Khái niệm xung đột kịch

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch nguyễn khải (Trang 54 - 56)

Kịch phản ánh đời sống theo cách thức rất riêng. Nó phát hiện cuôc sống qua phát hiện những mâu thuẫn, xung đột. Để làm đợc điều đó, đòi hỏi nhà văn phải nắm bắt những vấn đề cuộc sống ở tình huống giàu kịch tính nhất. Vì vậy, đặc trng của kịch đó chính là xung đột. Đặc điểm về nhân vật, ngôn ngữ, hành động, không gian và thời gian cũng rất quan trọng, nh… ng xung đột là cơ sở cho sự diễn tiến của hành động, sự phát triển của tính cách, số phận nhân vật, quy định cách biểu hiện bằng ngôn ngữ nhân vật. Nghiên cứu xung đột kịch, giúp chúng ta xác lập một cách hiểu sâu sắc nhất trong khi đi tìm giá trị của vở kịch, đồng thời nó cũng là nét quán xuyến nhất chi phối các yếu tố khác trong nghệ thuật của tác giả.

Hình thức cơ bản để phản ánh nội dung kịch là bằng hành động, chứ không phải bằng hình thức kể lại nh trong tiểu thuyết. Do đó, hình thức biểu hiện của mâu thuẫn trong kịch cũng mang tính chất riêng. Đó là tính chất tập trung cao độ, tính chất căng thẳng ở trạng thái mâu thuẫn đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải có sự giải quyết. Nhà viết kịch không phản ánh mâu thuẫn trong bất kì một giai đoạn mà chỉ chọn lọc những mâu thuẫn đã phát triển mức gay gắt không thể điều hoà. Tự nó sẽ nổ ra một cuộc đấu tranh để đi tới những quan hệ mới, ở một mức độ cao hơn đó là xung đột kịch.

Theo từ điển văn học: “Xung đột kịch là biểu hiện cao độ của sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lợng trong cùng một vở kịch. Xung đột thúc đẩy hành động các nhân vật kịch làm cho tính cách của nó bộc lộ đầy đủ những mặt chủ yếu. Điều quan trọng chính trong xung đột kịch, t tởng chủ đề vở kịch đợc thể hiện rõ ràng. Qua quá trình phát triển của xung đột, ngời xem thấy đ- ợc những bớc đi tất yếu biện chứng của t tởng con ngời rồi tự mình đi tìm đợc lời giải đáp về vấn đề lớn hằng quan tâm trong cuộc sống” [13,368].

Dù cơ sở của xung đột kịch là bằng vấn đề, là những mâu thuẫn trong đời sống hiện thực, nhng xung đột kịch lại không phản ánh nguyên xi mâu thuẫn trong đời sống hiện thực. Cũng nh nghệ thuật nói chung, xung đột kịch là sự khái quát và điển hình hoá những mâu thuẫn trong xã hội một cách có nghệ thuật, do đó nó mang ý nghĩa xã hội tập trung hơn và nổi bật hơn những mâu thuẫn xã hội. Xung đột kịch không phản ánh tất cả những mâu thuẫn, mà nó chỉ chọn lấy những mâu thuẫn có tính kịch. Tính kịch theo Biêlinxki xác định: “Giống nh những nhân tố có tính chất thơ ca của đời sống, thể hiện sự va chạm, xô đẩy của những t tởng đợc thể hiện nh những dục vọng đầy nhiệt huyết”. Với vai trò là hình thức biểu hiện cao nhất của tính kịch, xung đột cũng bao hàm cả những nhân tố tập trung cô đọng và gay gắt nhất cuộc đấu tranh giữa những khuynh hớng và lực lợng xã hội nhất định dới ánh sáng của t tởng thẩm mĩ nhất định. Nói tóm lại, xung đột kịch giữ vai trò quan trọng đối với nội dung của cả vở kịch.

Nhng xung đột kịch không chỉ có ý nghĩa về mặt nội dung mà còn là cơ sở của mặt hình thức. Bởi kịch nắm bắt cuộc sống bằng hành động, nhng chỉ có hành động thôi cha đủ. Vì trong thực tế, có đầy rẫy những hành động nhng không phải hành động nào cũng thành hành động kịch. Vì thế trên phơng diện cấu tạo tác phẩm, xung đột kịch còn là hình thức quy tụ, chọn lọc, tổ chức hành động kịch theo chiều hớng nhất định, theo yêu cầu t tởng đặt ra. Nh vậy, trong một tác phẩm kịch, xung đột kịch luôn giữ vị trí quan trọng không thể thay thế trên cả phơng diện nội dung lẫn hình thức. Nó trở thành một trong những đặc trng cơ bản của nghệ thuật kịch.

Nh vậy, xung đột là cơ sở của kịch và kịch tính là đặc điểm nổi bật. ở

góc nhìn đặc trng thể loại, xung đột phải là động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch, nhằm xác lập quan hệ mới giữa các nhân vật. Nó thờng chi phối những giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện: (trình bày, khai đoạn, đỉnh điểm, kết thúc). Và trong bản thân nó phải đạt đến tính điển hình và tính chân thực sâu sắc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch nguyễn khải (Trang 54 - 56)