Đề tài được xây dựng theo trình tự 6 bước như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Nhiệm vụ trong bước này là xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài, mục tiêu nghiên cứu chung, mục tiêu cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu cần đặt ra để trả lời.
Bước 2: Tiếp cận nghiên cứu
Bước này có nhiệm vụ tổng quan cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn với công việc của người lao động đối với tổ chức nói chung và sự thỏa mãn với công việc của nhân viên nói riêng. Bước này nghiên cứu những đề tài có liên quan ở trong và ngoài nước từ đó xây dựng mô hình lý thuyết về sự thỏa mãn công việc của CBCC ngành kho bạc tỉnh Hà Tĩnh.
Bước 3: Thiết kế nghiên cứu
Nội dung trong bước này là xác định hình thức nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, xác định cỡ mẫu, công cụ thu thập số liệu (bảng câu hỏi điều tra), phương pháp điều tra thu thập số liệu và các kỹ thuật phân tích số liệu.
Bước 4: Điều tra đối tượng nghiên cứu
Tổ chức điều tra thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi định lượng chính thức. Bước này cần phát hiện những sai sót trong quá trình thu mẫu và có những điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo độ tin cậy tối đa cho số liệu thu thập được.
Bước 5. Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu. Bước này bao gồm các nội dung như: mã hóa biến, nhập số liệu vào máy tính, làm sạch số liệu, điều chỉnh những sai sót và tiến hành phân tích số liệu theo các phương pháp.
Bước 6: Viết báo cáo nghiên cứu
Dựa trên kết quả phân tích số liệu, luận văn được trình bày hoàn chỉnh tất cả các phần theo đề cương đã vạch ra.
Quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình 3.2.
Hình 3.2: Quy trình thực hiện nghiên cứu 3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ
Mô hình sự thỏa mãn và thành phần đo lường sự thỏa mãn của CBCC với công việc được xây dựng dựa vào các lý thuyết về sự thỏa mãn đã được xây dựng tại nước ngoài và Việt Nam. Mô hình sự thỏa mãn của CBCC với công việc và các thành phần của nó được xây dựng chủ yếu dựa vào thuyết hai nhân tố của Herzberg (Frederick Herzberg, B.Mausner and G.Snyderman, 1959) và tham khảo nghiên cứu của Lê Thị Phượng Trâm (2014) và Lương Trọng Hiệp (2012).
Cơ sở lý thuyết và các nghiên
cứu trước
Mô hình & giả thuyết nghiên cứu Thang đo dự kiến Nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm) Thang đo chính thức
Kiểm định giả thuyết Đo lường mức độ thỏa mãn
Phân tích hồi quy đa biến
Kết quả nghiên cứu và kiến nghị Nghiên cứu định lượng Đánh giá độ tin cậy, độ giá trị
của thang đo
Hệ số Cronbach alpha Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Thống kê mô tả
Thống kê suy luận
Vấn đề nghiên cứu
Những nhân tố nào tác động đến sự thỏa mãn với công việc của CBCC hệ thống Kho bạc
Thang đo ban đầu sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa, bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở mô hình lý thuyết đề xuất gồm 7 thành phần thông qua 40 biến quan sát, với 5 bậc Likert được thừa kế từ thang đo sự thỏa mãn công việc của Lê Thị Phượng Trâm (2014) và Lương Trọng Hiệp (2012). Thang đo này gọi là thang đo ban đầu với các biến quan sát được trình bày cụ thể ở phụ lục 1.
Sau khi đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả tiến hành phỏng vấn lần thứ nhất bằng cách sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung, kết hợp với ý kiến của các nhà lãnh đạo, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhân sự của các đơn vị Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh.
Tác giả tham khảo ý kiến của 05 lãnh đạo, cán bộ quản lý nhân sự của các đơn vị Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh:
1. Ông Phan Đình Tý - Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh 2. Võ Văn Tỵ - Phó giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh
3. Nguyễn Tiến Dũng - Phó giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh
4. Hoàng Bá Danh - Trưởng phòng tổ chức cán bộ Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh 5. Nguyễn Viết Hùng - Phó phòng tổ chức cán bộ Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh
Các câu hỏi đặt ra đối với các nhà lãnh đạo và cán bộ quản lý nhân sự:
1. Theo Anh/Chị, các CBCC ngành kho bạc thường mong đợi điều gì từ Nhà nước và Ban lãnh đạo?
2. Với đặc thù là đơn vị hành chính sự nghiệp, theo Anh/Chị, trong công việc của CBCC ngành Kho bạc họ thường quan tâm nhiều về điều gì nhất?
