Biện pháp 3: Tăng cường quản lý việc hướng dẫn, kiểm tra học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT tại trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 88)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý việc hướng dẫn, kiểm tra học

học, tự rèn luyện

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Công tác kiểm tra đánh giá giữ một vai trò quan trọng trong dạy - học của trung tâm. Kiểm tra cho kết quả chính xác sẽ góp phần đánh giá chính xác. Đánh giá kết quả tự học, tự rèn luyện của học sinh trên cơ sở thực hiện việc xem xét tình hình thực hiện công việc và đối chiếu với yêu cầu đề ra. Do vậy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiểm tra là công cụ để điều khiển các hoạt động trong trung tâm. Kiểm tra để có đánh giá chính xác và từ đó có sự điều chỉnh và uốn nắn kịp thời. Kiểm tra để có cơ sở làm tốt công tác thi đua khen thưởng tạo động lực thúc đẩy hoạt động học tập đạt kết quả cao.

Xây dựng được kế hoạch tự học, tự rèn luyện là điều rất cần thiết, nhưng làm sao để thực hiện được kế hoạch có hiệu quả thì cần có sự kiểm tra nhắc nhở của ban cán sự lớp, của học sinh với nhau, của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp và kiểm tra đánh giá của trung tâm. Thông qua việc kiểm tra, học sinh tháo gỡ được những khó khăn, thắc mắc nẩy sinh trong quá trình tự học, tự rèn luyện cả về nội dung và phương pháp tự học, góp phần tích cực cho việc hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

- Kiểm tra quản lý HĐTH, tự rèn luyện của học sinh.

+ Kiểm tra nội dung tự học, tự rèn luyện theo kế hoạch, chương trình, yêu cầu đề ra, chấp hành giờ giấc tự học và nội dung tự học, tự rèn luyện.

+ Xây dựng kế hoạch tự học, tự rèn luyện: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn theo nội dung, chương trình, yêu cầu đề ra, chấp hành giờ tự học và nội dung tự học, tự rèn luyện và thực hiện kế hoạch đó.

+ Tăng cường tổ chức kiểm tra và ra đề thi có liên quan đến nội dung tự học, tự rèn luyện.

- Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

- Giám đốc trung tâm thống nhất với GV bộ môn về kế hoạch, nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá học sinh, cụ thể: thường xuyên kiểm tra việc học bài, làm bài, nghiên cứu TLTK thêm ngoài giờ lên lớp và lồng ghép kiểm tra kiến thức bài cũ trong quá trình tiến hành dạy bài mới. Nội dung kiểm tra có liên quan đến nội dung tự học, tự rèn luyện. Giám đốc trung tâm kiểm tra đánh giá biện pháp này qua báo cáo của GV, GVCN, tổ trưởng chuyên môn, qua trao đổi với học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giám đốc trung tâm giao cho phó giám đốc phụ trách chuyên môn, GVCN, GV bộ môn cùng BCH Đoàn thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra nề nếp học tập của học sinh bao gồm việc thực hiện kế hoạch học tập, tự học, tự rèn luyện (thời gian, nội dung, địa điểm tự học, kết quả tự học).

+ Kiểm tra việc nghiên cứu đọc TLTK, thực hành, thí nghiệm, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

+ Báo cáo định kỳ theo tháng (hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu) về những hoạt động sinh hoạt và tự học, tự rèn luyện của học sinh từng lớp.

+ Lãnh đạo trung tâm có thể kiểm tra xác suất kết quả đã báo cáo.

- Lãnh đạo trung tâm có kế hoạch kiểm tra GV bộ môn và các tổ chuyên môn cụ thể là: kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc giảng dạy của GV. Kiểm tra việc thực hiện chương trình bằng cách kiểm tra trực tiếp sổ ghi đầu bài, kiểm tra nội dung dạy, việc dạy của GV thông qua dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, vở ghi của học sinh; kiểm tra phương pháp dạy - tự học của GV thông qua dự giờ. Kiểm tra việc hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học, tự rèn luyện và thực hiện kế hoạch của mỗi GV. Kiểm tra việc quản lý và hướng dẫn học sinh qua các hoạt động ngoại khoá, hội thảo, báo cáo chuyên đề, các cuộc thi sáng tạo của học sinh. Kiểm tra việc sử dụng CSVC thiết bị phục vụ cho HĐTH, tự rèn luyện của học sinh theo định kỳ (hàng tháng) trên cơ sở đó có kế hoạch sửa chữa bổ sung kịp thời.

- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên khuyến khích học sinh kịp thời.

Bên cạnh việc kiểm tra đánh giá cần phải có kế hoạch thưởng phạt nghiêm minh nhằm động viên mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Thi đua khen thưởng là biện pháp giáo dục trong quản lý nhằm kích thích lôi cuốn mọi người hăng say phấn đấu, rèn luyện để đạt được thành tích cao nhất trong hoạt động, nó tác động đến tình cảm, ý chí, niềm tin, tính sáng tạo của mỗi thành viên. Trong quá trình kiểm tra đánh giá khoa cần:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Đánh giá cao và có phần thưởng xứng đáng cho những học sinh có thành tích cao trong học tập và rèn luyện.

+ Thường xuyên phối hợp kịp thời với các chi đoàn động viên, cổ vũ học sinh có thành tích cao trong học tập, rèn luyện bằng việc: công bố đưa tin về kết quả học tập của học sinh xuất sắc, học sinh nghèo vượt khó trên bảng tin của trung tâm, trên website của trung tâm; trao phần thưởng, cấp học bổng khuyến học,... nhằm khuyến khích, thúc đẩy phong trào học sinh tự học, tự rèn luyện.

+ Quy định mức khen thưởng xứng đáng của trung tâm với thành tích đạt được của học sinh, mức học bổng khuyến học dành cho học sinh nghèo vượt khó có kết quả học tập khá, giỏi và tích cực tham gia vào các phong trào đoàn thể.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

- Lãnh đạo trung tâp, phòng quản lí văn hoá và tổ chuyên môn phải thật sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự học, tự rèn luyện của học sinh. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, đảm bảo tính công bằng, công khai trong quá trình xét duyệt.

- Sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của các thầy cô giáo và của đông đảo học sinh toàn trung tâm.

- Huy động mọi nguồn lực để thành lập quỹ khuyến học, quỹ thi đua khen thưởng của trung tâm.

- Trung tâm cần đầu tư thời gian và phân công lãnh đạo, giáo viên phụ trách theo dõi, hướng dẫn cụ thể nội dung - phương pháp tự học - thời gian tự học, tự rèn luyện đối với học sinh; tổ chức tự kiểm tra giám sát nhau.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT tại trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)