Nhịp trong thơ lục bát

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ thơ lâm thị mỹ dạ (Trang 42 - 46)

Thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp chẵn, trong đó nhịp đôi là cơ sở. Lâm Thị Mỹ Dạ cũng dựa trên những cách ngắt nhịp truyền thống, tuy nhiên nhà thơ còn sử dụng nhiều cách ngắt nhịp khác để tạo ấn tợng cho câu thơ.

câu lục Lâm Thị Mỹ Dạ ngắt theo nhịp 2/2/2, 2/4, 4/2, 3/3.

Nhịp 2/2/2/:

Ngập ngừng/ hai đứa/ nhìn nhau Chiếc ba lô cũng xanh màu đợi trông

(Tiễn anh bên đầm sen)

ở đây nhịp 2/2/2 góp phần diễn tả tình cảm bịn rịn, lu luyến giữa kẻ ở và ngời đi khi cô gái tiễn ngời yêu lên đờng vào chiến trận.

Có khi là nhịp 2/4:

Bác ơi/ lòng cháu nh cây

Nghe ca dao bỗng trĩu đầy quả thơm (Bác là ca dao)

Nhịp 2 đặt ở đầu câu thơ nh là tiếng gọi thiết tha, trìu mến của nhà thơ đối với ngời cha già dân tộc suốt một đời giản dị, thanh cao.

Có khi là nhịp 2/4:

Qua bao bão tố/ thác ghềnh Mấy nghìn năm vẫn âm thanh ban đầu

... Qua bao nớc mắt/ mồ hôi Vẫn nguyên một tiếng bồi hồi ruột gan

(Tiếng trống đồng)

Nhịp thơ trên giúp độc giả cảm nhận thấu đáo hơn sức sống, sự trờng tồn bất diệt của dân tộc qua hình ảnh, âm thanh tiếng trống. Dân tộc ấy đã phải trải qua bao cuộc đấu tranh, chịu đựng bao đắng cay để lu giữ mãi, truyền lại cho đời sau cái "âm thanh ban đầu" trong trẻo, "bồi hồi ruột gan" ấy.

Trong thơ lục bát truyền thống ở câu lục, nhịp 3/3 vẫn thờng đợc sử dụng tạo nên sự cân xứng, hài hoà cho dòng thơ. Với Nguyễn Du, nhịp 3/3 rất phù hợp với nghệ thuật tiểu đối:

Ngời lên ngựa/ kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san

Lâm Thị Mỹ Dạ cũng sử dụng nhịp thơ này cùng với biện pháp tiểu đối:

Hồ xanh thẳm/ gió bao la

Chỉ bông súng nhỏ thiết tha chuyện trò (Bông súng trắng) Chòm râu trắng/ áo nâu tơi"

(Bác là ca cao)

Trong trờng hợp khác nhịp lẻ 3/3 gợi lên sự chia cắt, tách biệt giữa anh và em:

Anh ở xa/ em ở xa

Vầng trăng ở giữa đôi ta gợi hình

(Vầng trăng)

ở câu bát, Lâm Thị Mỹ Dạ ngắt nhịp theo 4/4, 2/2/2/2, 2/6, 4/2/2, 1/3/5, 3/1/4, 3/3/2.

Nhịp 4/4 tạo nên sự mềm mại, nhịp nhàng cho lời thơ: Trúc ơi tơi mát màu xanh

Hồn trong nhạc sáo/ âm thanh diệu kỳ (Tiếng sáo trúc) Buổi hoàng hôn sớm tinh mơ

Cây na dáng đứng/ nh chờ đợi ai (Cây na)

Không những thế, nhịp 4/4 còn góp phần diễn tả nội dung sâu sắc hơn:

Làm gì có biển mà đi

Sông đành chua xót/ thầm thì cùng sông (Làm gì có biển)

Cách ngắt nhịp trên giúp ngời đọc thấm thía hơn nỗi thất vọng ngậm ngùi, tái tê của nhân vật trữ tình hiện thực phũ phàng "Làm gì có biển". Làm sao tìm đợc một tình yêu bao la để "ta" soi mình vào đó, để chia sẻ mọi nỗi buồn vui. Đành vậy, ta đành ôm một nỗi cô đơn.

Có khi là nhịp 2/2/2/2:

Tiếng buồn vào tận trong tim

Thiết tha/ nức nở/ lắng im/ ngọt ngào

(Tiếng trống đồng)

Nhịp thơ thể hiện đợc bao cung bậc tình cảm đang đan xen, phong phú, phức tạp trong lòng nhà thơ khi nghe tiếng trống đồng ngân vang.

Có khi là nhịp 2/6:

Đêm qua bom nổ trớc thềm

Sớm ra/ trời vẫn ngọt mềm tiếng chim (Hơng vờn)

Nhịp 2 đứng đầu dòng thơ diễn tả đợc sự đổi thay của thời gian. Nhịp dài sau đó gợi lên hình ảnh âm thanh, tiếng chim đang vang xa trong không

gian và niềm vui kín đáo trong tâm hồn tác giả trớc sự bất diệt của sự sống, bất chấp bom đạn kẻ thù.

Có khi là nhịp 4/2/2/:

Mênh mang sông nớc con đò

Đêm trăng giã gạo / câu hò .../ ai trao? (Tiếng sáo trúc)

Nhịp thơ trên cho thấy nỗi xao xuyến, bồi hồi của nhân vật trữ tình khi tiếng sáo gợi lên một khung cảnh êm đềm, thơ mộng với bóng dáng ngời th- ơng ở quê nhà.

Có khi là nhịp 1/3/4 nhằm nhấn mạnh sự đổi thay, trống vắng:

Ngời xa ơi ở nơi đâu

Mà/ nay đàn đá/ một màu hoang sơ

(Tôi nghe đàn đá)

Có khi là nhịp 3/1/4 (hay 3/5) tạo ra điểm nhấn cho dòng thơ:

Đoàn ngời không biết tuổi tên Yêu thơng nhau/ để/ làm nên cuộc đời

(Tôi nghe đàn đá)

Qua nhịp thơ trên, tác giả muốn khẳng định, ngợi ca tình đoàn kết, lối sống tình nghĩa của cha ông ta.

Có khi là nhịp 3/3/2, nhịp lẻ, tạo ấn tợng về nổi cô đơn tột cùng:

Bây giờ chỉ một mình ta Một mình ta/ với bao la/ một mình

...Cời ta cũng một kiếp ngời Cây sầu đông/ lá ngoài tơi trong vàng

(Một mình)

Có thể thấy, nhịp điệu trong thơ lục bát của Lâm Thị Mỹ Dạ khá đa dạng. Điều đó làm giảm đi tính chất bằng phẳng, đều đều vốn có của thơ lục bát.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ thơ lâm thị mỹ dạ (Trang 42 - 46)

w