Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT tại trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 81)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý,

viên, học sinh về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT ở Trung tâm HN&GDTX

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp đội ngũ cán bộ quản lý, Giáo viên và học sinh THPT ở Trung tâm HN&GDTX thấy được tầm quan trọng của hoạt động học tập để có các biện pháp kích thích học sinh tự giác, tích cực học tập.

CBQL, giáo viên giúp học sinh có được động cơ học tập, có nhận thức đúng đắn về hoạt động học tập bởi vì nhận thức của mỗi người là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động của cá nhân trong quá trình đào tạo.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

- Bồi dưỡng nhận thức về hoạt động tự học, mục đích học tập: Với tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học làm nguyên tắc xuyên suốt quá trình học tập của học sinh.

- Phổ biến nội quy học tập và rèn luyện, quy chế thi, kiểm tra, xét lên lớp và thi tốt nghiệp.…

- Giáo dục truyền thống xây dựng phát triển của nhà trường. - Giới thiệu các cá nhân điển hình tiên tiến.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác học tập cho học sinh; quán triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên trong trung tâm cũng như các tổ chức Đoàn thể, phụ huynh học sinh... nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của tự học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ban giám đốc trung tâm chú trọng việc chỉ đạo giáo viên thông qua giờ lên lớp, các hoạt động nội - ngoại khoá tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác học tập cho học sinh. Thực tế lượng kiến thức học sinh tiếp thu ở trên lớp rất hạn chế, nếu học sinh không có ý thức học tập, tự nghiên cứu tìm hiểu thêm để biến những kiến thức đó thành của chính mình. Chính vì vậy tự học rất quan trọng và cần thiết cho học sinh. Muốn làm tốt việc này, Trung tâm phải coi đó là một hoạt động nằm trong nội dung chương trình kế hoạch. Phải được triển khai thực hiện từ lãnh đạo trung tâm tới các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và từng giáo viên bộ môn.

- Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng động cơ, ý chí tự học cho học sinh giúp cho học sinh có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn hơn về hoạt động tự học, một mặt nhằm định hướng cho học sinh thay đổi thói quen, thay đổi cách tư duy, góp phần đào tạo những con người có khả năng tự học tập, tự thích ứng với sự thay đổi, biến động không ngừng của đời sống xã hội.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

- Tổ chức và thực hiện tốt các buổi sinh hoạt tập thể, chào cờ, giới thiệu nội dung chương trình học, nhiệm vụ của học sinh ở trung tâm HN & GDTX trong giai đoạn hiện nay để xây dựng ý thức pháp luật, nếp sống có tổ chức, kỷ luật, nề nếp học tập và rèn luyện để học sinh phát triển toàn diện. Công việc này do phòng Dạy văn hoá, BCH Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các GVCN thực hiện.

- Nêu gương học tập điển hình trong nước và thế giới, đặc biệt các tấm gương tự học điển hình của trung tâm đã thành đạt. Thông qua nhiều hình thức sinh hoạt để nêu gương cho học sinh noi theo như: qua các buổi sinh hoạt lớp, các buổi tập trung đầu tuần, các hoạt động ngoại khoá, các tiết dạy của giáo viên,…

- Giám đốc chỉ đạo tổ chức các hội nghị học tập tốt để biểu dương khen thưởng học sinh có thành tích cao trong học tập qua đó tạo điều kiện cho học sinh có thể trao đổi học hỏi phương pháp học tập, kinh nghiệm học tập với nhau (phòng Dạy văn hoá, BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng trung tâm cùng GVCN thực hiện).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giúp học sinh nhận thức đúng đắn về đường lối chính sách của Đảng đối với vai trò, nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo; vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc tự học với xã hội nói chung và đối với người học nói riêng: Giáo dục chính trị tư tưởng luôn được xem là một nội dung quan trọng, nhằm bồi đắp, phát triển nhân cách của người học. Ngay từ đầu năm học, nội dung nhận thức về tự học của học sinh phải được đề cập đến như là một vấn đề trọng tâm và trung tâm cần tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động tự học.

- Thường xuyên bồi dưỡng động cơ, ý chí tự học cho học sinh, nhấn mạnh vai trò chủ nhân tương lai xã hội của học sinh: Nội dung này nhằm nâng cao ý thức và sứ mệnh lịch sử của học sinh là vươn lên để chiếm lĩnh tri thức. Bồi dưỡng động cơ, ý chí tự học cho học sinh có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả quá trình tự học.

Động cơ, ý chí học tập và tự học không phải có sẵn và không thể áp đặt từ bên ngoài, mà phải được hình thành chân chính trong quá trình học sinh đi sâu vào chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Tuy nhiên, mọi động cơ đều có nguồn gốc từ bên ngoài và được chuyển thành hứng thú, tâm thế, niềm tin của mỗi cá nhân, tạo nên động cơ của cá nhân đó. Động cơ, ý chí tự học phải được cụ thể hoá trong các nhiệm vụ học tập và tự học. Lúc đầu xuất phát từ trách nhiệm phải hoàn thành những yêu cầu học tập dần dần chính trong nội dung tri thức khoa học làm nảy sinh trong học sinh lòng khao khát hiểu biết sâu sắc, mong muốn chiếm lĩnh tri thức và lòng say mê tự học, tự nghiên cứu để thoả mãn những nhu cầu nhận thức, nhu cầu tự khẳng định và được người khác nhận định. Từ đó, hình thành trong học sinh động lực mạnh mẽ, nỗ lực tích cực, chủ động tự học.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật dựa trên ý thức, kết quả hoạt động tự học của học sinh: Nội dung này nhằm động viên khen thưởng, khuyến khích kịp thời những học sinh có ý thức tự học và đạt kết quả cao trong học tập. Đồng thời có biện pháp uốn nắn những học sinh chưa tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập và tự học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mức độ nhận thức, ý chí cá nhân và động cơ là yếu tố bên trong thúc đẩy hoạt động con người, góp phần tạo nên chất lượng hoạt động đó. Quản lý để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng động cơ, ý chí tự học, tự rèn luyện là biện pháp cần quan tâm nhất để nâng cao chất lượng tự học của học sinh.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Để biện pháp này thực hiện đạt kết quả cao cần phải có sự tạo điều kiện và chỉ đạo của Đảng bộ - Ban Giám đốc trung tâm. Đồng thời cũng cần có sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của trung tâm để tạo điều kiện cho phòng Dạy văn hoá, BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có thể tổ chức tốt các buổi sinh hoạt ngoại khoá theo chuyên đề về tự học của người học sinh giúp các em học sinh có điều kiện được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm học tập và rèn luyện.

- Có các nhà tài trợ, cá nhân điển hình, tổ chức doanh nghiệp tiêu biểu ủng hộ về các nguồn lực, đặc biệt là tài chính.

- Bên cạnh các hoạt động của các phòng ban chức năng, các tổ chức đoàn thể như đã trình bày trên, vai trò của giáo viên cũng là một nhân tố có tác động rất lớn đến việc bồi dưỡng động cơ, nâng cao ý thức tự học của học sinh. Để tạo điều kiện cho học sinh hình thành và phát triển động cơ tự học, người giáo viên luôn phải định hướng nhận thức và xây dựng tâm thế cho học sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch giảng dạy. Tạo điều kiện để học sinh ý thức được đầy đủ những yêu cầu, nhiệm vụ học tập, sẵn sàng thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ học tập đó.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT tại trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)