3. Đưa cho các nhà lãnh đạo xem mô hình lý thuyết đề xuất với thang đo ban đầu, đặt câu hỏi xem yếu tố nào quan trọng nhất, nhì, ba ...? Yếu tố nào không quan trọng?
4. Ngoài những nhân tố trên, theo Anh/Chị cần chỉnh sửa, bổ sung những yếu tố nào cho phù hợp với đặc điểm của Kho bạc?
Tất cả các ý kiến đóng góp của các chuyên gia có kinh nghiệm sẽ là nguồn tài liệu để tác giả chỉnh sửa, bổ sung cho thang đo ban đầu.
Tiếp theo, nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn sâu và thảo luận tay đôi với 06 CBCC là giám đốc, trưởng phòng và các nhân viên tại các chi
nhánh Kho bạc Nhà nước huyện thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 5/5/2016 tại trụ sở Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh.
Trước khi phỏng vấn tác giả đã chuẩn bị sẵn mô hình nghiên cứu đề xuất và một dàn bài thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CBCC tới công việc. Trong buổi thảo luận, tác giả sẽ nêu nội dung của nghiên cứu, mục đích của nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong buổi thảo luận đồng thời đặt các câu hỏi mở và câu hỏi đóng để lấy ý kiến của các thành viên.
Các câu hỏi đặt ra đối với các CBCC khi thảo luận nhóm:
1. Theo Anh/Chị, khi nói đến sự thỏa mãn của CBCC đối với công việc thì những yếu tố nào là quan trọng? Vì sao? (không gợi ý).
2. Đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất để gợi ý, đặt câu hỏi xem nhân tố nào không quan trọng nhất, ít quan trọng, quan trọng nhất, nhì, ba...? Vì sao?
3. Theo các Anh/Chị, ngoài những nhân tố trong mô hình đề xuất cần bổ sung thêm nhân tố nào nữa không?
4. Với mỗi nhân tố, theo các Anh/Chị có những phát biểu nào có thể thể hiện được sự tác động của nhân tố đó tới sự thỏa mãn của CBCC trong công việc?
5. Đưa các mục hỏi của mô hình đề xuất và đặt câu hỏi về mức độ dễ hiểu của các mục hỏi, cần chỉnh sửa, bổ sung gì cho các phát biểu, có những phát biểu nào trùng nội dung...?
Kết quả thảo luận nhóm, có 30 ý kiến tham gia, các ý kiến đều cơ bản nhất trí với những nội dung dự kiến cho việc thiết kế nghiên cứu đánh giá mức độ thỏa mãn của CBCC đang công tác tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh. Các thành viên đã đánh giá cao về ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu; tìm các giải pháp thực hiện việc quản lý, sử dụng nguồn nhân lực tại Kho bạc trong giai đoạn cạnh tranh, hội nhập sắp tới.
Trong đó có 05 ý kiến phát biểu và nhiều ý kiến đồng ý với nhận định: công tác đào tạo của Kho bạc trong thời gian qua đã được chú trọng để làm nền tảng cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của các CBCC tại đơn vị. Nhưng chương trình đạo tạo còn chưa có chú trọng đến những kỹ năng mới phục vụ cho công việc của cán
bộ. Ngoài ra, nhận thức và khả năng tư duy sau đào tạo chưa cao, vì vậy chưa áp dụng kiến thức vào thực tế công việc để đạt được những hiệu quả thiết thực. Cần thiết phải đưa lĩnh vực này vào nội dung nghiên cứu.
Nhiều ý kiến tham gia về Chính sách và quản lý được cho đó là nhân tố khá quan trọng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của công chức. Việc đề ra các chính sách và định hướng các mục tiêu của tổ chức sao cho phù hợp giữa mục tiêu chung của tổ chức với mục tiêu của cá nhân các CBCC nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn và gắn bó của cán bộ với ngành Kho bạc.
