắc màu cổ tích và giọng điệu tâm tình chứa chan xúc động cho bài thơ.

Cuộc đời của Cô gái mở đờng đợc kể lại chỉ với 5 dòng thơ ngắn ngủi, tác giả không miêu tả chi tiết, không ôm đồm sự kiện, dẫu vậy, ngời đọc vẫn cảm nhận đợc sâu sắc từ câu chuyện ấy là một tâm hồn đẹp, lối sống đẹp. Có đợc điều đó, bởi lẽ, trên cái nền ngôn ngữ mộc mạc kia, tác giả đã biết tạo một số điểm nhấn là những động từ cũng mộc mạc, dễ hiểu: "Cứu", "lấy", "thắp

lên", "đánh lạc", "hứng lấy", để khẳng định, ngợi ca sự mu trí, dũng cảm của

ngời nữ thanh niên xung phong. Ngời con gái ấy đã tự nguyện nhận về mình tất cả nguy hiểm, bất chấp cái chết kề bên, chỉ mong sao cho đoàn xe kịp giờ ra trận. Trong lòng cô là lý tởng đợc hiến dâng, sức mạnh của cô là tình yêu Tổ quốc. Câu thơ cuối của đoạn thơ trên có 8 chữ đợc chia thành 2 vế cân

xứng đối nhau: Vế thứ nhất, thể hiện sự mu trí, vế thứ hai nói lên tinh thần quả cảm vô song một lần nữa nhấn mạnh vào vẻ đẹp toàn vẹn của cô thanh niên xung phong.

Và đây là vẻ đẹp ngôn từ của bài Chuyện cổ nớc mình:

Tôi yêu chuyện cổ nớc tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thơng ngời rồi mới thơng ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm ở hiền thì lại gặp hiền

Ngời ngay thì gặp ngời tiên độ trì ...Thị thơm thì giấu ngời thơm

Chăm làm thì đợc áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý ngời ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì ... Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình ngời....

Ngôn ngữ bài thơ mộc mạc dờng nh tác giả không hề có dụng công gọt giũa, cứ tởng thốt ra là thành thơ. Nhng kỳ thực nhà thơ đã biết lọc lấy những nét tinh tuý nhất trong kho tàng ngôn ngữ truyện cổ của dân tộc để đúc kết thành bài thơ. Vì vậy, ngôn từ bài thơ có sức gợi cảm lớn, có khả năng đánh thức trong lòng ngời đọc một trờng liên tởng về những câu ca dao: Yêu nhau

tam tứ núi cũng trèo, về những câu chuyện cổ tích "ở hiền gặp lành" nh Tấm Cám; về những bài học sâu xa trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đờng, về

sự tích trầu cau... Ngôn ngữ bài thơ thật bình dị, dễ hiểu đối với mọi ngời. Nó

không cần một lời chú thích nào cả, từ đó, nó tác động, chiếm lĩnh toàn bộ tâm hồn ngời đọc, tạo nên sự d ba.

Giản dị nhng không thô kệch, ngôn ngữ thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đối lập với thứ câu chữ cầu kỳ, xa lạ, khó hiểu. Những tập thơ sau này dù chị hớng ngòi bút của mình vào thế giới tâm linh thì ngôn ngữ của chị vẫn rất mực giản dị, trong sáng. Chị vẫn mệt mài đi về phía truyền thống, tìm những từ ngữ có sức biểu đạt lớn trong kho từ vựng dân tộc, sáng tạo trong cách kết hợp, chị đã tạo nên đợc những bài thơ có sức lay động lòng ngời. Trong lúc đó, có một số nhà thơ theo xu hớng hiện đại chủ nghĩa muốn chứng tỏ sự cách tân ngôn ngữ của mình đã chấp nhận sự lai căng, tạo ra những câu thơ khó hiểu thậm chí là tối nghĩa, tắc tị: Requi em Lọ lem Tèm hem Bèm nhem Que kem Này em Hom hem? (Dơng Tờng) "Lũ vật lớn bốc Một đàn lốc nhốc Guốc xua lốc cốc Sơn bốn chân thờ mộc Lộc ngộc Ngựa quần cộc (Lê Đạt)

