9. Cấu trúc luận văn
2.1.5. Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên
2.1.5.1. Cơ sở vật chất
Trung tâm được toạ lạc trên một diện tích không viên là 6.877m2, gồm các khu nhà học lý thuyết, nhà xưởng, nhà làm việc. Do điều kiện kinh phí còn khó khăn nên có những dãy nhà học được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ XX nên không đạt tiêu chuẩn phòng học theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo. Tuy vậy trong nhiều năm qua cùng với nguồn ngân sách được nhà nước cấp, công tác xã hội hoá của Trung tâm đã đạt được kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tương đối tốt. Đến nay Trung tâm đã có một số phòng học đạt tiêu chuẩn phòng học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, trang thiết bị để phục vụ công tác giảng dạy và học tập cũng được bổ sung đáng kể, điều kiện làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng được cải thiện rõ rệt.
Cụ thể:
Trung tâm có 14 phòng học kiên cố với diện tích 630m2,18 phòng học tạm (nhà cấp 4 được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ 20) với diện tích 720m2, 10 phòng học nghề với diện tích 450m2, 03 phòng tin học với 96 máy, 20 máy tính và 20 máy in, 15 máy chiếu PROJETOR phục vụ công tác giảng dạy.Các phòng làm việc của phòng ban, tổ chuyên môn được trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc.
2.1.5.2. Đội ngũ giáo viên
Khi mới thành lập Trung tâm, đội ngũ giáo viên giảng dạy tại Trung tâm vừa thiếu, vừa yếu, giáo viên chỉ là những thợ kỹ thuật được bổ túc thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Trong xu thế phát triển chung của đất nước, đặc biệt là của ngành giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trung tâm đã được bổ sung và đào tạo một cách bài bản, chính quy, những giáo viên chưa có trình độ đã được cử đi để đào tạo lại. Từ chỗ Trung tâm có từng quá nửa số giáo viên không đạt chuẩn thì đến nay đội ngũ cán bộ, giáo viên của trung tâm đã đạt chuẩn 100%. Trong đó có nhiều đồng chí đạt trình độ trên chuẩn.
Cụ thể:
Trong tổng số 60 cán bộ, giáo viên, nhân viên của trung tâm thì có tới 48 đồng chí là giáo viên trực tiếp giảng dạy. Trong số đó 08 đồng chí có trình độ Thạc sĩ. Số giáo viên đã có thâm niên giảng dạy từ 3 năm trở nên đạt 95%.
2.2. Khái quát về nội dung, phƣơng thức khảo sát và xử lý số liệu
Để đánh giá thực trạng hoạt động học tập và quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT tại trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên Tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thiết kế công cụ nghiên cứu gồm 3 loại phiếu trưng cầu ý kiến:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phiếu số 1: Dành cho cán bộ quản lý (15 phiếu)
Phiếu số 2: Dành cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn (50 phiếu) Phiếu số 3: Dành cho học sinh (450 phiếu) trong đó:
+ Học sinh khối 10: 150 phiếu + Học sinh khối 11: 150 phiếu + Học sinh khối 12: 150 phiếu
- Để xử lý các kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình cho các phương án trả lời của khách thể điều tra như sau:
+ Đồng ý (thường xuyên, tốt): 3 điểm; + Phân vân (đôi khi, bình thường): 2 điểm;
+ Không đồng ý (không hợp lý, chưa tốt..): 1 điểm
- Dựa trên điểm trung bình, chúng tôi phân loại đánh giá theo quy ước: + Điểm trung bình <2: mức độ đánh giá thấp;
+ Điểm trung bình từ 2 2,49: mức độ đánh giá trung bình; + Điểm trung bình: Từ 2,53: mức độ đánh giá cao
2.3. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh tại trung tâm hƣớng nghiệp và giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Nhận thức của học sinh về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập
Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập chúng tôi tiến hành điều tra theo mẫu phiếu số 3 với số học sinh chia đều cho cả 3 khối lớp, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Nhận thức của HS khối THPT tại trung tâm HN & GDTX tỉnh Quảng Ninh về vai trò, tầm quan trọng của HĐHT
Mức độ Đối tƣợng khảo sát Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng SL % SL % SL % SL % Học sinh khối 10 98 65,3 39 26 13 8,7 - - Học sinh khối 11 102 68 38 25,3 10 6,7 - - Học sinh khối 12 109 72,7 35 23,3 6 4 - -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Nhận xét:
Đa số học sinh khối THPT của trung tâm HN &GDTX tỉnh Quảng Ninh có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập, 421/450 học sinh cho rằng học tập có vai trò quan trọng và rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ của bản thân (chiếm 93,6%).
Khi được hỏi về tầm quan trọng của hoạt động học tập học sinh Trần Văn Chiến học sinh lớp 10A cho rằng: “Học tập có vai trò rất quan trọng, giúp
chúng em củng cố những kiến thức đã học, biến những kiến thức thầy cô giảng trên lớp thành kiến thức của mình. Học tập giúp chúng em mở rộng tri thức mới, giúp chúng em phát hiện giải quyết vấn đề và hình thành kỹ năng giải quyết công việc trong cuộc sống”.
