Khái niệm ngôn ngữ kịch

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch nguyễn khải (Trang 71 - 72)

Ngôn ngữ là phơng tiện biểu hiện mang tính đặc thù của văn học trong khám phá, phản ánh hiện thực. Nó là công cụ, là chất liệu giiúp nhà văn xây dựng các hình tợng nghệ thuật để tạo nên tác phẩm của mình, bắc nhịp cầu nối giữa cuộc sống - nhà văn - bạn đọc. Cách thức sử dụng và khai thác ngôn ngữ của mỗi nhà văn khác nhau, mang đậm dấu ấn phong cách. Nguyễn Khải cũng có cách sử dụng giọng điệu ngôn ngữ độc đáo riêng. Ông có lối sử dụng từ, kiến tạo câu văn khá lí thú. Nói về ý thức của bản thân trong việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn cho biết ông rất tâm đắc với câu nói của Nguyễn Huy Tởng dành cho mình ngày mới chập chững bớc vào nghề “Dùng chữ cũng nh dùng tiền, chỉ bỏ ra rất ít mà vẫn mua đợc vật có giá trị” [46,433].

Ngôn ngữ là công cụ, chất liệu cơ bản của văn học. Vì vậy, văn học là nghệ thuật ngôn từ. Trong tác phẩm, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Tính chính xác, tính hàm xúc, tính đa nghĩa và tính biểu cảm là những thuộc tính của văn học. Đặc biệt, tính hình tợng và tính thẩm mĩ là thuộc tính bản chất của ngôn ngữ xuyên thấm vào mọi thuộc tính khác của ngôn ngữ văn học. Những thuộc tính này đợc thể hiện với những mức độ khác nhau qua các thể loại. Ngôn ngữ của tác phẩm trữ tình là ngôn ngữ đợc tổ chức trên cơ sở nhịp điệu hết sức cô đọng hàm súc, gợi cảm. Ngôn ngữ của tác phẩm tự sự là ngôn ngữ đa dạng, nhiều tính cách. Còn ngôn ngữ trong tác phẩm kịch là ngôn ngữ của nhân vật đợc cấu trúc qua hệ thống đối thoại gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Ngôn

ngữ văn học nói chung vốn có tính hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”, nhng trong kịch do xung đột tiến triển nhanh nên ngôn ngữ kịch thờng ngắn gọn, xúc tích. Kịch chỉ có nhân vật, nhng nhân vật cũng có thể độc thoại hay đối thoại và đóng vai trò chủ thể hay trần thuật ở một mức độ nhất định. Ngôn ngữ kịch do đó có tính chất tổng hợp, nghĩa là mang cả những yếu tố trữ tình và kịch.

Nếu trong tác phẩm tự sự và tác phẩm thơ, lời tác giả giữ vai trò chủ chốt thì trong kịch hệ thống đối thoại của các nhân vật chiếm u thế. Tác giả không mách bảo gì cho ngời đọc, ngời xem mà tính cách các nhân vật hoàn toàn do lời lẽ họ tạo nên. Nhân vật đợc xây dựng không bằng ngôn ngữ miêu tả mà bằng ngôn ngữ hội thoại. Tính đối thoại là đặc trng bao trùm nhất trong ngôn ngữ kịch. Ngôn ngữ trong kịch bao giờ cũng là ngôn ngữ nhân vật. Nó cho thấy đặc điểm tính cách, nguồn gốc xuất thân và bản chất xã hội của nhân vật kịch. Bên cạnh đó, ngôn ngữ kịch là hệ thống ngôn ngữ mang tính hành động có tính linh hoạt và gợi cảm nh sự tái hiện trực tiếp đời sống. Hệ thống ngôn ngữ ấy có nhiệm vụ mô tả chân dung một nhân vật bằng một loạt các thao tác hành động. Tính hành động của nhân vật kịch không chỉ bộc lộ trong hình tợng sân khấu mà nó còn đợc hình thành ngay trong cấu tạo kịch bản văn học. Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch phải đảm bảo cho sự phát triển đầy “tính kịch” của cốt truyện và những phản ứng hành động kiểu “dây chuyền” của nhân vật kịch.

Nh vậy, ngôn ngữ kịch vừa mang đặc trng chung của ngôn ngữ văn học là tính chính xác, tính hàm xúc, tính đa nghĩa và tính biểu cả. Ngoài ra nó còn mang những đặc trng riêng đó là tính chất tổng hợp, tính hành động có tính linh hoạt và gợi cảm, đặc biệt, Tính đối thoại là đặc trng bao trùm nhất trong ngôn ngữ kịch.

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch nguyễn khải (Trang 71 - 72)