Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT tại trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 91)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy

tích cực của học sinh THPT

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Người học là chủ thể tích cực trong quá trình dạy học, người học chủ động tự tìm ra tri thức bằng hành động của chính mình. Vì thế cần đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy- học theo hướng tăng cường tự học, tự nghiên cứu, tăng thời gian thực hành, thực tế, kết hợp giữa dạy kiến thức với rèn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

luyện kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng dạy- học. Bằng quản lý hoạt động dạy của giáo viên thông qua nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy để tác động và rèn luyện cho học sinh các thói quen, phương pháp tự học, tự tìm hiểu, tự phát hiện ra những vấn đề thực tiễn đòi hỏi.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

- Đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới nội dung chương trình để đáp ứng yêu cầu của người học. Việc đổi mới phải đồng bộ từ quy trình đào tạo, hệ thống kiến thức đến phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập để học sinh phát huy cao nhất năng lực tự học của mình.

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực tự học của học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học, khơi dậy lòng quyết tâm tự học, phát huy tinh thần tích cực của học sinh để họ đủ sức đảm đương nhiệm vụ và thích ứng nhanh chóng với những điều kiện sản xuất mới. Do vậy nhiệm của người dạy là phải giúp người học từ hình thức thụ động sang tích cực, chủ động, tự học, tự rèn luyện tiến tới học tập suốt đời theo yêu cầu mới của xã hội.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

- Giám đốc trung tâm tăng cường chỉ đạo công tác đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực tự học của học sinh

- Giám đốc trung tâm cần quán triệt sâu rộng để làm chuyển biến nhận thức của cán bộ quản lý (các phó giám đốc, trưởng phòng dạy văn hoá, tổ trưởng), giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. Ban giám đốc giúp CBQL, GV của trung tâm thấy được ý nghĩa tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó, cán bộ giáo viên chuyển biến nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm.

+ Từ chuyển biến nhận thức tới tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục tình trạng thầy giảng, trò ghi, tăng cường thảo luận nhóm, nêu vấn đề,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Không chỉ giáo viên mà tất cả các lực lượng giáo dục đều quán triệt vấn đề nêu trên và quyết tâm thực hiện đồng bộ.

- Giám đốc trung tâm chỉ đạo phòng quản lý dạy văn hoá tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên của trung tâm.

+ Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học, tổ chức báo cáo chuyên đề, thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, mời các giáo viên có kinh nghiệm báo cáo và hướng dẫn về phương pháp dạy học phát huy tính tích cực tự học của học sinh.

+ Tổ chức các giờ dạy theo phương pháp đổi mới, giáo viên dự góp ý, rút kinh nghiệm; từ đó nhân rộng điển hình; tổ chức hội giảng hàng năm để góp phần xây dựng phong trào đổi mới phương pháp dạy học.

+ Tổ chức giao lưu, học hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ ở những cơ sở giáo dục có bề dày kinh nghiệm trong khu vực.

+ Trung tâm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật để giáo viên tự nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Giám đốc trung tâm chỉ đạo phòng dạy văn hoá hoàn thiện hệ thống hồ sơ chuyên môn

+ Để làm cơ sở đánh giá được nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, trung tâm xây dựng các quy định về chuyên môn nghiệp vụ. Đó là quy định về hồ sơ sổ sách các loại như: giáo án, đề cương bài giảng. Xây dựng các tiêu chí cho giờ giảng theo phương pháp tích cực phát huy vai trò tự học của học sinh. Xây dựng văn bản đánh giá, kiểm định chất lượng giảng dạy; chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh, tổ chức thí điểm, rút kinh nghiệm sau đó nhân rộng trong toàn trung tâm.

- Giám đốc trung tâm chỉ đạo phòng dạy văn hoá duy trì sinh hoạt của tổ môn, trong đó đưa việc đổi mới phương pháp dạy học trao đổi, bao gồm:

+ Cải tiến việc soạn bài: Việc thiết lập nội dung bài dạy phải rõ ràng chặt chẽ sát với đối tượng, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu, thực hiện. Trong soạn bài giảng cần lưu ý nội dung của bài có thể truyền thụ bằng nhiều phương pháp khác nhau, song phải làm rõ mục tiêu của bài, giáo viên lường trước được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT tại trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 91)