9. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Có thể thấy hệ thống các biện pháp nêu trên được xác lập từ cơ sở lý luận và t
của học sinh THPT tại .
Mỗi biện pháp quản lý đều có ý nghĩa, vai trò riêng nhằm tác động mạnh mẽ đến các giai đoạn của quá trình dạy học. Đồng thời các biện pháp quản lý có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất và thúc đẩy nhau phát triển.
Vì vậy việc quản lý hoạt động học tập không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ, rời rạc mà cần thực hiện một cách đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp của chúng. Mỗi biện pháp đều có cơ sở thực hiện, biện pháp này sẽ là điều kiện để thực hiện biện pháp kia.
Với các biện pháp đã nêu, biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, Giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT tại Trung tâm HN&GDTX là biện pháp quan trọng hàng đầu đóng vai trò nền tảng cho các biện pháp khác, bởi vì nếu đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh không nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh thì mọi biện pháp tác động khác đều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 89 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trở thành vô giá trị. Để nâng cao nhận thức cho học sinh, hình thành cho học sinh một động cơ, thái độ học tập đúng đắn lành mạnh ngoài việc bản thân học sinh phải tích cực cố gắng thì các yếu tố khách quan có vai trò cực kỳ quan trọng.
Biện pháp kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh là một biện pháp có ý nghĩa then chốt bởi vì nó là phương hướng là kim chỉ nam cho các biện pháp còn lại và công việc sau này. Biện pháp này vừa là chỉ tiêu vừa là yêu cầu là khuôn mẫu cho các hoạt động dạy- học của giáo viên và học sinh. Kế hoạch hợp lý, khoa học sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý nội dung, phương pháp học tập, quản lý các điều kiện đảm bảo cho học tập và công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập khoa học và hiệu quả, khi đó các chủ thể quản lý và chủ thể bị quản lý chủ động sáng tạo hơn trong công việc của mình.
Biện pháp tổ chức quản lý nội dung, phương pháp học tập, tự học của học sinh là rất quan trọng. Biện pháp này làm cơ sở, làm tiền đề để các biện pháp khác tiến hành có hiệu quả. Biện pháp này làm tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác, kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng động cơ học tập, xây dựng kế hoạch, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ học tập tốt.
Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên nhằm tác động tích cực hoạt động tự học của học sinh là biện pháp quan trọng, khẳng định vai trò của người dạy tham gia trực tiếp truyền đạt kiến thức qua đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn cho học sinh cách tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu. Từ đó học sinh tích cực tự học trên lớp và ngoài giờ lên lớp.
Biện pháp cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là điều kiện cần để đảm bảo tăng cường hoạt động học tập tốt hơn. Đây là việc làm bắt buộc không thể thiếu trong công tác quản lý. Kết quả hoạt động dạy- học, kết quả việc thực hiện các chức năng của quản lý phụ thuộc phần lớn vào kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá đúng sẽ tạo động lực để các biện pháp khác thực hiện có hiệu quả hơn. Kiểm tra, đánh giá tốt còn giúp cho việc tự điều chỉnh kế hoạch đã xây dựng nếu cần thiết.
Biện pháp tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị, các điều kiện đảm bảo hoạt động thực hành của học sinh tạo điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 90 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kiện thuận lợi để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và học sinh tham gia hoạt động tự học. Biện pháp này tạo điều kiện hỗ trợ cho các biện pháp khác, hoạt động khác thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao.
Có thể khẳng định việc thực hiện tốt đồng bộ các biện pháp quản lý nêu trên sẽ phát huy tốt các nguồn lực của trung tâm tác động mạnh mẽ đến hoạt động dạy- học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và địa phương.