* Rối loạn nhịp thất
Trong nghiên cứu của chúng tôi, biến cố rối loạn nhịp thất (nhanh thất- rung thất) chiếm tỷ lệ 4,8% (trong đó tỷ lệ rối loạn nhịp thất của nam là 4,6%, của nữ là 5,3%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê p>0,05), thấp hơn tỷ lệ rối loạn nhịp thất của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Bình 8,58% [44], thử nghiệm GUSTO-I 10,2% [42], cao hơn tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt 0,9% [50] điều này được giải thích do những bệnh nhân rất nặng trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn được gia đình xin về nhà khi chưa có rối loạn nhịp thất, số lượng tử vong tại viện do rối loạn nhịp thất ít hơn.
* Block nhĩ thất cấp III
Tỷ lệ bệnh nhân bị block nhĩ thất cấp III trong nghiên cứu là 4,8% (tỷ lệ nam và nữ bị block nhĩ thất cấp III là khác biệt không có ý nghĩa thống kê p<0,05) tỷ lệ này cao hơn của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt 1,8% [50].
* Suy tim nặng
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có biến cố suy tim nặng EF≤ 40% là 24,1% (trong đó tỷ lệ nữ là 31,8% lớn hơn tỷ lệ nam là 20,8% khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05). Tỷ lệ này tương đương với tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt 23,8% [50].
* Shock tim
Là biến cố tử vong hàng đầu của NMCT cấp trong thời gian nằm viện.Là biểu hiện lâm sàng nặng nhất của tình trạng suy tim trái, độ rộng thương tổn thất trái, biến cố cơ học như vỡ tim, thủng vách liên thất, đứt dây chằng, cơ nhú hay nhồi máu cơ tim thất phải nặng làm tăng tỷ lệ sock tim.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sock tim chiếm tỷ lệ 4,32% trong đó (tỷ lệ nữa là 6,82% lớn hơn tỷ lệ nam là 3,25% khác biệt không có ý nghĩa thống kê p<0,05) tỷ lệ này thấp hơn của tác giả David R tỷ lệ sock tim là 7% [52].
* Biến cố cơ học
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 408/440 bệnh nhân được làm siêu âm tim có 1,8% bệnh nhân bị biến cố (vỡ tim, thủng vách liên thất, đứt dây chằng van hai lá) trong đó tỷ lệ nữ chiêm 3,8% lớn hơn tỷ lệ nam 0,9% khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05). Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ biến cố cơ học (vỡ tim, thủng vách liên thất, phình tim, hở hai lá vừa đến nhiều) trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Bình 8,94% [44], tương đương với tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt 1,6% [50].
* Biến cố tử vong
Qua bảng 3.9 cho thấy có 45/440 bệnh nhân tử vong trong viện chiếm 10,23% (bao gồm tử vong tại viện và những trường hợp rất nặng xin về), cao hơn tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt 8,97% [50], tương đương với tác giả Nguyễn Thị Cẩm Bình 9,46% [44].
Trong đó tỷ lệ tử vong ở nữ giới, nhóm đến muộn >24 giờ, nhóm điều trị nội khoa là cao hơn nhóm nam giới, nhóm đến viện <24 giờ, can thiệp ĐMV sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.