Tác dụng của phép điệp

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ thơ lâm thị mỹ dạ (Trang 60 - 63)

Theo tác giả Đinh Trọng Lạc: "điệp ngữ có cơ sở ở quy luật tâm lý: một

vật kích thích xuất hiện nhiều lần sẽ làm ngời ta chú ý”: [30; T 27]. Vì thế,

điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh, mở rộng ý, gây ấn tợng hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng ngời đọc. Chẳng hạn nh:

Bây giờ chỉ một mình ta Một mình ta với bao la một mình

... Một mình lắng, một mình nghe Ơ kia cái cõi - đi - về - gang tay

Một mình cho hết đêm nay Ta ngồi với chúa ôm đầy nhân gian

Đoạn thơ trên, từ một mình lặp lại liên tiếp đã nhấn mạnh, xoáy sâu vào nỗi đau cô độc của nhân vật trữ tình. Tôi đang bị lọt thơm, bủa vây bởi sự mênh mông, lạnh lẽo của không gian đêm tối. Vì thế, cảm xúc cô đơn của

"ta" đã lên tới tột cùng.

ở một số bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, ngời đọc bắt gặp cấu trúc lặp nhiều tầng, nhiều lớp, chẳng hạn nh:

Nhiều khi

Hát lên một giai điệu Rồi khóc

Còn ai hiểu ta bằng ta Còn ai yêu ta bằng ta Nhiều khi

Hát lên một giai điệu Rồi cời

Còn ai ghét ta bằng ta Còn ai thơng ta bằng ta Sao không là đất

Thấm đẫm bao mồ hôi nớc mắt Sao không là trời

Giông bão cuồng say rồi tắt Sao ta là con ngời !

(Nhiều khi)

Biện pháp điệp câu, điệp cấu trúc đã làm bật lên lời tự vấn, tự thú của chủ thể trữ tình trong đỉnh điểm của nỗi cô độc không thể san sẽ cùng ai.

Bài Thời gian uống tôi là sự lặp lại câu liêp tiếp:

Tôi nh cốc cà phê đắng chát Thời gian uống tôi

Từng giọt Từng giọt Chiếc đồng hồ trên tờng Tích tắc Rơi ... Rơi ...

Thời gian uống tôi Thời gian uống tôi Trời ơi

Thời gian uống tôi

(Thời gian uống tôi)

Biện pháp lặp đó đã diễn tả đợc tiếng kêu thảng thốt, hãi hùng của nhân vật trữ tình trớc sự tàn bạo của giọt thời gian. Thời gian sẽ cuốn phăng tất cả, rồi con ngời sẽ tan biến, mất hút trong đó không một dấu vết.

Không chỉ có vậy, phép điệp còn có tác dụng tạo nhịp điệu, tức là làm cho lời thơ cân đối, nhịp nhàng, đồng thời, các hình ảnh liên kết đợc với nhau tạo thành một chủ đề nào đấy.Ví dụ nh ở bài Nếu mẹ là ...:

Nếu mẹ bỗng tan thành ánh trăng Thì con ơi, con hãy là đồng lúa ... Nếu mẹ bỗng biến thành đồng cỏ

Thì con ơi, con hãy là một chú bê con ... Nếu mẹ bỗng chảy thành dòng sông

Thì con ơi, con hãy là ánh sáng Nếu mẹ bỗng hoá thành cánh buồm Thì con ơi, con hãy là ngọn gió ...

Phép điệp không những tạo ra sự hài hoà cho lời thơ mà còn kết nối các hình ảnh thiên nhiên với nhau giúp cho chủ đề bài thơ phát triển đợc liền mạch. Đó là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp và giản dị.

Trên đây là hai biện pháp tu từ tiêu biểu trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Nó góp phần tạo cho thơ chị có ấn tợng sâu sắc trong lòng ngời .

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ thơ lâm thị mỹ dạ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w