Điều chỉnh mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành kho bạc tỉnh hà tĩnh (Trang 80)

Như vậy, sau phân tích nhân tố EFA kết quả cho chúng ta 6 nhân tố mới với 30 biến quan sát được rút trích, đặt lại tên và đánh giá lại hệ số Cronbach Alpha cho các

thành phần rút trích đều đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê. Như vậy, 6 thành phần mới thay thế cho 8 thành phần thiết kế ban đầu. Do đó mô hình nghiên cứu ban đầu phải được điều chỉnh lại cho phù hợp và để thực hiện các phân tích tiếp theo. Mô hình nghiên cứu mới sau phân tích nhân tố được điều chỉnh như sau:

 Giới tính  Tuổi  Trình trạng hôn nhân  Trình độ học vấn  Chức danh công việc  Thời gian công tác

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu sau phân tích nhân tố EFA

Với mô hình nghiên cứu sau phân tích trên, giả thuyết nghiên cứu được điều chỉnh như sau:

Giả thuyết H1: Nếu Kho bạc thực hiện việc chi trả lương, các khoản thu nhập tốt và có các chế độ đãi ngộ, phúc lợi càng hợp lý hơn thì sự thỏa mãn của CBCC với công việc càng cao.

Giả thuyết H2: Nếu công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp tại Kho bạc càng tốt thì càng làm cho CBCC thỏa mãn hơn với công việc của mình.

Giả thuyết H3: Nếu quan điểm và thái độ của lãnh đạo Kho bạc càng công bằng, thống nhất thì CBCC càng thỏa mãn với công việc của họ.

Giả thuyết H4: Nếu chính sách và quản lý của Kho bạc càng minh bạch, rõ

Đặc điểm nhân khẩu học

H1 (+) H2 (+) H4 (+) H6 (+) H3 (+) H7 Chính sách và quản lý Sự thỏa mãn của CBCC đối với công

việc Thu nhập và

phúc lợi

Công việc và đồng nghiệp

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Quan điểm và thái độ của lãnh đạo

Môi trường và điều kiện làm việc

Giả thuyết H5: Nếu môi trường và điều kiện làm việc tại Kho bạc là tốt thì CBCC sẽ càng thỏa mãn hơn với công việc của mình.

Giả thuyết H6: Nếu cơ hội đào tạo và thăng tiến tại Khoc bạc dễ dàng, minh bạch, công bằng thì CBCC sẽ thỏa mãn hơn với công việc của mình.

Giả thuyết H7: Có sự khác nhau về mức độ thỏa mãn công việc giữa các CBCC theo các đặc điểm nhân khẩu học như: giới tính, tuổi tác, trình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thâm niên, chức danh/vị trí công tác.

4.4 Phân tích hồi quy 4.4.1 Ước lượng mô hình 4.4.1 Ước lượng mô hình

Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta biết được cường độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Để tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, các biến đưa vào mô hình theo phương pháp Enter. Tiêu chuẩn kiểm định là tiêu chuẩn được xây dựng vào phương pháp kiểm định giá trị thống kê F và xác định xác suất tương ứng của giá trị thống kê F, kiểm định mức độ phù hợp giữa mẫu và tổng thể thông qua hệ số xác định R2. Công cụ chẩn đoán giúp phát hiện sự tồn tại của cộng tuyến trong dữ liệu được đánh giá mức độ cộng tuyến làm thoái hóa tham số ước lượng là: Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF). Quy tắc khi VIF vượt quá 5, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến (Trọng & Ngọc, 2005, 218).

