Nhân vật triết luận

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch nguyễn khải (Trang 62 - 67)

Theo Từ điển tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng 1998) thì “triết luận là luận bàn, lý giải những vấn đề của đời sống, nhằm đạt tới những khám phá bản chất và quy luật của nó. Sự khám phá bắt đầu từ những hiện tợng cụ thể của đời sống để đạt đến chân lí mang ý nghĩa phổ quát” [28,156]. Trong kịch Nguyễn Khải, nhân vật triết luận xuất hiện nhiều. Đó là loại nhân vật “luận bàn, lý giải những vấn đề của đời sống”.

Đặc điểm bao trùm của nhân vật triết luận trong kịch Nguyễn Khải là “giàu suy t, thích triết lí, giỏi biện luận” {40,17]. Những nhân vật ấy dù là những trí thức của chế độ cũ nh Chơng trong Cách mạng hay những trí thức của cách mạng nh Tú, Bình, Huy trong Vòng tròn trống rỗng; Hng, Thoa, Quắc, Trâm trong Chút phấn của đời… ; dù là những ngời bình thờng nh

Biên, ông bố, bà mẹ trong kịch Cách mạng; ông Phúc, Thuý trong Hạnh phúc đến muộn…; hay những nhân vật vốn là những ngời bị coi là dới đáy xã hội trong chế độ cũ nh bà Bơ, Liên trong tác phẩm Hạnh phúc đến muộn đều là những nhân vật ham triết lí, hay suy t, và rất giỏi ăn nói, biện luận. Các nhân vật của ông thờng quan tâm đến những vấn đề đang xảy ra, đang nảy sinh của xã hội thời hậu chiến. Những vấn đề đó chi phối t tởng, nhận thức của con ng- ời trớc sự thay đổi lớn của “ cách mạng” và sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trờng. Những vấn đề đó trở thành đề tài, chủ đề cho mọi suy nghĩ, nghiền ngẫm, lí giải của họ. Họ là những con ngời luôn có những cách nhìn, cách suy nghĩ, những nhận xét mang màu sắc triết luận. Trong vở Hạnh phúc đến muộn, nhân vật bà Bơ và ông Phúc có những nói năng, đối đáp của những ngời từng trải, đầy suy nghiệm:

“Bà Bơ: Ông nhắc chuyện cũ làm gì. Ông không quên nhng tôi thì quên lâu rồi, cái số tôi bạc phớc …

Ông Phúc: Tôi không quên nhng tôi đã lấy hai đời vợ. Bà đã quên nhng vẫn ở vậy cho đến nay. Cái đám đàn ông thật vô tình bạc nghĩa …

Bà Bơ: Ông đừng nói nữa. Tôi đã bằng lòng với số phận đã an bài. Tôi không trách ông đâu, không trách một ai cả. Tôi không xuống tóc đi tu nhng tôi đã tu nhiều năm nay rồi. Cái nghiệp tôi thế thì tôi phải trả cho hết nghiệp…

Ông Phúc: … Bà Đại thì bảo đây là chuyện giả vờ nhng tôi lại cho là việc rất nghiêm trang. Suốt cả tuần nay tôi không thấy đói, không muốn ngủ, không muốn làm bất cứ việc gì, nói chuyện với bất cứ ai để một mình hởng niềm vui tởng nh đã mất của riêng mình.

Bà Bơ: Tôi già rồi, ông cũng già rồi, Ông hãy dành tình thơng cho con cháu, tôi cũng dành tình yêu còn lại cho các em. Các con ông cần đến ông, các em tôi cần đến tôi” [23,239- 240].

Một đặc điểm khác của nhân vật triết luận của Nguyễn Khải là rất sắc sảo trong khi nhận xét, phân tích, lí giải mọi vấn đề, mọi hiện tợng của đời sống. Lời nhận xét, phân tích của họ đợc xây dựng trên cơ sở những lập luận chặt chẽ, những lí lẽ giàu tính thuyết phục. Những t tởng của họ không trừu t-

ợng khô khan, mang tính kinh nghiệm mà gắn bó chặt chẽ với cuộc đời họ, thể hiện một cách sinh động trong màn đối thoại giữa nhân vật Tú và con trai trong Vòng tròn trống rỗng:

“Tú: Chúng tao và bọn hắn đều mong đợi đổi mới, đều hoan nghênh đổi mới. Cùng một mục tiêu chung tại sao không tìm đợc một tiếng nói chung nhỉ?

Tấn: Mục tiêu chung thì giống nhau nhng mục tiêu riêng lại khác nhau. Tú: Sự nghiệp báo chí phát triển có lợi cho cả trẻ lẫn già, không phải là quyền lợi của một ai.

