Ngôn ngữ kịch trong kịch Nguyễn Khải 1 Ngôn ngữ giàu chất triết luận

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch nguyễn khải (Trang 72 - 77)

3.4.2.1. Ngôn ngữ giàu chất triết luận

Nguyễn Khải luôn suy nghĩ về các vấn đề trong cuộc sống, trong các mối quan hệ của con ngời đời thờngvà theo cách riêng của mình. Không chỉ trong văn xuôi mà cả trong kịch, ngôn ngữ của Nguyễn Khải mang đậm tính

triết luận. Đó là kiểu ngôn ngữ mang trong nó sự luận bàn, kiến giải về những vấn đề thuộc về bản chất của con ngời, và do vậy nhà văn đã tạo đợc tiếng nói riêng, cách đặt vấn đề, cách giải đáp, cách đối thoại, tranh luận độc đáo. Thông qua kịch, ngôn ngữ triết luận của ông bàn bạc về con ngời và sự giải phóng tâm hồn, về con ngời và hoàn cảnh, về con ngời và thời gian, về mục đích sống, về nhân cách.

Nhân vật kịch của Nguyễn Khải hay tranh cãi bằng ngôn ngữ mang tính triết luận. Biểu hiện rõ nhất là những nhân vật ấy thờng dùng ngôn ngữ triết luận với tầm trí tuệ cao để suy đoán, phán xét, bình phẩm, biện luận, triết lí nhằm làm nổi bật vấn đề. Qua ngôn ngữ có tính triết lí tranh biện của nhân vật mà ngời đọc thấy nổi bật lên vấn đề. Ngôn ngữ triết lí chất vấn tranh biện ở đây đều toát lên tính vấn đề. Điều đặc biệt, ngôn ngữ triết luận trong kịch Nguyễn Khải thờng mang tính đối mặt, nhằm cọ sát giữa các tiếng nói khác nhau của nhiều chủ thể đối thoại. T tởng của tác phẩm biểu hiện qua những cuộc đối thoại đầy hấp dẫn đó. Ngôn ngữ đợc sử dụng linh hoạt khiến phát ngôn của nhân vật không bị chi phối bởi chủ thể phát ngôn của nhà văn mà thành chủ thể độc lập. Có khi là ngôn ngữ đấu lí của hai con ngời thuộc hai thời khác nhau và là một thứ ngôn ngữ có khả năng phân tích tâm lí sắc sảo, để tham gia bàn bạc, tranh biện. Vì vậy, ngôn ngữ thờng dồn đuổi, xoắn kết khiến nhân vật bị “chạm nọc” [49,14], chất vấn, kích thích cảm hứng đối thoại, tranh biện.

ở thể loại kịch, nhà văn sử dụng nhiều đoạn đối thoại triết lí với ngôn ngữ triết luận đậm tính trí tuệ. Thông qua loại ngôn ngữ này, nhân vật tỏ ra sắc sảo trong lí lẽ, thuyết phục trong lập luận. Đây là một đoạn trong Cách mạng:

“Biền: Thay mặt những ngời cầm súng để bảo vệ bóng ma Việt Nam Cộng hoà, tôi xin phép đợc hỏi quý bà, quý ông một câu: các ngài hãy tự xét có xứng đáng để chúng tôi vui vẻ cam chịu đem máu mình, đem thân xác mình, đem tất cả hạnh phúc của mình ở cõi đời tạm bợ này đánh đổi lấy cuộc sống nhàn rỗi của quý ngài khỏi bị cộng sản xâm phạm không? (quay sang

anh Đại). Tha ông, ông là ngời ít mặc cảm nhất trong bọn chúng tôi, xin mời ông trả lời trớc.

Anh Đại: Tôi cha từng bao giờ yêu cầu các anh bảo vệ cuộc sống của tôi. Tôi không công nhận các anh, tôi không công nhận cái chế độ Việt Nam Cộng hoà.

Biên: Ông là một nhà hoạt động cách mạng trong bóng tối?

Anh Đại: Cách đây ba mơi năm tôi có làm cách mạng. Sau này thì không, tôi chỉ là một trí thức yêu nớc.

Biên: Và vẫn hoạt động cho phía bên kia?

Anh Đại: Tôi đã già rồi, tôi chỉ ủng hộ cách mạng trong tâm tởng chứ không thể bằng hành động.

Biên: Tổ chức cách mạng yêu cầu ông ở lại trong này?

Anh Đại: Tôi không ở trong một tổ chức nào hết. Tôi là một nhà cách mạng tự do.

Biên: Ông láu cá thật. Ông đã lợi dụng đợc cả hai bên Anh Đại: Anh nói sao?

