Biện pháp 2: Kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động học tập

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT tại trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 85)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Biện pháp 2: Kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động học tập

học sinh THPT

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh được tiến hành theo một kế hoạch nhằm định hướng hoạt động học tập trong thời gian học tập của học sinh. Mục tiêu của kế hoạch học tập phải thống nhất với kế hoạch hoạt động chung của trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Làm cho cán bộ trung tâm quản lý được hoạt động học tập của học sinh; học sinh biết cách lập kế hoạch học tập để chủ động và đạt kết quả cao trong học tập.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng kế hoạch học tập toàn khoá và từng năm học trên cơ sở phân tích thực trạng những thuận lợi, khó khăn và khả năng hiện có của trung tâm. Cán bộ quản lý xác định rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp tổ chức cụ thể cho công tác quản lý hoạt động học tập của trung tâm, của các phòng, ban hoặc của từng bộ phận trong trung tâm cho phù hợp với chức năng được phân công. Học tập là một hoạt động có tính mục đích, tính tự giác cao được thể hiện qua việc kế hoạch hoá không chỉ ở nhà quản lý mà còn ở người học, vì vậy để học tập đạt kết quả mỗi học sinh cũng cần tiến hành xây dựng kế hoạch trong quá trình học.

Bản kế hoạch học tập phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản lý. Văn bản được xây dựng cần có tính khả thi, phù hợp với từng giai đoạn trong năm học. Các kế hoạch sau khi thực hiện cần kiểm điểm, bổ sung, điều chỉnh cho sát với thực tế.

- Quản lý hoạt động học tập của học sinh giờ chính khoá - Quản lý hoạt động học tập của học sinh ngoài giờ lên lớp

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

* Xây dựng kế hoạch học tập

- Kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh đòi hỏi phải được tổ chức chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể từng phòng bộ phận và từng cá nhân. Phải đảm bảo có sự chỉ đạo thống nhất, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và cá nhân. Từ kế hoạch của nhà quản lý, học sinh cũng phải có kế hoạch học tập tương ứng.

- Đầu mỗi năm học Giám đốc trung tâm yêu cầu phòng Dạy văn hoá kết hợp với các bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch đào tạo, trong đó bao gồm: kế hoạch toàn khoá, tiến độ giảng dạy và học tập cho học sinh toàn trung tâm và từng lớp; các loại hình đào tạo được xây dựng hoàn chỉnh đề cương chi tiết, hệ thống sổ sách giáo vụ đúng quy định và quản lý tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giám sát, chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy và học toàn khoá và từng năm học cho toàn trung tâm, cho từng lớp với các môn học, mô đun chia theo từng học kỳ. Thực chất là cụ thể hoá chương trình đào tạo về nội dung đào tạo, thời gian và đối tượng thực hiện, số lượng các môn học, mô đun, thời gian ôn và thi tốt nghiệp, số buổi lao động, số tuần nghỉ hè, nghỉ Tết,…Kế hoạch giảng dạy và học tập cần đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất hiện có của trung tâm.

- Từ kế hoạch đã được duyệt, các bộ phận lập kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình. Kế hoạch của từng đơn vị phải rõ ràng, cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, thời gian thực hiện để mỗi cá nhân có cơ sở thực hiện và chịu trách nhiệm về phần việc của mình. Các biện pháp thực hiện phải có cơ sở thực tế và định hướng cho quản lý hoạt động học tập.

- Cần có sự kiểm tra đánh giá định kỳ, đột xuất; có sự phối hợp đồng bộ giữa các các bộ phận sau khi thực hiện một thời gian để phù hợp với thực tế, kế hoạch cần được điều chỉnh hoặc bổ sung trong từng học kỳ, từng đợt thi đua.

- Lập kế hoạch quản lý hoạt động học tập của lớp, kế hoạch của GVCN càng phải cụ thể để học sinh dễ dàng nắm bắt và thực hiện. Giáo viên nên tổ chức những hoạt động dưới đây để học sinh thực hiện:

+ Tổ chức cho học sinh thảo luận những vấn đề liên quan đến học tập và hoạt động tự học, nhất là những vấn đề học sinh còn yếu như: Quản lý thời gian học tập, cách phân bố thời gian học tập, phương pháp học tập.