Thông qua kết quả nghiên cứu ở bước này, thang đo ban đầu sẽ được điều chỉnh và được đặt tên là thang đo chính thức. Trong thang đo chính thức được bổ sung thêm một thành phần là Chính sách và quản lý , còn các thành phần khác được giữ nguyên nhưng có sự điều chỉnh, bổ sung, loại bỏ các biến quan sát.
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sử dụng kỹ thuật đóng vai, tức kinh nghiệm bản thân tác giả cũng là một CBCC ngành Kho bạc. Tác giả đã có hơn 10 năm kinh nghiệm công tác tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh nên đã có sự thuận lợi trong quan sát, nghiên cứu sự thỏa mãn với công việc của CBCC ngành Kho bạc.
Các câu hỏi đặt ra với bản thân tác giả:
1. Các biến quan sát trong thang đo của các nghiên cứu trước có phù hợp với đơn vị Kho bạc Nhà nước hay không?
2. Là một CBCC ngành Kho bạc, bản thân mình mong mỏi điều gì từ đơn vị? Để mình gắn bó lâu dài với công việc thì bản thân mình mong đơn vị sẽ đối xử với mình như thế nào...?
3.3.2 Nghiên cứu định lượng
Mô hình nghiên cứu chính thức được hình thành gồm 9 nhân tố trong đó có 8 nhân tố tác động và 1 nhân tố bị tác động, các nhân tố này đều là biến tiềm ẩn - cần tiến hành đo lường thông qua các biến quan sát (hay gọi là mục hỏi) để đo lường sự thỏa mãn của CBCC với công việc tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh. Các mục hỏi trong mô hình được thảo luận và rút ra từ nghiên cứu của Lương Trọng Hiệp (2012) và Lê Thị Phượng Trâm (2014) thành 48 mục hỏi đo lường 9 biến tiềm ẩn.
Các thang đo sử dụng để đo lường trong đề tài này đã được kiểm định trong nhiều nghiên cứu ở các đơn vị khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng các thang đo là để đảm bảo ý nghĩa của biến quan sát. Các thang đo được điều chỉnh dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu sơ bộ, sử dụng điểm số của thang đo Likert 5 điểm:
1 2 3 4 5
Hoàn toàn
không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
a. Thang đo Môi trường và điều kiện làm việc:
Thang đo Môi trường và điều kiện làm việc được đo lường bởi 6 biến quan sát từ DK1 đến DK6 (Bảng 3.1)
Bảng 3.1: Thang đo về Môi trường và điều kiện làm việc Ký hiệu
biến Mục hỏi
Nguồn
DK1 1. Không khí làm việc thoải mái, hòa đồng. Lê Thị Phượng Trâm (2014) DK2 2. Môi trường làm việc thoáng mát, sạch sẽ
và an toàn.
Điều chỉnh từ Lê Thị Phượng Trâm (2014) DK3 3. Tôi được cung cấp đầy đủ các trang thiết
bị phục vụ cho công việc.
Điều chỉnh từ Lê Thị Phượng Trâm (2014) DK4 4. Tôi được cung cấp đầy đủ thông tin để
phục vụ công việc.
Lê Thị Phượng Trâm (2014)
DK5 5. Tôi thỏa mãn với vị trí của đơn vị. Bổ sung từ thảo luận nhóm DK6 6. Thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc
hiện tại của đơn vị là phù hợp
Lương Trọng Hiệp (2012)
b. Thang đo Chính sách và quản lý:
Thang đo Chính sách và quản lý được đo lường bởi 4 biến quan sát từ CS1 đến CS4 (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Thang đo về Chính sách và quản lý
Ký hiệu biến Mục hỏi Nguồn
CS1 1. Các chính sách và quy chế của đơn vị
là hợp lý Bổ sung từ thảo luận nhóm
CS 2. Tôi được giới thiệu và định hướng
công việc rõ ràng ngay khi nhận việc Bổ sung ý kiến chuyên gia CS3 3. Đơn vị phổ biến rõ sứ mệnh, mục tiêu
và chiến lược cho các cán bộ nhân viên Bổ sung ý kiến chuyên gia CS4 4. Nhìn chung, mục tiêu của tôi là phù
c. Thang đo Quan điểm và thái độ của lãnh đạo:
Thành phần Quan điểm và thái độ của lãnh đạo được đo lường bởi 7 biến quan sát từ LD1 đến LD7 (Bảng 3.3)
Bảng 3.3: Thang đo về Quan điểm và thái độ của lãnh đạo
Ký hiệu biến Mục hỏi Nguồn
LD1 1. Tôi nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo trong công việc và cuộc sống
Bổ sung từ Lê Thị Phượng Trâm (2014)
LD2 2. Lãnh đạo của tôi luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cấp dưới
Chỉnh sửa từ Lê Thị Phượng Trâm (2014) LD3 3. Lãnh đạo của tôi thể hiện quan điểm
thống nhất trong xử lý công việc.