Biên: Ông đã có đợc an ninh và tiện nghi trong nhiều năm bằng máu của chúng tôi. Từ nay ông lại có đựoc cái cách mạng bằng máu của những ng- ời khác mà ông không mất mát gì cả. Ông lại có quyền chủi bới chúng tôi vì ông cha bao giờ công nhận chế độ này. Không chừng ông cũng có quyền thoá mạ cách mạng với danh nghĩa một nhà lão thành cách mạng! Khó chơi thật, láu cá thật!

Anh Đại: Miệng lỡi anh đang nói những gì thế?

Biên: Chúng tôi rút chạy là đúng. Chúng tôi không thể bỏ liều cái mạng sống để bảo vệ quý ông muốn đợc yên ổn cả phần xác và phần hồn. (hớng về phía Chơng) Tha ngài thợng nghị sỹ, ngài có thể trả lời câu hỏi của tôi chăng?

Chơng: Nh anh đã biết, tôi là tiếng nói của lẽ phải, của lơng tri trong chế độ này. Tôi gặp gỡ ngời cộng sản ở nguyện vọng: quân đội Mỹ phải rút

khỏi Việt Nam, chiến tranh phải chấm dứt, nớc Việt Nam phải của ngời Việt Nam, trong đó có lực lợng của anh em cộng sản.

Biên: Mỹ đã về Mỹ. Chiến tranh đã chấm dứt. Nớc Việt Nam đã là của ngời Việt Nam. Nguyện vọng của ông đã đợc thực hiện đến mĩ mãn. Tôi dám chắc ông đang là ngời sung sớng nhất.

Chơng: Tôi hoàn toàn bằng lòng về mình, về cuộc đời hoạt động chính trị của mình.

Biên: Tại sao ông không thể hoan nghênh chúng tôi đã biết rút chạy nhanh chóng, để chấm dứt cuộc chiến tranh cách mạng này một cách nhanh chóng?

Chơng: Nhng các anh bỏ chạy quá nhanh chóng khiến tình thế khó xử. Một bên thắng lợi hoàn toàn là những ngời cộng sản, một bên thua hoàn toàn là những lực lợng quốc gia.

Biên: Mỹ đã cút về Mỹ. Chiến tranh đã chấm dứt.

Chơng: Nhng nớc Việt Nam không còn là của mọi ngời Việt Nam.

Biên: Có khi nào là của mọi ngời đâu. Hôm qua là của các ông, hôm nay là của ngời cộng sản.

Chơng: Nhẽ ra các anh phải đánh một thời gian nữa, để các lực lợng của dân tộc có chỗ đứng nói chuyện với họ, ngõ hầu tìm ra một thể chế chính trị thích hợp cho cả đôi bên.

Biên: Chúng tôi có đợc hỏi ý kiến đâu mà biết rằng chúng tôi sẽ a thích?

Chơng: Có nghĩa là các anh sẽ không bị thất nghiệp và cũng không lo phải ngồi tù.” [23,98- 99].

Không chỉ vậy, trong kịch của Nguyễn Khải, ngôn ngữ triết luận còn là ngôn ngữ mang màu sắc trải nghiệm, tâm tình cá nhân đợc nhà văn sử dụng nh muốn đúc kết một vấn đề của thời vận, nhân sinh sau một thời gian tự nghiệm. Đặc biệt, nó lại đợc bộc lộ một cách tự nhiên, thoải mái nhng lại chất chứa bao nỗi niềm, băn khoăn, day dứt, trầm lắng suy t. Đoạn đối thoại sau trong Chút phấn của đời là một trong những minh chứng tiêu biểu, trong đó ngôn ngữ triết luận là ngôn ngữ của nhân vật đã có một đời từng trải, sâu sắc,

biết ngời, biết mình. Vì thế ngôn ngữ đối thoại đậm chất triết luận của Nguyễn Khải rút gần cự li, khoảng cách giữa nhân vật và độc giả. Góp phần nhận diện ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Khải là các trang viết gây hứng thú trí tuệ, mở rộng tầm nhìn và t duy cho ngời đọc:

“Hng: Xin chị tin rằng tôi không dám trách chị một lời nào. Tôi chỉ buồn cho cái thân phận của tôi thôi. Tôi đúng là một thằng đàn ông bất hạnh.

Thoa: Với ngời phụ nữ không nên có hi vọng tởng thay đổi đợc số phận ở tuổi 40, đã có con cái lớn. Với các anh thì có thể, với chúng tôi thì không. Chúng tôi không thể rũ bỏ mọi trói buộc cũ để tự trói mình trong những vòng dây mới. Chúng tôi không đủ can đảm để quên đi những cái cũ và cũng không còn thì giờ để làm quen với cái mới.

Hng: Quả thực tôi cha hiểu lắm về những gì chị vừa nói.

