IV. THƯC TRANG VỂ su HOAT ĐỐNG CỦA KÊNH PHẢN PHỔI VẢ VẤN ĐỂ QUẢN LÝ HÊ THổNG KÊNH PHÂN PHỔI CỦA CỐNG TY.
1. Thực trạng về sự hoạt động của kênh.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, hệ thống kênh phân phối của Công ty hoạt động chua thực sự hiệu quả. Công ty cũng đang thực hiện chế độ “mua đứt bán đoạn” với các thành viên kênh, việc này khiến cho trách nhiệm, sự ràng buộc giữa các thành viên kênh với Công ty là rất lỏng lẻo, việc phân bổ phạm vi cho các thành viên kênh phân phối vẫn còn bất hợp lý. Cụ thế’ là có quá nhiều thành viên kênh tập trung ở khu vực thị trường gần địa bàn của Công ty như khu vực chợ Đồng Xuân, khu vực quận Hoàn Kiếm... nhưng ở các nơi khác xa Công ty thì lại thiếu thành viên kênh trầm trọng. Do đó, hoạt động của từng thành viên kênh chưa đạt hiệu quả cao. Mật độ các thành viên kênh tập trung quá dày khiến cho mỗi thành viên không thể phát huy hết năng lực của mình trên khu vực thị trường đảm nhiệm là điều không thể tránh khỏi. Cùng với việc đó, các thành viên kênh không có mối liên hệ ràng buộc, không có trách nhiệm với nhau, không quan tâm đến quyền lợi của nhau đã làm cho
hệ thống kênh vốn đã không hoạt động tốt lại càng thêm phức tạp. Quyền lợi của các thành viên kênh không được thống nhất là nguyên nhân gây ra sự đối chọi, xung đột trong hệ thống kênh. Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận được những thành quả mà hệ thống kênh phân phối này đã đạt được trong thời gian qua.
Hệ thống kênh phân phối của Công ty hoạt động không mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt là kênh hai cấp. Có thể nói, hệ thống kênh phân phối này mang lại nhiều khó khăn trong khâu quản lý. Chúng ta hãy xem xét lần lượt từng loại kênh để có được cái nhìn toàn cảnh về sự hoạt động của hệ thống kênh.
Kênh trực tiếp: Công ty hiện đang sử dụng dạng kênh này để cung cấp sản phẩm hàng hóa cho các khách hàng công nghiệp, có quan hệ lâu dài. Đội ngũ nhân viên Marketing nhiệt tình và đoàn xe tải hai chiếc thường xuyên sẵn sàng chở hàng khi có phiếu yêu cầu vận chuyển của phòng Marketing sẽ là yếu tố giúp cho việc vận chuyển và giao hàng đúng địa điểm vào đúng thời gian thỏa thuận. Kênh này hoạt động có hiệu quả nhất trong 3 loại kênh. Dạng kênh này ngắn, các thành viên đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, có trách nhiệm với nhau nên việc quản lý có phần dễ dàng hơn. Hệ thống kênh này hiện đang chịu trách nhiệm vận chuyển, giao hàng tận nơi cho các khách hàng công nghiệp. Công việc này được hoàn thành rất tốt, mang lại hiệu quả phân phối cao do số lượng khách hàng công nghiệp là không nhiều, nhu cầu tập trung cao, đơn hàng đã được thỏa thuận từ trước, thời gian giao hàng cố định... nên việc thực hiện đúng tiến độ không mấy khó khăn. Thêm vào đó, đây là những khách hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài với Công ty nên việc thắc mắc hay đóng góp ý kiến thường xuyên được tiến hành để tạo điều kiện cho cả hai bên cùng có lợi. Do tĩnh chất như vậy nên quá trình quản lý dạng kênh này của Công ty có hiệu quả rất cao.
Kênh một cấp: kênh một cấp được tiêu thụ qua một phòng bán hàng tại Công ty, một văn phòng bán và giới thiệu sản phẩm tại 54 Nguyễn Văn Tố (gần Phùng Hưng) và các cửa hàng bán lẻ trên chợ Đồng Xuân. Với quy mô hiện tại, các văn phòng này chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường, vẫn còn một khu vực rất rộng trên địa bàn Hà Nội chưa có mặt các thành viên trong hệ thống phân phối của Công ty. Ví dụ: các khu vực xa Công ty trong địa bàn Hà Nội như quận Thanh Xuân, và các khu vực ngoại thành Hà Nội....Với dạng kênh này, Công ty vẫn chưa có được sự cung cấp sản phẩm
đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Điều này khiến cho tâm lý của khách hàng về Công ty sẽ bị ảnh hưởng phần nào. Tại các khu vực thị trường còn trống trong địa bàn Hà Nội, Công ty chưa có được sự có mặt của sản phẩm nhựa của mình. Người tiêu dùng có thể vẫn chưa biết đến tên Công ty hoặc biết tên Công ty thì lại không biết tên giao dịch của Công ty là Aplaco. Đó là một nguyên nhân gây ra sự lu mờ hình ảnh tốt đẹp của Công ty trong tâm trí người tiêu dùng. Kênh này có một trung gian là nhà bán lẻ, là thành phần không thuộc sự quản lý của Công ty nên việc kênh hoạt động có hiệu quả hay không đòi hỏi sự quản lý phải phức tạp hơn, gặp nhiều khó khăn hon so với kênh trực tiếp.
Kênh hai cấp: là kênh dài nhất, khó kiểm soát nhất trong hệ thống kênh của Công ty. Việc quản lý kênh này thường gặp phải nhiều khó khăn, đôi khi thông tin không có tính thời sự. Nhưng không thể phủ nhận được tính hiệu quả của nó vì đây là hệ thống kênh có thể bao phủ một mảng thị trường rất lớn, có thể tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm sản xuất của Công ty. Những mảng thị trường xa như thị trường miền Trung, miền Nam thì việc sử dụng kênh này là rất hợp lý. Hệ thống kênh phân phối này hiện mang lại hiệu quả không cao do nó có nhiều công việc phải giải quyết. Số lượng các trung gian và số cấp trung gian ở dạng kênh này nhiều hơn các dạng kênh khác. Thêm vào đó là mức độ phụ thuộc của các trung gian vào Công ty không có nên việc quản lý họ theo mục tiêu chiến lược của Công ty đề ra là hết sức khó khăn. Hệ thống kênh này cũng gặp phải những vấn đề khó khăn như hệ thống kênh một cấp nhưng mức độ, cấp độ của nó cao hơn vì ở đây có nhiều trung gian hơn và số cấp của kênh dài hơn. Mức độ ảnh hưởng của Công ty tới các thành viên kênh giảm dần theo chiều dài của kênh, do vậy, khoảng cách giữa Công ty và các thành viên càng dài thì sự quản lý càng khó khăn. Đây là một hiện trạng mà Công ty cần khắc phục sớm do loại hình kênh này rất phù họp cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty, nó có sự phù hợp với đặc điểm, tính chất sản phẩm.
Việc phát triển các dạng kênh của Công ty như hiện tại là chưa tốt nhưng cũng không thể không kể tới những kết quả mà nó đạt được. Các dạng kênh chủ yếu đã được Công ty kết họp một cách phù hợp, không quá thiên lệch về một dạng kênh nào. Trong thời gian tới, với chiến lược của mình, Công ty đã có kế hoạch phát triển các dạng kênh cần thiết đối với cả thị trường trong và ngoài nước cho phù họp hơn.