Học sinh Nguyễn Văn Tuấn lớp 12B1 cho biết: “Trong quá trình lên lớp
các giáo viên chỉ trình bày phần kiến thức cơ bản nhất của bài vì vậy muốn hiểu sâu và mở rộng kiến thức cho bản thân thì chúng em phải tích cực học tập và tự nghiên cứu ở nhà”.
Từ kết quả trên có thể thấy đa số học sinh khối THPT của trung tâm HN &GDTX tỉnh Quảng Ninh đều khẳng định: Học tập có vai trò rất quan trọng giúp học sinh củng cố, mở rộng và hiểu sâu những tri thức đã học, hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo. Việc xác định đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập sẽ giúp học sinh xác định được động cơ, thái độ học tập trên cơ sở đó định hướng cho học sinh có ý thức rèn luyện, phấn đấu trong quá trình học tập ở trung tâm.
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đầy đủ vai trò của hoạt động học tập. Kết quả điều tra cho thấy 29/450 học sinh (chiếm 6,4%) cho rằng: Học tập có vai trò bình thường trong việc nâng cao trình độ nhận thức. Số học sinh này cho rằng chỉ cần ghi chép bài đầy đủ, kết thúc học kỳ tập trung vào học ôn là được. Từ nhận thức đó một số học sinh lười học ngay từ khi mới vào học ở trung tâm. Các em thường thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kém, chấp hành quy chế không nghiêm túc. Một số học sinh cá biệt có tư tưởng và hành vi gian lận trong thi cử và kiểm tra. Đối với những học sinh này cần phải có biện pháp giáo dục và uốn nắn kịp thời để tránh ảnh hưởng tới phong trào học tập của tập thể.
2.3.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch học tập của học sinh THPT tại trung tâm HN&GDTX tỉnh Quảng Ninh trung tâm HN&GDTX tỉnh Quảng Ninh
Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng về việc xây dựng kế hoạch học tập của học sinh khối THPT tại trung tâm HN &GDTX tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành điều tra theo mẫu phiếu số 3. Kết quả được tổng hợp ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Tự đánh giá của học sinh về việc xây dựng kế hoạch học tập TT Mức độ Nội dung Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL %
1 Có lập kế hoạch và thời gian biểu cho
hoạt động học tập và thực hiện đúng 100 22,2 174 38,7 176 39,1 2
Có lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập nhưng không thực hiện đúng
150 33,3 153 34 147 32,7
3
Có lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập nhưng không thực hiện đầy đủ
127 28,2 230 51,1 93 20,7
4
Không lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập và không đủ thời gian học tập
176 39,1 136 30,2 138 30,7
* Nhận xét:
Qua kết quả thu được trong bảng cho thấy chỉ có 22,2 % học sinh cho rằng bản thân thường xuyên lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập và thực hiện đúng kế hoạch, thời gian biểu đó; 38,7 % học sinh thỉnh thoảng lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập của mình và thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hiện đúng; 39,1 % học sinh không bao giờ lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập. Như vậy nhận thức của các em về việc xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện đúng theo kế hoạch chưa tốt.
Cũng qua bảng 2.2 cho thấy: 33,3 % ý kiến học sinh cho rằng bản thân thường xuyên lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập nhưng không thực hiện đúng; 28,2 % ý kiến học sinh cho rằng thường xuyên lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập nhưng không thực hiện đầy đủ, 39,1 % ý kiến học sinh cho rằng không lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập của mình và không đủ thời gian học tập. Rõ ràng xây dựng kế hoạch học tập là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng học tập, kế hoạch học tập là bảng phân phối thời gian hợp lý dựa trên yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Kế hoạch này phải do chính học sinh xây dựng. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì phần nhiều học sinh không xây dựng được kế hoạch học tập. Qua trao đổi với chúng tôi các em cho biết: Kế hoạch học tập năm học, học kỳ đã được trung tấm xây dựng, các em chỉ biết thực hiện theo thời khoá biểu và tiến độ đã vạch sẵn. Rất ít em xây dựng kế hoạch học tập từng môn học, từng tuần, từng tháng, từng học kỳ,…Đây là thực trạng đáng lo ngại, điều này dẫn đến việc học sinh học tập tuỳ tiện, không có kế hoạch, không phân bố đủ thời gian để học tập và rèn luyện; đồng thời là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng học lệch, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và kết quả giáo dục toàn diện của trung tâm.
Về nguyên nhân của thực trạng trên, qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp, đa số cán bộ quản lý và học sinh đều cho rằng ngoài những yếu tố thuộc về chủ quan của bản thân người học, còn có nguyên nhân thuộc về công tác quản lý hoạt động học tập của trung tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.3. Thực trạng về kết quả học tập của học sinh THPT tại trung tâm HN&GDTX tỉnh Quảng Ninh HN&GDTX tỉnh Quảng Ninh
Để tìm hiểu, đánh giá về thực trạng hoạt động học tập của học sinh THPT, chúng tôi tiến hành khảo sát theo mẫu phiếu điều tra số 3. Kết quả điều tra được thể hiện trên bảng 2.3.
