Doanh thu Triệu đồng 1000 16.150 21.800 2070 24.000 27.960 30.000 32

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thông kênh phân phôi sản phẩm nhựa trên thị trường ngoài ngành của công ty nhựa cao cấp hàng không (Trang 32 - 34)

4. Lợi nhuận Triệu đồng 410 530 510 680 430 240 265 350

đáp ứng nhu cầu thị trường cho các khách hàng công nghiệp như: Công ty bánh kẹo Hải Hà, Hải Châu, Hải Hà - Kotobuki...

* Ngoài ra Công ty còn có thêm một phân xưởng mộc:

Là phân xưởng phụ, chỉ hoạt động khi Công ty có nhu cầu về sản phẩm mộc. Lao động của phân xưởng này là lao động thời vụ. Các phân xưởng hoạt động độc lập, khép kín, do đó việc hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, các số liệu kế toán được quản đốc phân xưởng cung cấp cho phòng kế toán. Căn cứ vào số liệu này kế toán sẽ chi tiết cho từng phân xưởng và ở các phân xưởng sẽ chi tiết cho từng sản phẩm. Do kết quả của mỗi phân xưởng đều là các thành phẩm có thể tiêu thụ được nên việc tính giá thành các thành phẩm này rất đơn giản. Kế toán thường tính được trực tiếp giá thành sản phẩm mà không phải thông qua phương pháp tính giá thành phức tạp.

* Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình chung của Công ty bao gồm các kết quả đạt được trên các mặt chủ yếu của giai đoạn từ 1995 đến nay.

<SrO: Qhanh &'ù Mị- JiMarũetinạ 40c/Ị 33

Bảng tổng hợp tình hình chung của Công ty

Qua nghiên cứu khái quát chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không ta có thể thấy:

Trong thời gian đầu, do tình hình chính trị không ổn định, có sự thay đổi lớn trong trật tự thế giới của các nước XHCN (sự tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu) làm cho thị trường nhựa trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng gặp nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh, nhiều hợp đồng bị hủy bỏ, đầu ra không có, nguyên liệu nhập bị ách tắc, máy móc không sản xuất được hoặc sản xuất ra cũng không biết bán cho ai. Hoạt động sản xuất của Công ty đã có lúc bị gián đoạn, công nhân không có việc làm, nguồn thu nhập giảm đáng kể.

Công ty Nhựa cao cấp Hàng không là một doanh nghiệp trẻ có lịch sử phát triển tương đối ngắn. Từ khi mới thành lập cho đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty đã đứng vững và vượt qua những khó khăn, khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Những nghiên cứu về Công ty cho thấy rằng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty tăng đều đặn qua các năm, có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển của ngành Hàng không. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đem lại việc làm ổn định cho gần 200 cán bộ công nhân viên với thu nhập tương đối ổn định (1.158.000 đồng/ tháng).

Từ năm 1995, cùng với sự hội nhập và mở cửa của nền kinh tế, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, Công ty Nhựa cao cấp Hàng không phải kịp thời cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ nhu cầu đang tăng lên của khách hàng. Bởi vậy, Công ty đã đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ đế nâng

Thị trường 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Thị trường nhựa công nghiệp 19 24 23 27 27 28 28 Thị trường nhựa bao bì 9 5 9 15 14 14 18 Thị trường nhựa gia dụng 19 6 21 15 22 22 24

Thị trường nhựa cho Vietnam Airlines

54 66 47 43 37 36 30

cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, tránh tình trạng phụ thuộc vào một mảng thị trường duy nhất, Công ty chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường ngoài ngành bằng các sản phẩm nhựa gia dụng và các sản phẩm nhựa phục vụ cho công nghiệp. Với quyết tâm đó, Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Doanh thu của Công ty không ngừng tăng kể từ năm 1995 đến năm 2000. Đây là một sự nỗ lực rất lớn vượt qua thời điểm khó khăn của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997- 1998. Nhưng lại có một vấn đề là lợi nhuận của Công ty không tăng tương ứng với doanh thu. Đặc biệt, trong năm 2000, mặc dù doanh thu vẫn tăng nhưng lợi nhuận giảm xuống chí còn 240 triệu đồng. Điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ. Sang năm 2001, doanh thu giảm xuống chỉ còn 19 tỷ đồng nhưng lợi nhuận vẫn tăng so với năm 2000. Như vậy là Công ty đã chủ trương tập trung vào việc sản xuất và kinh doanh có hiệu quả hơn. Theo kế hoạch thì sang năm 2002, Công ty sẽ tăng lợi nhuận lên là 350 triệu đồng, doanh thu tăng lên tương ứng. Như vậy, Công ty sẽ tiệp tục duy trì mức hiệu quả đã thực hiện được trong năm 2001.