Phương trình nghiên cứu hồi quy tổng quát được xây dựng như sau:

TM = β0 + β1*TNPL + β2*CVDN + β3*LD + β4*CSQL + β5*MTDK + β6*DTTT

Hay:

TM = β0 + β1*F1 + β2* F2 + β3*F3 + β4*F4 + β5*F5 + β6*F6

Trong đó:

 Biến phụ thuộc: TM: Sự thỏa mãn công việc của CBCC  Các biến độc lập là:

o F1: Thu nhập và phúc lợi

o F2: Đặc điểm công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp

o F4: Chính sách và quản lý

o F5: Môi trường và điều kiện làm việc

o F6: Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích ở trên, ta sẽ đưa tất cả các biến độc lập trong mô hình hồi quy đã điều chỉnh bằng phương pháp đưa vào cùng một lúc Enter để chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có mức ý nghĩa < 0,05.

Bảng 4.19. Kết quả hồi quy Model Summaryb Mô hình Hệ số R Hệ số xác định R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng của mô hình Thống kê Durbin- Watson 1 0,829a 0,688 0,676 0,32441 2,130 a. Predictors: (Constant), DTTT, MTDK, CSQL, LD, CVDN, TNPL b. Dependent Variable: TM

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy: hệ số R2 là 0,688 và hệ số xác định R2 hiệu chỉnh là 0,676. Điều này nói lên rằng độ phù hợp của mô hình là 67,6% hay nói cách khác 67,7% độ biến thiên của sự thỏa mãn với công việc của CBCC Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh được giải thích chung bởi các biến trong mô hình. Như vậy mức độ phù hợp của mô hình khá tốt.

Ngoài ra, độ phù hợp của mô hình được kiểm định bằng trị thống kê F được tính từ R2 của mô hình tương ứng với mức ý nghĩa sig = 0,000 với giá trị sig. càng nhỏ thì càng an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho là hệ số trước các biến độc lập đều bằng nhau và bằng 0 (trừ hằng số). Mô hình hồi quy tuyến tính bội đưa ra là phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được.

4.4.2 Thực hiện các kiểm định cơ bản

Mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp Enter được thực hiện với một số giả định và mô hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này được đảm bảo. Do vậy, để đảm bảo cho độ tin cậy của mô hình, đề tài còn phải thực hiện một loạt các dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính.

a. Giả định liên hệ tuyến tính

Từ biểu đồ của phần dư chuẩn hóa và giá trị phần dư tiên đoán cho thấy, phần dư phân tán ngẫu nhiên trong 1 vùng xung quanh của tung độ 0 như trong hình vẽ, do vậy giả định tuyến tính của mô hình hồi qui và phương sai bằng nhau được thỏa mãn.

Hình 4.2: Giả định liên hệ tuyến tính

(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)

Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman cho thấy giả thuyết về hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng không bị bác bỏ, điều này cho phép kết luận rằng phương sai của sai số không thay đổi.

b. Kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư

Từ biểu đồ phân phối của phần dư cho thấy giá trị trung bình của phần dư bằng không và biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa gần tuân theo phân phối chuẩn. Điều này cho phép kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn của mô hình hồi qui không bị vi phạm.

Hình 4.3: Tần số của phần dư chuẩn hóa

Kiểm tra bằng biểu đồ tần số P-P plot cũng cho thấy các chấm phân tán sát với đường thẳng kỳ vọng, như vậy phân phối dư có thể xem như chuẩn.

Hình 4.4: Tần số P-P plot khảo sát phân phối của phần dư

(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)

c. Kiểm định tự tương quan trong phần dư

Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) được dùng để kiểm định tính độc lập của phần dư. Đại lượng d này có giá trị từ 0 đến 4. Trong thực tế, khi tiến hành kiểm định Durbin- Watson người ta thường áp dụng quy tắc kiểm định đơn giản như sau: nếu 1 < d < 3 thì kết luận mô hình không có tương quan; nếu 0 < d <1 thì kết luận mô hình có sự tương quan dương; nếu 3 < d < 4 thì kết luận mô hình có sự tương quan âm. Từ kết quả ở bảng 4.18 ta có 1< d =2,310 < 3 như vậy ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau và tính độc lập của phần dư đã được bảo đảm. Vậy không có tương quan chuỗi bậc nhất giữa các phần dư, giả định về tính độc lập của các sai số được đảm bảo (Hoàng & Chu – tập 1, 2008).

