Tình huống gặp gỡ

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch nguyễn khải (Trang 52 - 54)

Nếu nh tình huống trò chuyện là tình huống đợc Nguyễn Khải sử dụng phổ biến thì tình huống gặp gỡ lại là tình mang lại hiệu quả tâm lí. Không nh nghệ thuật tạo tình huống trò chuyện đợc nhà văn sử dụng triệt để, phổ biến

trong tất cả các vở kịch, việc tạo tình huống gặp gỡ trong nghệ thuật tạo tình huống kịch chỉ đợc Nguyễn Khải sử dụng trong vở Chút phấn của đời nhng nó thật sự đã mang lại hiệu quả cao, tạo nên một dấu ấn riêng trong sáng tác kịch của nhà văn.

Trong văn bản Chút phấn của đời, Nguyễn Khải đã tạo đợc tình huống kịch rất đắc địa, đó là tình huống gặp gỡ để sau đó chia xa giữa nhân vật Hng và Thoa. Tình huống này tạo nên tính kịch rất cao. Nó là đỉnh cao trong sự mâu thuẫn, xung đột trong quan niệm về lối sống, về tình yêu. Tình huống này gây đợc tính kịch cao bởi thời khắc chia xa của nó, tình huống sau này không có cơ hội gặp lại, con ngời dễ rơi vào sự yếu đuối, uỷ mị, cũng dễ gây vào sự “tặc lỡi” “chỉ một lần thôi”[23,153]. Đặc biệt, tình huống này đợc nhà văn đặt vào một không gian kín, không gian gian phòng, không gian chỉ có hai ngời, chỉ có Hng và Thoa. Tình huống kịch trong không gian ấy, tạo điều kiện cho họ bộc lộ t tởng, tình cảm của mình. Phút sống thật với bản thân mỗi con ngời là giờ phút thiêng liêng nhất, giờ phút đẹp nhất, giờ phút đáng nhớ nhất nh… - ng cũng là giờ phút dễ đánh mất mình. Hng và Thoa vốn là những ngời không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà còn mang trong mình vẻ đẹp của tâm hồn. Họ đều là những tri thức, từng trải . Tất cả đem lại tính kịch trong tình huống…

mà nhà văn đã tạo ra. Trong tình huống này, nhân cách lối sống của mỗi nhân vật soi rọi, đối chiếu vào nhau và vào chính mình.

Tình huống gặp gỡ này, Nguyễn Khải đã làm tăng thêm kịch tính ở việc chọn lọc chi tiết độc đáo, đó là chi tiết Hng xin đợc ôm Thoa “chỉ một lần này thôi”. Hành động này của Hng chỉ có anh và Thoa biết. Thoa và Hng sẽ đợc thời khắc hạnh phúc trong tình yêu. Cái đợc -cái mất, cái cho - cái nhận, cái nên- không nên, cái có thể - và cái không thể diễn ra quyết liệt trong ánh mắt, con tim làm nên kịch tính trong gặp gỡ. Trong kịch tính này, sự trăn trở đắn đo trong mỗi nhân vật đợc đẩy mạnh hơn, nhng cũng mềm mại, uyển chuyển và cũng khó đoán, khó lờng hơn trong lựa chọn của mỗi nhân vật. Chính nó là biểu hiện của cách đặt con ngời vào tình huống. Từ tình huống nổi bật một tính cách, một trạng thái tâm lí mà mà nhà văn sáng tạo nên. Và cũng chính

nó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của Nguyễn Khải ở thể loại kịch.

Nh vậy, nếu tình huống trò chuyện đợc Nguyễn Khải sử dụng phổ biến thì tình huống gặp gỡ đợc nhà văn sử dụng ít nhng lại tạo hiệu quả cao, đặc biệt là hiệu quả tâm lí. Hai thủ pháp nghệ thuật tạo tình huống trong kịch của Nguyễn Khải làm nên đặc trng tình huống kịch của riêng ông. Đó là tình huống kịch rất đơn giản, tình huống nh không có “vấn đề”, nhng lại tiềm ẩn trong nó nhiều vấn đề không chỉ có ý nghĩa khái quát, mà còn có ý nghĩa nhân sinh cụ thể, sâu sắc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch nguyễn khải (Trang 52 - 54)