Hiện nay, sản phẩm của Công ty mới xuất hiện chủ yếu trên thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Khu vực miền Trung và miền Nam còn ít biết đến sản phẩm của Công ty. Hon nữa, bước vào cơ chế thị trường, Công ty đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ vốn đã ra đời trước. Sở dĩ như vậy là vì Công ty ra đời trong những năm bắt đầu có sự thay đổi về cơ cấu nền kinh tế, hiện tại lại có một quy mô hoạt động không lớn.

Dưới đây là bảng tổng kết về thị phần của thị trường ngoài ngành với nhóm thị trường khác: (tính trên tổng doanh thu)

<SrO: rjpíìn ^ĩluinh <3,'ùnụ- ./llarũetiníẬ 40c/Ị 35

Đơn vị: %

Trong những năm gần đây, tỷ trọng sản phẩm cung cấp cho thị trường ngoài ngành của Công ty tăng dần. Biểu hiện 0 chỗ Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh mà số lượng hàng hóa do Vietnam Airlines tiêu thụ vẫn không có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể là trong năm 2001, tỷ trọng sản phẩm hàng hóa cung cấp cho Vietnam Airlines giảm xuống chỉ còn 30% trong tổng doanh thu của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Điều này cho thấy rằng Công ty đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh ra các sản phẩm nhựa ngoài ngành cụ thể là tỷ phần của các loại sản phẩm: thị trường nhựa bao bì: 18%; thị trường nhựa công nghiệp: 28%; thị trường nhựa gia dụng: 24%. Đối với Công ty việc mở rộng ra thị trường ngoài ngành là tất yếu do mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, tính chuyên môn hóa trong việc sản xuất kinh doanh một mặt hàng ngày càng được nâng cao. Nhưng đây cũng là vấn đề mà Công ty cần đặc biệt quan tâm. Việc mở rộng ra thị trường ngoài ngành và hiện tượng doanh thu cũng như lợi nhuận bị giảm xuống đã chỉ ra việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong đoạn thị trường này chưa thực sự có hiệu quả. Vì đây là một lĩnh vực kinh doanh mới đối với Công ty nên trong giai đoạn hiện nay cần quan tâm, chú trọng nhiều đến chất lượng kinh doanh. Theo kế hoạch thì sang năm 2002, Công ty sẽ vẫn tăng tỷ trọng phần thị trường ngoài ngành lên trên tổng số doanh thu. Song song với công việc này, Công ty cũng

vẫn phải duy trì được hiệu quả sản xuất kinh doanh như năm 2001 và đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Công ty có một thế mạnh là duy trì được mảng thị trường trong ngành làm hậu phương vững chắc hỗ trợ cho việc kinh doanh trên lĩnh vực ngoài ngành. Đây là một lợi thế rất lớn để có được chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường trong tương lai, khi Việt Nam ra nhập APEC.

Kết hợp với tình hình kinh doanh nói chung của toàn Công ty thì ta có thể biết được Công ty đang có những kế hoạch để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh làm tăng lợi nhuận do tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây không được tốt như trước kia. Như vậy, trong những năm gần đây, tình hình doanh thu và lợi nhuận đã có hướng giảm xuống. Đây là một kết quả tất yếu đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ khi phải đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á. Nhưng với tiềm năng sẵn có và nếu biết cách phát huy thế mạnh nội lực của mình thì chắc chắn trong tương lai gần, Công ty sẽ ngày càng tiến xa hơn trên con đường kinh doanh. Công ty cần mở rộng quy mô sản xuất, cung cấp nhiều sản phẩm mới với chất lượng tốt, góp phần đa dạng hóa hàng hóa trên thị trường Việt Nam, vững vàng bước vào thị trường cạnh tranh gay gắt với đầy thách thức và rủi ro trong kinh

III. THƯC TRANG VỂ VIẺC Tổ CHỨC (THIẾT KÊ) MANG LƯỚIKÊNH PHẢN PHỐI SẢN PHÀM NHƯA TRẼN THI TRƯỜNG NGOẢI

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thông kênh phân phôi sản phẩm nhựa trên thị trường ngoài ngành của công ty nhựa cao cấp hàng không (Trang 32 - 34)