Từ Giá trị Durbin – Watson (bảng 4.18) cho thấy D = 2,130 giá trị D nằm trong miền chấp nhận, cho thấy mô hình không có tự tương quan giữa các phần dư.

d. Kiểm định sự đa cộng tuyến

Như vậy, qua kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính với kết quả là các giả định đều không bị vi phạm. Do đó, các kết quả của mô hình hồi quy là đáng tin cậy.

4.4.3 Kết quả phân tích hồi quy

Hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình có thể thấy các giá trị Beta đều dương và khác 0, để xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố tham dự vào sự thỏa mãn của CBCC Kho bạc, có thể chọn lọc thành 2 nhóm như sau:

Những giá trị Beta khác 0 có ý nghĩa thống kê (kiểm định 2 phía, p < 0,05), kết quả có 6 yếu tố được ghi nhận lần lượt theo hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) theo bảng 4.19.

Bảng 4.20. Hệ số hồi quy Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Mô hình B Sai số chuẩn Beta t Mức ý nghĩa Sig. VIF (Constant) 1,571E-17 0,062 0,000 1,000 Thu nhập và phúc lợi 0,431 0,063 0,431 6,875 0,000 1,000

Môi trường và điều kiện

làm việc 0,184 0,063 0,184 2,930 0,004 1,000

Công việc và đồng nghiệp 0,240 0,063 0,240 3,832 0,000 1,000

Chính sách và quản lý 0,321 0,063 0,321 5,120 0,000 1,000

Quan điểm và thái độ của

lãnh đạo 0,451 0,063 0,451 7,195 0,000 1,000

Biến độc lập

Cơ hội đào tạo và thăng

tiến 0,209 0,063 0,209 3,340 0,001 1,000

Những giá trị Beta khác 0 không có ý nghĩa thống kê (kiểm định 2 phía, p > 0,05): Không có yếu tố nào.

Như vậy, kết quả cho thấy tất cả các biến độc lập đều có tác động có ý nghĩa lên biến phụ thuộc (sig<0,05). Và các nhân tố đưa vào phân tích hồi quy đều được giữ lại trong mô hình.

Hệ số xác định hiệu chỉnh Adjusted R-Square là 0,676, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 67,6%, điều này cho thấy mối

quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập là khá chặt chẽ, cả 6 biến trên góp phần giải thích 67,6% sự khác biệt của mức độ thỏa mãn của CBCC Kho bạc. Như vậy, mức độ phù hợp của mô hình tương đối cao. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình.

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai vẫn là một phép giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kết quả phân tích cho thấy, kiểm định F có giá trị là 26,612 với Sig. = 000(a) chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được để suy rộng ra cho tổng thể.

Kết quả thống kê còn cho thấy, các hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình hồi quy đều khác 0 và Sig.<0,05, chứng tỏ 6 thành phần đều tham dự vào sự thỏa mãn của CBCC về công việc. So sánh giá trị (độ lớn) của hệ số chuẩn hóa cho thấy: tác động theo thứ tự từ mạnh đến yếu của các thành phần: Quan điểm và thái độ của lãnh đạo (0,451), Thu nhập và phúc lợi (0,431), Chính sách và quản lý (0,321), Công việc và đồng nghiệp (0,240), Cơ hội đào tạo và thăng tiến (0,209), Môi trường và điều kiện làm việc (0,184).