Tấn: Họ muốn đợc nổi danh sớm và có đợc một chỗ ngồi xứng đáng trong làng báo.

Tú: Không ai ngăn đợc một cây bút có tài sớm xuất hiện, đã là ngời viết có tài, dù mới vào nghề, vẫn cứ ngồi chiếu nhất nh thờng.

Tấn: Họ không thích các ông già kiểm duyệt và quyết định dùng hay không dùng cái bài viết của họ.

Tú: Một bài viết hay báo này không dùng báo khác sẽ dùng. Báo tỉnh không dùng thì báo trung ơng dùng hoặc ngợc lại. Cả nớc có mấy trăm tờ báo lo gì không có nơi dùng …”[23,163- 164].

Nhà văn muốn tham gia vào cuộc sống thông qua hệ thống nhân vật này, nên nhân vật triết luận của ông cũng phải là một sinh thể t duy. Chúng nặng về đời sống trí tuệ, đời sống tinh thần, suy nghĩ nhiều hơn hành động (bên ngoài). Nói cách khác, những nhân vật thiên về hoạt động bên trong, đầy phức tạp mà cơ sở là sự vận động của trạng thái tinh thần, trạng thái t tởng. Thật thế, những nhân vật kịch của Nguyễn Khải đợc miêu tả thiên về hoạt động tinh thần. Ngời đọc không hình dung đợc trong tác phẩm, nhân vật của ông có hoạt động đời sống thế nào, ăn ở sinh hoạt, công việc làm ăn ra sao. Ngời đọc chỉ hình dung ra thế giới tinh thần phong phú của họ thông qua quá trình diễn tiến trong tình cảm, nhận thức cuả nhân vật. Nhân vật Phợng trong

Cách mạng không đợc tác giả miêu tả cụ thể, mà chỉ phác lợc về hoạt động của cô trong xã hội mới. Đối lập với sự miêu tả khái lợc về những hoạt động

bên ngoài của nhân vật, tác giả đi sâu vào quá trình biến đổi trong t tởng, nhận thức của cô, từ một ngời công khai chống cộng sản, nhân vật Phợng đã trở thành ngời “cộng sản khó chịu nhất”.

Một biểu hiện khác của nhân vật triết luận trong kịch Nguyễn Khải là họ thờng đại diện cho một loại ngời, một tầng lớp, một lực lợng xã hội nhất định. Những nhân vật này đợc xác định rõ vị trí, chỗ đứng trong cuộc giao tranh t tởng. Trong kịch Cách mạng, các nhân vật không chỉ khác nhau về tuổi tác mà còn khác nhau về khuynh hớng chính trị. Có những ngời đã nhiều năm cột chặt đời mình với sự tồn tại của chế độ cũ nh Chơng, bà Hoàng, Huy và có những ngời của cách mạng nh Việt, Biên, ông bà Đại. Qua cuộc trao đổi có tính chất gia đình của những ngời trí thức, họ bộc lộ một cách tự do và công khai những suy nghĩ, những chính kiến của mình. Cuộc đối thoại giữa những con ngời này thực chất là cuộc đối thoại của những chính kiến, những khuynh hớng chính trị. Nó là cuộc đối thoại giữa thế giới mới và thế giới cũ. Mỗi ngời đều đứng đúng vị trí của mình trong cuộc đụng độ, giao tranh của các chính kiến, của những luồng t tởng. Chơng, bà Hoàng thuộc khuynh h… ớng phi chính trị; Việt, Biền là những con ng… ời thuộc khuynh hớng chính trị.

Mỗi nhân vật triết luận là một trạng thái tâm lí, t tởng xã hội, mang tính thời sự nhất định. Đây là một đặc điểm riêng biệt, đặc sắc của nhân vật triết luận trong kịch Nguyễn Khải. Bà Hoàng trong tác phẩm Cách mạng là một trạng thái tâm lí t tởng xã hội. Bà là một ngời của giới trí thức thời Mĩ nguy. Nhiều năm gắn bó đời mình với chế độ cũ, con ngời này luôn có tham vọng ở giấc mộng chính trị. Miền Nam giải phóng, sự kiện ấy làm những kẻ hi vọng thành công trong những giấc mơ và dự định chính trị nh bà Hoàng choáng váng. Cái cơn xốc tinh thần ấy khiến cho ngời đàn bà này trở nên cay cú, hằn học với chế độ mới. Phải là ngời bị dồn đuổi, thua lớn trong sự nghiệp chính trị nh bà mới có thể có thái độ bất hợp tác với chế độ mới, mới có thể có cái quyết định “dù cả Sài Gòn đều đi theo cách mạng, thì mình tôi vẫn chống lại cách mạng”[23,112]. Tâm lí này cũng là một vấn đề rất thời sự ở miền Nam sau 1975. Hay nh trờng hợp của Tú trong Vòng tròn trống rỗng

