L ĐĨNH HƯỚNG PHẮT TRIỂN KINH DOANH VẢ MUC TIỀU
d. Kênh phân phôi.
Đối với sản phẩm gia dụng và một số sản phẩm như ống, bao bì, các nhà sản xuất đều sử dụng kênh phân phối trung gian dài, mức chênh lệch giá từ cấp trung gian này sang cấp trung gian kế tiếp dao động từ 1% đến 3% tuỳ theo các điều kiện giao nhận, thanh toán và mục đích tiếp thị, quảng cáo.
Đối với các nhóm sản phẩm còn lại, hầu hết các nhà sản xuất đều dùng kênh phân phối trực tiếp hoặc trung gian ngắn.
Phương tiện vận chuyển phổ biến là đường bộ có chi phí cao hơn đường sắt và đường thủy nhưng linh động hơn trong điều phối.
1.2. Muc tiêu chiến lươc của ngành nhưa Viêt Nam.
* Mục tiêu tổng hợp:
Để đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành công nghiệp nhựa đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp trong 10 năm tới, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 9 - 10%, tốc độ công nghiệp tăng 10 - 15%. Ngành nhựa phấn đấu tăng trưởng ở mức 25% mỗi năm. Do đó, đến năm 2005, sản phẩm nhựa của Việt Nam đã đạt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng gấp 6 lần hiện nay; sản lượng bình quân đầu người đạt khoảng 15 kg/ người so với 3,7 kg/ người hiện nay.
*Mục tiêu cụ thể:
- Sản xuất kinh doanh có lãi và đảm bảo đời sống của người lao động ổn định.
- Thực hiện 4 chương trình lớn về sản phẩm: mở rộng chủng loại sản phẩm nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế như sản xuất các loại sản phẩm bao bì đa dạng chất lượng, sản xuất các sản phẩm vật liệu cao cấp cho xây dựng, các chi tiết nhựa kỹ thuật cao cho lắp ráp điện tử, ô tô, xe máy, thiết bị kỹ thuật v.v... Từ đó dẫn tới sự thay đổi cơ cấu toàn ngành. Mục tiêu về tỷ lệ, cơ cấu sản phẩm của ngành đến năm 2005 sẽ là:
+ Các sản phẩm bao bì chiếm khoảng 30%. + Sản phẩm cho vật liệu xây dựng chiếm 20%. + Sản phẩm đồ gia dụng chiếm 20%.
+ Sản phẩm cho công nghiệp điện tử, ô tô, xe máy, máy móc chiếm
15%.
+ Các sản phẩm khác: 15%.
- Tăng năng lực sản xuất của các ngành kết hợp với phát triển cân đối, phân bố lại vùng sản xuất cho hợp lý. Cơ cấu sản lượng các khu vực sau năm 2000 phải đạt được:
+ Khu vực phía Nam chiếm 60%. + Khu vực phía Bắc chiếm 30%. + Khu vực miền Trung chiếm 10%.
- Mục tiêu xuất khẩu: nâng cao chất lượng sản phẩm tiến tới tăng số lượng và mở rộng chủng loại sản phẩm có khả năng xuất khẩu để thu hút nguồn lao động dồi dào trong nước đồng thời là nguồn thu ngoại tệ đê tái đầu tư.
- Phát triển sản xuất nguyên liệu nhựa, bán thành phẩm nhựa, cơ khí khuôn mẫu và chế tạo thiết bị gia công nhựa. Hiện nay, chúng ta đã có những dự án đầu tư kinh doanh sản xuất hạt PVC (80 ngàn tấn/ năm), chất lượng hóa dẻo DOP (20 ngàn tấn/ năm), PVC compound (20 ngàn tấn/ năm).... Những dự án này đã hoặc sẽ bắt đầu thực hiện trong năm nay và trong một vài năm tới. Các sản phẩm mà nguyên liệu của nó lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường.
Chiến lược của ngành nhựa Việt Nam trong những năm tới là hiện đại hoá công nghệ, thiết bị, tăng tỷ trọng sản phẩm nhựa kỹ thuật cao cung cấp cho các ngành xây dựng và công nghiệp khác (chủ yếu là điện, điện tử, thông tin, nông nghiệp...), phân bố vùng sản xuất cho hợp lý và cân đối hơn, đồng thời tăng tỷ lệ xuất khẩu từ 0,5% hiện nay lên 5% vào năm 2005 với giá trị đạt 120 triệu USD.