Công nghệ sảnxuất và mô hình tố chức Sảnxuấ t Kinh doanh:

Một phần của tài liệu Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty dệt – may hà nội (Trang 41 - 44)

DỆ T MAY HÀ NỘ

2.1.4.Công nghệ sảnxuất và mô hình tố chức Sảnxuấ t Kinh doanh:

2.1.4.1. Công nghệ sản xuất một so sản phấm chủ yếu tại Tổng Công ty Dệt - May Hà Nội

Giải thích quy trình công nghệ sản xuất sợi

Trong công đoạn đầu, bông và xơ PE được người công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có khối lượng từ lOOg đến 150g, sau đó được đưa vào máy bông để làm tơi và loại bỏ tạp chất. Từ máy bông, các loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng một hệ thống ống dẫn và tại đây, bông được loại trừ tối đa tạp chất đế tạo thành cúi chải. Các cúi chải sau đó được ghép, làm đều sơ bộ trên các máy ghép tạo ra các cúi ghép. Việc pha trộn tỷ lệ cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này. Ke đó, các cúi ghép lại được kéo thành sợi thô trên máy thô. Sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây cũng là công đoạn cuối cùng của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm tạo thành chính là các ống sợi con. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó, các bán thành phẩm sợi con có thể sẽ được tiếp tục đánh ống trên các máy đánh ống để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các quả sợi. Quả sợi được bao gói, đóng tải hoặc đóng hòm theo yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho.

Giải thích quy trình công nghệ sản xuất vải

Đầu tiên, sợi mộc được đưa lên giàn mắc để mắc thành những beam sợi, mồi bcam sợi thường được mắc từ 363 sợi đến 406 sợi tùy thuộc vào loại vải yêu cầu. Sau đó sợi đã mắc thành các beam sợi mộc được đưa lên máy nhuộm. Mỗi mẻ nhuộm thường gồm 10 hoặc 12 beam sợi được xếp song song với nhau đổ khi nhuộm xong từ những bcam sợi mộc có tổng số sợi 363, 406 sợi một beam thành các beam sợi màu có tổng số sợi 3630, 4430, 4500...

Sợi sau khi đã nhuộm thành các beam sợi màu có tổng số sợi tùy theo yêu cầu của loại vải được đưa lên máy dệt. Lúc này sợi mộc được đưa vào làm sợi ngang và dệt thành vải mộc. Vải sau khi dệt xong lại tiếp tục được đưa vào máy đổ hoàn thiện các chỉ tiêu kỳ thuật mà Tổng Công ty và khách hàng đề ra. Cuối cùng, vải sau khi hoàn tât trở thành thành phâm, được tiên hành kiêm tra ngoại quan và phân thành các loại tùy theo chất lượng của vải trước khi được đóng kiện, nhập kho.

2.1.4.2. Mô hình tố chức Sản xuất - Kinh doanh

Theo xu hướng chuyên môn hóa tính chất của sản phẩm, hệ thống được sắp xếp theo thứ tự gia công thẳng sản phẩm, sản xuất theo một quy trình công nghệ khép kín và tồ chức sản xuất theo sự chuyên môn hóa công nghệ nội bộ của từng nhà máy.

Hình thức gia công sản phẩm thẳng này đã giúp cho việc làm giảm chi phí vận chuyển nội bộ, dễ cân bàng năng lực sản xuất, giảm bán thành phẩm hỏng hóc trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nó lại tỏ ra không linh hoạt khi có sự thanh đổi sản phẩm. Do đó không thể đáp ứng được nhu cầu cho các đơn vị gia công nhỏ, lẻ mà lại khó tính về chất lượng cũng như mẫu mã hàng hóa.

Việc sản xuất được tổ chức theo một quy trình công nghệ khép kín, có sự chuyên môn hóa công nghệ nội bộ trong từng nhà máy. Chính điều này đã khắc phục nhược điềm nêu ở trên, làm tăng sự linh hoạt khi thay đổi từng loạt sản phẩm theo nhũng đon đặt hàng lón.

Tong Công ty có nhièu loại dây chuyền đê sản xuất ba chủng loại hàng chính là sợi, vải thành phẩm và sản phẩm may. Các dây chuyền ở đây chủ yếu là các dây chuyền sản xuất liên tục. Sản phẩm hình thành là kết quả của quá trình chế biến từ khi đưa nguyên vật liệu ở khâu đầu vào cho đến khi được thành phẩm tạo thành một chu trình khép kín. Các bộ phận sản xuất cũng được chuyên môn hóa. Mỗi máy chỉ làm một công việc nhất định, và người đứng máy cũng được chuyên môn hóa. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động.

Ket cấu sản xuất của Tống Công tv bao gồm:

• 02 nhà máy sản xuất sợi là Nhà máy Sợi Hà Nội và Nhà máy Sợi Vinh thuộc Công ty cô phần Hoàng Thị Loan.

• 03 nhà máy dệt nhuộm bao gồm nhà máy dệt nhuộm, nhà máy dệt vải Denim và Công ty cổ phần Dệt Hà Đông.

• 05 nhà máy sản xuất hàng may mặc gồm Nhà máy may 1, Nhà máy may 2, Nhà máy may 3, Nhà máy may thời trang và Công ty cô phần may Đông Mỹ.

Bên cạnh đó, Tổng Công ty còn có một bộ phận phụ trợ đó là Trung tâm Cơ khí tự động hóa với chức năng sản xuất các sản phẩm phụ như lõi ống, sáp nến phục vụ cho nhà máy sợi và sản xuất gia công phụ tùng cơ kiện cho các thiết bị của đơn vị.(Hình 5)

Bộ phận vận

chuyển Nhà máy: May 1, May 2, May 3,

May thời trang, Công ty cổ phần May Đông Mỹ Phó Tổng Giám đốc Điều hành May Đại diện lãnh đạo Hệ thống quán lý Chất lượng và Hệ thống quàn lý TNXH XNK

Một phần của tài liệu Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty dệt – may hà nội (Trang 41 - 44)