Thoa: Lấy giả dụ tôi lao vào một cuộc tình mới, ở tuổi 40, ngời yêu tôi lại trẻ hơn tôi vài tuổi, tôi đâu có thể giữ nguyên lối sống cũ, là ngời mẹ của gia đình, là ngời chị ở cơ quan. Tôi phải cố làm cho tôi trẻ lại để trở thành ng- ời yêu, ngời tình hoàn hảo. Các bà có thể tân trang lại mặt mũi nhng không thể tân trang đợc cách sống. Nó sẽ vênh váo, buồn cời và làm cho ngời mình yêu phải sững sờ trớc những thay đổi hết sức khó chịu. Anh đã từng nhìn một bà già làm duyên cha? Nếu cái bà già ấy lại là ngời vợ tơng lai hoặc ngời tình dấu giếm thì anh tính sao? Chả nhẽ lại ruồng rẫy họ nh đã từng ruồng rẫy vợ mình. Anh sẽ phải chịu đựng thôi và sự chịu đựng sắp tới ấy còn cay đắng hơn hiện nay nhiều, nếu anh muốn thay đổi.

Hng: Tôi nghĩ rằng trong tình yêu ngời ta có thể quên đi những năm tháng không vui đã qua, có thể chịu đựng đợc nhiều những nghịch cảnh. Sống cho nhau mới thật là cuộc sống hoàn toàn.

Thoa: (cời độ lợng) Đấy là lời nói không sáng suốt của ngời đang yêu. Không phải giới đàn ông các anh không thành thực, nhng khi yêu các anh th- ờng nói những lời lẽ mà sau này các anh sẽ là ngời đầu tiên thất hứa.

Hng: (nói mạnh bạo) Tha chị, chị có tin rằng tôi đã yêu chị rất thành thực không? Tôi yêu chị ngay từ buổi đầu gặp chị, bất kể chị đã có gia đình hay cha, chị có hạnh phúc hay không hạnh phúc.

Thoa: (vẫn nói rất dịu dàng) Anh có nghĩ rằng tôi vẫn đẹp thế này khi là ngời tình của anh, khi dám rời bỏ tất cả để đi theo anh? Ngời mẹ không bao giờ quên những đứa con, không bao giờ ngng hối hận vì đã phản bội lại các con. Một ngời mẹ ích kỉ và sa đoạ! Tới lúc ấy tôi đâu còn đợc nh lúc này. Sẽ là một mụ già cau có, gắt bẳn, tìm mọi cớ để trút đợc tội lỗi lên đầu ngời đàn ông, anh ạ. Cuộc sống của anh, có thể cả của tôi, lúc này chỉ nhạt nhẽo thôi nhng nếu thay đổi nó đi sẽ là cuộc sống của địa ngục.” [23,158- 159].

Đó rõ ràng phải là ngôn ngữ của nhân vật đã có một đời từng trải, đầy chiêm nghiệm, suy t. Phải qua nhiều trải nghiệm của bản thân mới có đợc suy nghĩ ấy, mới sử dụng đợc những ngôn ngữ đậm chất trí tuệ và cũng đầy trải nghiệm suy t ấy. Có vậy, tác giả vừa làm cho không khí câu chuyện nóng lên và không khí các cuộc thoại sôi động hẳn lên, vừa tạo đợc sự ám gợi trong lòng ngời đọc. Ngôn ngữ trí tuệ thể hiện qua lời thoại đầy sự nếm trải của nhân vật Thoa nh muốn đúc kết vấn đề tình yêu và hạnh phúc của bản thân sau một thời gian dài chiêm nghiệm.

Nh vậy, ngôn ngữ kịch của Nguyễn Khải nổi bật lên là loại ngôn ngữ giàu chất triết luận. Ngôn ngữ này thể hiện rõ nhất trong các cuộc đối thoại của nhân vật. Tính triết luận trong loại ngôn ngữ này đợc nhà văn khai thác bằng nhiều hình thức. Đó có thể là ngôn ngữ đối thoại sắc sảo đậm chất triết lí, tranh biện của mỗi nhân vật. Đó có thể là hình thức đối thoại mang màu sắc tâm sự, thâm trầm, trải nghiệm của nhân vật. Dù là đợc tổ chức dới hình thức ngôn ngữ nào, nhân vật kịch của nhà văn cũng thông qua ngôn ngữ triết luận của mình, nhằm hớng đến luận bàn, lí giải những vấn đề thuộc về bản chất con ngời. Ngôn ngữ triết luận là nhân tố cơ bản làm nên tính khái quát triết học trong kịch của Nguyễn Khải. Và chính nó cũng làm nên đặc trng riêng của nhà văn về phơng diện ngôn ngữ ở thể loại kịch.

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch nguyễn khải (Trang 72 - 77)