+ Hướng dẫn cho học sinh làm kế hoạch học tập.

+ Tổ chức để học sinh trao đổi kế hoạch với nhau để rút kinh nghiệm cho cách làm.

+ Học sinh phải lập kế hoạch theo hướng dẫn của giáo viên với tinh thần tự giác, khoa học, đúng thời gian và kiên trì.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Quản lý hoạt động học tập của học sinh giờ chính khoá

- Phòng Dạy văn hoá tăng cường phối hợp với GVCN và giáo viên bộ môn duy trì khâu kiểm tra sĩ số học sinh và kiểm tra bài cũ đầu giờ nhằm khuyến khích học sinh phải động não và tự giác học tập.

- Duy trì công tác tự quản của học sinh bằng việc giám sát không khí học tập và thời gian ra vào lớp của học sinh theo thời khoá biểu và sổ lên lớp hàng ngày. Đây là một trong những biện pháp tạo ra kỷ cương, nề nếp học tập, phát triển ý thức chăm chỉ học tập và giáo dục cho mỗi học sinh thái độ học tập đúng đắn tạo ra trạng thái tinh thần tự giác chủ động tích cực của học sinh.

- Phòng Dạy văn hoá thường xuyên phối hợp với GVCN kiểm tra đột xuất việc học tập của học sinh trên lớp để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của học sinh.

- Chỉ đạo ban cán sự lớp theo dõi, giám sát và báo cáo kịp thời tình hình học tập của lớp mình cho GVCN, Phòng Dạy văn hoá theo lịch hàng tuần.

- Xây dựng một số quy định của trung tâm về việc quản lý học sinh học tập trên lớp: Quy định học sinh đeo thẻ, quy định về nghỉ học có lý do,…

* Quản lý hoạt động học tập của học sinh ngoài giờ lên lớp

Thời gian ngoài giờ lên lớp học sinh tự học ở nhà. Tự học ở nhà có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp học sinh mở rộng, hiểu sâu những điều đã học, vận dụng tri thức đã học vào những tình huống cụ thể. Việc đọc trước tài liệu học tập giúp học sinh tiếp thu tri thức mới ở lớp nhanh hơn. Tự học ở nhà là một bộ phận khăng khít có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Hoạt động học tập ở nhà diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trung tâm cần phối hợp với gia đình học sinh để quản lý nội dung tự học ở nhà bằng cách: GVCN thường xuyên kiểm tra kế hoạch tự học của từng học sinh và thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh với gia đình để gia đình cùng trung tâm có biện pháp cùng quản lý giáo dục. Gia đình học sinh cần tạo điều kiện về thời gian, điều kiện học tập để học sinh tổ chức tốt hoạt động tự học ở nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Định kỳ hàng tháng GVCN phối hợp với phòng Dạy văn hoá kiểm tra tình hình chấp hành quy chế và đặc biệt là ý thức tham gia hoạt động tự học ở nhà của học sinh. Phân công Ban cán sự, ban chấp hành chi đoàn nắm bắt tình hình tự học của học sinh. Bên cạnh đó lập sổ theo dõi, thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh để cùng phối hợp thực hiện.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh, giúp học sinh mở mang kiến thức thực tế, kiến thức nâng cao mà trong giờ học trên lớp không thể thực hiện được; phát triển hứng thú và năng lực của cá nhân, bổ sung những kiến thức mới nhất về khoa học và kỹ thuật mà trong giáo trình, tài liệu chưa có.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Để kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh đạt được kết quả tốt cần được sự chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc, cần sự tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, đúng kế hoạch, đúng chức năng của các đơn vị trong toàn trung tâm.

- Các đơn vị trong trung tâm cần phải phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Tránh sự chồng chéo, đổ trách nhiệm qua lại giữa các bộ phận làm cho kế hoạch chững lại hoặc không sát thực tế, khó thực hiện.

- Để kế hoạch đi vào thực tiễn cần tổ chức các hoạt động cụ thể để học sinh nhận thức và thực hiện.

- Trung tâm cần hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT tại trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 85)