Từ kết quả trên, phương trình thể hiện sự thỏa mãn của CBCC về công việc tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh dự đoán theo tất cả các biến độc lập là:

TM = 0,451*LD + 0,431*TNPL + 0,321*CSQL + 0,240*CVDN + 0,209*DTTT + 0,184*MTDK

4.4.4 Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê

Dựa trên kết quả phân tích hồi quy sẽ giải thích, kiểm định các giả thuyết đã đưa ra. Yếu tố “Quan điểm và thái độ của lãnh đạo” là một yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ thỏa mãn trong công việc của CBCC tại Kho bạc (có hệ số hồi quy lớn nhất). Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Quan điểm và thái độ của lãnh đạo” với “Mức độ thỏa mãn với công việc” là mối quan hệ cùng chiều. Điều này có nghĩa là khi lãnh đạo Kho bạc có những quan điểm và thái độ đúng đắn, hợp lý thì

Sau yếu tố “Quan điểm và thái độ của lãnh đạo” yếu tố thứ hai có ảnh hưởng lớn đến mức độ thỏa mãn trong công việc của CBCC tại Kho bạc là “Thu nhập và phúc lợi”. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số beta đã chuẩn hóa là 0,431 dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” và “Mức độ thỏa mãn với công việc” là mối quan hệ cùng chiều. Điều này có nghĩa là khi CBCC cảm nhận rằng mình được trả lương, thu nhập và phúc lợi tốt, công bằng thì mức độ thỏa mãn với công việc càng tăng. Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận.

Yếu tố thứ ba có ảnh hưởng lớn đến mức độ thỏa mãn với công việc của CBCC tại Kho bạc là “Chính sách và quản lý”. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số beta đã chuẩn hóa là 0,321, dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Chính sách và quản lý” và “Mức độ thỏa mãn với công việc” là mối quan hệ cùng chiều. Điều này có nghĩa là khi CBCC nhận thức đầy đủ và phù hợp giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu, chiến lược phát triển của Kho bạc thì mức độ thỏa mãn về công việc càng tăng. Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.

Sau yếu tố “Chính sách và quản lý”, nhân tố có mức độ tác động đến Sự thỏa mãn với công việc của CBCC là “Công việc và đồng nghiệp”. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số beta đã chuẩn hóa là 0,240, dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Công việc và đồng nghiệp” và “Mức độ thỏa mãn với công việc” là mối quan hệ cùng chiều. Điều này có nghĩa là khi công việc của một công chức ngành kho bạc là phù hợp và mối quan hệ với đồng nghiệp là hòa đồng thì mức độ thỏa mãn về công việc càng tăng. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

Nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn với công việc của CBCC là “Cơ hội đào tạo và thăng tiến”. Theo kết quả phân tích hồi quy, hệ số beta đã chuẩn hóa là 0,209. Dấu dương của hệ số beta cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” với Mức độ thỏa mãn với công việc của CBCC. Điều này đồng nghĩa là khi CBCC cơ cơ hội được nâng cao trình độ, kỹ năng và thăng tiến thì họ càng thỏa mãn hơn với công việc. Vậy giả thuyết H6 được chấp nhận.

Cuối cùng, nhân tố tác động yếu nhất đến sự thỏa mãn của CBCC Kho bạc với công việc là “Môi trường và điều kiện làm việc”. Từ kết quả hồi quy ta có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0,184, dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Môi trường và điều kiện làm việc” và “Mức độ thỏa mãn với công việc” là mối quan

hệ cùng chiều. Điều này có nghĩa là khi CBCC ngành kho bạc được làm việc trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, an toàn với đầy đủ trang thiết bị phục vụ tốt cho việc thì mức độ thỏa mãn về công việc càng tăng. Vậy giả thuyết H5 được chấp nhận.

Tóm lại, các giả thuyết đưa ra dựa trên mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau phân tích EFA đều chấp nhận được với mức ý nghĩa thống kê 5%.

4.5. Phân tích ANOVA một nhân tố

One-way ANOVA hay còn gọi là phân tích phương sai là phương pháp kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai trung bình hay nhiều hơn dựa trên đại lượng thống kê F. Mục đích sử dụng phương pháp ANOVA trong phần này là nhằm kiểm định sự khác biệt về mức độ thỏa mãn giữa các nhóm đáp viên khác nhau theo các đặc điểm nhân khẩu học như: Giới tính, Độ tuổi, Trìnhh trạng hôn nhân, Trình độ học vấn,

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành kho bạc tỉnh hà tĩnh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)