Phố trong Bộ hành trong Giờ trong Tắc xi trong Mít tinh trong Nội thành trong Mành trong Nữ trong Trà trong (Trần Dần)

Đến với Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta hãy nghe chị miêu tả về giấc mơ của mình:

Con chim mang giấc mơ bay đi Chú bé ngủ dới trời sao sáng Thanh thản

Đêm qua em mơ gì? Tôi mơ thành chim

Con chim trong mơ giọng hót nơi nào Con chim trong mơ nh nàng tiên cá Câm lặng

Giọng hót rực rỡ Suốt đời cất giữ

Riêng tặng cho ngời … Bay qua, bay qua nghìn đêm Bay qua, bay qua nghìn sao

Những chiếc lá phát sáng màu huyền thoại Những bông hoa mang hình bàn tay ngón tay Ru ru ru ru

Ru êm

(Đề tặng một giấc mơ)

Bài thơ đã vẽ lên một thế giới trong mơ lung linh, kỳ ảo, một thế giới đầy hơng hoa, thanh thản đến thanh bạch, có trời xanh cao rộng với ngàn ngôi sao lấp lánh và mặt đất đầy hoa cỏ dịu êm. Đặc biệt là hình ảnh đẹp, gợi cảm

Những chiếc lá phát sáng màu huyền thoại. Trong thế giới bồng bềnh, dịu êm

ấy, chủ thể trữ tình đã mơ một giấc mơ kỳ lạ: Tôi mơ thành chim, con chim trong mơ nh nàng tiên cá, với giọng hót rực rỡ, nhng Suốt- đời cất giữ để Riêng tặng cho ngời. Giấc mơ ấy bộc lộ nỗi khát vọng bình yên và một tình

yêu hạnh phúc- sống là để dâng hiến cho ngời mình yêu. Viết về cõi vô thức nhng ngôn từ bài thơ không mang tính chất đánh đố, bí hiểm, trái lại, nó rất mực trong sáng, tinh khiết nh thể đợc chắt lọc từ tâm hồn thanh thản trong cõi mơ của chủ thể trữ tình.

Và đây là nỗi xót xa hụt hẫng của Lâm Thị Mỹ Dạ khi bóng chiều đã ngả, tuổi xuân tàn phai nhng tình yêu nh là một ảo ảnh đã vụt tan, ngoài tầm tay với:

Sóng vỗ vào - Yêu Sóng lùi ra - Không yêu Thuở nhỏ Bói hoa Bây giờ Bói sóng Trên bãi bờ Lẻ đơn Tôi đếm - Yêu

-Không yêu Sóng vỗ vào Sóng lùi ra Từng đợt Hỡi trời xa Ai lấy hết tuổi mình? - Yêu - Không yêu Lẽ thờng tình Sao vô nghĩa

Khi bóng chiều đã ngả Ta thiếu phụ Còn ai để gọi Và còn gì Để bói Biển ơi! (Bói sóng)

Đây là nỗi khát khao của nhà thơ sau khi đã soi thấu tận đáy sâu thẳm tâm hồn mình:

...Tôi thấy mình nh bầu trời thấy mình qua dòng sông

Muôn đời im lặng Vầng trăng xanh biếc Trái tim dịu dàng

Dịu dàng đến tận cùng trong suốt Ước gì

Anh là dòng sông

Cho em soi thấy mình nh trời cao rộng Ước gì

Anh là dòng sông

Để tận cùng anh em gặp chính mình

(Tôi thấy mình...)

Tóm lại, dù ở chặng đờng nào đi nữa, từ ngữ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vẫn rất mực giản dị, trong sáng. Cách sử dụng vốn từ ngữ nh thế đã góp phần tạo nên phong cách giản dị, tự nhiên ở thơ chị và đó cũng là điều kiện quan trọng để thơ chị trụ lại đợc với thời gian. Bởi nh Trần Đăng Khoa đã khẳng định: "Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh".

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ thơ lâm thị mỹ dạ (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w