Bảng 2.3: Đánh giá của các khách thể điều tra về hoạt động học tập của học sinh
TT Tiêu chí Mức độ thực hiện Thực hiện tốt Thực hiện bình thƣờng Chƣa tốt Thứ bậc SL % SL % SL %
1 Chấp hành nội quy, quy chế 298 59,6 154 30,8 48 9,6 2,5 1
2 Đi học đúng giờ, tham gia
đầy đủ các hoạt động học tập 294 58,8 142 28,4 64 12,8 2,46 2 3 Học bài cũ và chuyển bị thí
nghiệm thực hành 256 51,2 118 23,6 126 25,2 2,26 4
4 Chuẩn bị sách vở và đồ dùng
học tập 223 44,6 156 31,2 121 24,2 2,2 5
5 Ý thức phát biểu xây dựng bài 182 36,4 165 33,0 153 30,6 2,06 7 6 Tiếp thu bài giảng và kỹ
năng thực hành 269 53,8 131 26,2 100 20,0 2,34 3
7 Phương pháp học tập 220 44,0 148 29,6 132 26,4 2,18 6
Trung bình 2,29
* Nhận xét:
Việc thực hiện các chức năng học tập mới chỉ dừng lại ở mức trung bình chung với X =2,29.
Cụ thể nội dung được xếp thứ bậc 1 theo đánh giá của giáo viên là ý thức học sinh chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường cũng chỉ dừng lại ở TBC: 2,5 cận dưới của mức cao; nội dung này học sinh đánh giá TBC: 2,27 xếp thứ bậc 2, điều này phù hợp với thực tế bởi vì đa số các em học sinh vào học tại trung tâm là những em ngoan, hiền có ý thức chấp hành nội quy, quy chế của trung tâm.
X
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Học sinh đi học đúng giờ và tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp cũng như ở phòng thí nghiệm thực hành được giáo viên đánh giá cao và bản thân học sinh cũng thực hiện nghiêm túc. Đây là một điều đáng mừng, bên cạnh đó trung tâm cần phải động viên, khuyến khích những học sinh thực hiện tốt nội quy, quy chế của trung tâm và có những hình thức kỷ luật đối với học sinh chưa thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của trung tâm để đưa hoạt động học tập của học sinh vào nề nếp.
Học bài cũ và chuẩn bị điều kiện cho thí nghiệm, thực hành chưa được học sinh thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên còn một bộ phận học sinh chưa thực sự nghiêm túc, còn chểnh mảng, chưa tập trung trong việc tự giác học bài và làm bài tập ở nhà. Đây là thực trạng đáng lo ngại bởi vì hầu hết các em học sinh ở lứa tuổi này chưa lập được kế hoạch học tập. Vì vậy, trung tâm và giáo viên cần có những biện pháp thích hợp để giúp các em khắc phục tình trạng này.
Việc chuẩn bị giáo trình và đồ dùng học tập của học sinh không được đánh giá cao (TBC: 2,20 xếp thứ bậc 5). Ý thức phát biểu xây dựng bài ở lớp được giáo viên đánh giá thấp nhất (TBC: 2,06 xếp thứ bậc 7) đây là đặc điểm tồn tại do năng lực thực tế của hoạc sinh THPT tại Trung tâm còn hạn chế. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này đa số các em học sinh cho rằng kiến thức phổ thông còn khó, phương pháp dạy học ở phổ thông hiện nay chưa phù hợp nên các em chưa tự tin để phát biểu xây dựng bài ở lớp. Bên cạnh đó, chất lượng tuyển sinh đầu vào cấp THPT tại trung tâm thấp nên việc nâng cao chất lượng cho nhóm đối tượng này gặp nhiều khó khăn.
Năng lực tiếp thu bài giảng và thực hiện kỹ năng thực hành luyện tập được giáo viên và học sinh đánh giá ở mức trung bình (TBC: 2,34 xếp thứ bậc 3). Điều này phản ánh đúng thực tế hầu hết các em vào học ở các trung tâm HN và GDTX có học lực loại trung bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khi được hỏi về phương pháp học tập, đa số các em cho biết chưa có phương pháp học tập tốt, chưa xây dựng thời gian biểu học tập và bản thân các em không được giáo viên hướng dẫn lập kế hoạch học tập một cách thường xuyên (TBC: 2,18 xếp thứ bậc 6). Đây là vấn đề mà trung tâm cần quan tâm, giúp đỡ các em xác định được phương pháp học tập đúng đắn để nâng cao chất lượng học tập của các em.
* Nhận xét chung về thực trạng hoạt động học tập của học sinh khối THPT tại trung tâm HN & GDTX tỉnh Quảng Ninh
+ Mặt mạnh: Học sinh học sinh khối THPT tại trung tâm HN & GDTX
tỉnh Quảng Ninh đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động học tập. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giảng dạy và học tập của trung tâm tương đối tốt và khá đầy đủ. Bên cạnh đó ý thức chấp hành nội quy, quy chế của học sinh được đánh giá cao.
+ Mặt yếu: Công tác xây dựng kế hoạch học tập chưa được giáo viên và