Kế toán chiphí sảnxuất ở Tổng Công ty Dệt May Hà Nộ

Một phần của tài liệu Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty dệt – may hà nội (Trang 60 - 63)

5. In số sách và các báo cáo theo yêu cầu

2.3.2. Kế toán chiphí sảnxuất ở Tổng Công ty Dệt May Hà Nộ

2.3.2.1. Đoi tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Xác định đối tượng tập họp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng, quyết định đến toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp. Do đặc diêm sản xuất tại doanh nghiệp là sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, chủng loại kiểu dáng mẫu mã phong phú, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ nổi tiếp nhau theo kiểu sản xuất liên tục, nên phương pháp tập họp chi phí sản xuất thích hợp là phương pháp tập hợp theo từng bước, từng giai đoạn công nghệ. Ví dụ như đối với sản phẩm sợi, quy trình sản xuất là một quá trình liên tục và khép kín, bao gồm hai giai đoạn nối tiếp. Giai đoạn 1 là giai đoạn sản xuất ra sợi Đơn, trong đó sợi Đơn được đem tiêu thụ một phần ra bên ngoài, phần còn lại dùng làm đối tượng chế biến trong giai đoạn 2. Trong giai đoạn 2, sợi đơn được tiếp tục chế biến đế trở thành sợi Xe thành phẩm. Do đó, đối với sản xuất sợi, chi phí sản xuất sẽ được tập họp theo từng giai đoạn công nghệ là sản xuất ra sợi Đơn hay sản xuất ra sợi Xe. Phương pháp hạch toán cũng là theo từng giai đoạn công nghệ. Trong đó chi phí nguyên vật liệu trục tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được tập họp cho từng đối tượng (sản phẩm). Riêng chi phí sản xuất chung được tập họp cho cả Nhà máy Sợi, sau đó mới tiền hành phân bố c ho từng sản phẩm theo tiền lương thực tế.

2.3.2.2. Đặc điếm chi phí sản xuất và phân loại chi phỉ sản xuất tại Tống Công ty Dệt - May Hà Nội

Chi phí sản xuất tại một doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại với những đặc điểm, công dụng, tính chất kinh tế hoàn toàn khác nhau. Do đó, xuất phát từ yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất, Tổng Công ty Dệt - May Hà Nội tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục phí:

Thứ nhất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các giá trị về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ...được sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm.

Thứ hai, chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như tiền lương chính, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất (BHXH, BHYT, KPCĐ)...

Thứ ba, chi phí sản xuất chung: là các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất phát sinh trong phạm vi phân xưởng và phục vụ cho quá trình sản xuất của phân xưởng, bao gồm các khoản chi phí như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng phục vụ chung cho hoạt động của nhà máy, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí về điện, nước, vận chuyển vật tư,...) và các chi phí khác bằng tiền.

Việc phân loại chi phí sản xuất như trên đã đáp ứng được yêu cầu quản lý, trước tiên là chi phí sản xuất, kế đó là tính giá thành tại Tổng Công ty Dệt - May Hà Nội.

2.3.2.3. Ke toán tập họp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

• Nguyên vật liệu trực tiếp và các tài khoán sử dụng đế phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu trực tiếp là đối tượng chế biến trực tiếp của quá trình sản xuất, có thể được hạch toán rõ ràn là đã sử dụng để sản xuất cho loại sản phẩm nào. Tại Tổng Công ty Dệt - May Hà Nội, nguyên vật liệu trục tiếp của quá trình sản xuất Sợi bao gồm:

của Tổng Công ty. Trong đó, bông xơ được nhập khẩu ở Mỹ, Ân Độ, Tây Phi, Nga,...

- Vật liệu: bao gồm ống giấy, túi PE

- Nhiên liệu: xăng (A83, A92), dầu (dầu CN30, 50, 90, dầu CS150,...)

- Phụ tùng thay thế: gồm các loại zoăng, ốc vít, vòng bi, phin lọc,...

- Bao bì đóng gói: gồm các loại túi nilon, giấy lót, kẹp nhựa, hộp carton,...

Đê tập họp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản: TK 621, TK 154, TK 152. Trong đó để tiện cho theo dõi và quản lý, TK 152 được chi tiết thành các tiểu khoản:

- TK 1521 “Nguyên vật liệu chính”

- TK 1522 “Nguyên vật liệu phụ”

- TK 1523 “Nhiên liệu”

- TK 1524 “Phụ tùng thay thế”

- TK 1527 “Phế liệu thu hồi”

- TK 1528 “Vật liệu khác”

Tên hàng Giá đơn vi

1

NaOH (quy đặc) Kg 600 600 18.000.00030.000 2

Bông Mỹ cấp 2 Kg 750 750 15.833.25021.111

Đối tượng tập họp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Do đặc điêm của mình nên chi phí nguyên vật liệu trực tiêp được tập họp trực tiếp cho tìrng đối tượng sử dụng (từng phân xưởng, nhà máy) theo giá trị thực tế của từng loại vật liệu. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên đê kế toán hàng tồn kho, và giá trị hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.

Thủ tục quản lý và xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp

về quản lý, khi xuất kho vật tư hoặc chuyển thẳng vật tu- cho đối tượng sử dụng đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Khối lượng nguyên vật liệu xuất dùng phải phù họp với định mức tiêu hao nguyên vật liệu hoặc mức khoán sử dụng vật liệu cho tùng bộ phận sản xuất, quản lý trong công ty. Định mức này do phòng kỹ thuật đưa ra trên cơ sở nghiên cứu và tính toán mức tiêu hao vật liệu cho từng sản phâm và cho quản lý. Định mức tiêu hao của từng loại sản phẩm kết hợp với kế hoạch sản xuất trong kỳ sẽ trở thành căn cứ đê xác định định mức dự trữ vật tư.

Ví dụ như trong quý IV năm 2006, Tổng Công ty đã đặt ra kế hoạch sản xuất 350 tấn sợi Peco Ne 45 (65/35) CK-OP. Định mức tiêu hao cho loại sợi này được phòng kỹ thuật đưa ra là cứ 100 tấn sợi sản xuất ra, cần phải có 66,3 tấn xơ và 44,45 tấn bông. Như vậy, đế đạt được chỉ tiêu sản xuất 350 tấn sợi Pe, cần phải có khoảng 232,05 tấn xơ và 155,575 tấn bông.

về thủ tục xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp: hiện nay, Tong Công ty đang áp dụng phương pháp giá hạch toán để tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho. Nguyên vật liệu được theo dõi chi tiết theo phương pháp ghi thẻ song song, về thủ tục xuất dùng nguyên vật liệu, trước tiên căn cứ vào kế hoạch sản xuất, bộ phận sản xuất thấy có nhu cầu sử dụng vật liệu nào đó sẽ làm phiếu xin lĩnh vật tư rồi gửi lên phòng kinh doanh. Mầu phiếu như sau:

Một phần của tài liệu Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty dệt – may hà nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w