cũng là một điển hình tâm lí trong thời kì mở cửa. Là đại diện cho những lực lợng và những giá trị tinh thần truyền thống, ông tự ti, mệt mỏi và lạc lõng cô đơn trong cơ chế mới. Ông đã xin nghỉ hu sớm để có thể “hạ cánh an toàn”[23,165], chấp nhận sống an phận để cố níu giữ “hình ảnh đã xác định trong những năm qua” [23,167]. Tâm lí tự ti, yếm thế, níu kéo một chút danh hão của Tú cũng là điển hình cho một trạng thái tâm lí nhất định trong thời đại mới.

Nguyễn Khải luôn có khuynh hớng nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc những vấn đề nóng bỏng đặt ra trong thực tiễn xã hội ở các mặt tâm lí, đạo đức, t tởng. Vì thế trong tác phẩm của mình, nhà văn đã xây dựng nhân vật theo một lối riêng, nhằm tạo ra những nhân vật có diện mạo tinh thần riêng biệt, có chiều sâu t tởng và tâm lí, phù hợp với ý đồ t tởng riêng của mình. Cũng nh trong văn xuôi, trong kịch của mình, Nguyễn Khải thờng đi sâu khắc hoạ nhân vật t tởng. Đó là kiểu nhân vật đợc khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính, hớng nội. Chất liệu cơ bản tạo nên kiểu nhân vật này là hệ thống những phân tích, suy lý, tự nghiệm mang đậm chất triết luận. Theo quan niệm mới về hiện thực, t tởng, ý nghĩ là hiện thực thứ hai, nh là hiện tợng sống tồn tại trong đầu óc con ngời. T tởng, ý nghĩ ấy đợc nhà văn thể hiện qua ý nghĩ lời nói nhân vật. Do việc lấy tâm lí, t tởng làm đối tợng của sự miêu tả nên Nguyễn Khải chỉ tập trung khắc hoạ nhân vật ở bình diện t tởng tâm lí chứ không ở những việc làm, những hành động. Vì vậy, cách xây dựng nhân vật của ông không chỉ khác với những nhà văn cùng thời mà còn khác với nhà văn cùng trong xu hớng triết luận. Nguyễn Khải tập trung thể hiện chiều sâu thế giới tinh thần, chiều sâu t tởng, tâm lí nhân vật. Ông miêu tả nhân vật trong công việc hàng ngày, trong sinh hoạt, trong các mối quan hệ với nhiều ngời, trong tranh luận, bàn bạc, trong cuộc đấu tranh nội tâm, trong suy nghĩ về nhân sinh thế sự Với cách trình bày nhân vật nh…

vậy, dờng nh Nguyễn Khải muốn chứng tỏ rằng ngay trong những sinh hoạt hàng ngày, ngay trong lời nói, suy nghĩ hay trong sự tranh luận, bàn cãi, con ngời vẫn có thể bộc lộ nhân cách, t tởng của mình ở những mặt cốt yếu và

sâu sắc nhất. Việc lấy sự thể hiện đời sống ý thức, đời sống t tởng con ngời làm mục đích miêu tả đã cho phép nhà văn không nhất thiết phải xây dựng nhân vật một cách trọn vẹn, hoàn hảo. Điều quan trọng là nhà văn có khắc hoạ đợc những nhân vật có đời sống thực với diện mạo t tởng tinh thần sinh động hay không? Những vấn đề, những t tởng mà nó chứa đựng có phù hợp với lôgic nội tại của bản thân nhân vật không?

Có thể nói, để biểu đạt nội dung t tởng thông qua hệ thống nhân vật, ngòi bút Nguyễn Khải tập trung xây dựng những nhân vật mang tính triết luận. Trong kịch của ông, mỗi nhân vật là đại diện cho một lập trờng, một ý thức và chúng luôn cọ xát, tranh luận hớng tới một vấn đề để đi tới hoà giải, chấp nhận hay thích ứng với nó. Trong kịch Nguyễn Khải, nhân vật triết luận đã góp phần làm đậm thêm sở trờng của một phong cách mang đậm chất trí tuệ, lịch lãm và sắc sảo.

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch nguyễn khải (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w