Chỉnh sửa từ Lê Thị Phượng Trâm (2014) LD4 4. Lãnh đạo của tôi luôn ghi nhận sự đóng
góp của cấp dưới
Lê Thị Phượng Trâm (2014)
LD5 5. Lãnh đạo của tôi đối xử công bằng với tất cả nhân viên cấp dưới
Lê Thị Phượng Trâm (2014)
LD6 6. Lãnh đạo của tôi luôn tin tưởng vào
năng lực của cấp dưới khi giao việc Đề xuất của tác giả LD7 7. Lãnh đạo của tôi là người có năng lực,
có chuyên môn Bổ sung ý kiến chuyên gia
d. Thang đo Mối quan hệ với đồng nghiệp:
Thành phần Mối quan hệ với đồng nghiệp được đo lường bởi 4 biến quan sát từ DN1 đến DN4 (Bảng 3.4)
Bảng 3.4: Thang đo về Mối quan hệ với đồng nghiệp
Ký hiệu Mục hỏi Nguồn
DN1 1. Đồng nghiệp của tôi thân thiện, hòa đồng Điều chỉnh từ Lương Trọng Hiệp (2012) DN2 2. Đồng nghiệp của tôi phối hợp tốt với nhau
trong công việc.
Điều chỉnh từ Lê Thị Phượng Trâm (2014) DN3 3. Đồng nghiệp của tôi thường sẵn sàng giúp
đỡ, nhiệt tình khi tôi gặp khó khăn
Đề xuất của tác giả
DN4 4. Đồng nghiệp của tôi là người đáng tin cậy Điều chỉnh từ Lê Thị Phượng Trâm (2014)
e. Thang đo Thu nhập
Bảng 3.5: Thang đo về Thu nhập
Ký hiệu Mục hỏi Nguồn
TN1 1. Mức lương và thưởng của tôi là phù hợp với năng lực, đóng góp và hiệu quả làm việc của tôi
Điều chỉnh từ thảo luận nhóm
TN2 2. Tôi có thể sông tốt dựa vào thu nhập từ cơ quan Kho bạc
Điều chỉnh từ Lê Thị Phượng Trâm (2014) TN3 3. Lương, thưởng tại đơn vị được phân phối
công bằng
Đề xuất của tác giả
TN4
4. Thu nhập của tôi ngang bằng với những công việc tương tự ở các đơn vị hành chính sự nghiệp khác tại địa phương
Điều chỉnh từ Lê Thị Phượng Trâm (2014)
g. Thang đo Phúc lợi
Thang đo này gồm 5 biến quan sát, được ký hiệu từ PL1 đến PL5.
Bảng 3.6. Thang đo về Phúc lợi
Ký hiệu biến Mục hỏi Nguồn
PL1 1. Hàng năm đơn vị đều tổ chức cho cán bộ đi du lịch, nghỉ dưỡng
Điều chỉnh từ Lương Trọng Hiệp (2012) PL2 2. Đơn vị luôn tạo điều kiện cho tôi được
nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có nhu cầu
Điều chỉnh từ Lương Trọng Hiệp (2012) PL3 3. Đơn vị luôn tuân thủ đầy đủ các chính
sách về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Lương Trọng Hiệp (2012)
PL4 4. Hàng năm đơn vị đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công chức.
Điều chỉnh từ Lê Thị Phượng Trâm (2014) PL5 5. Tổ chức công đoàn luôn quan tâm hỗ
trợ trong sinh hoạt, đời sống của tôi.
Đề xuất của tác giả
h. Thang đo Đặc điểm công việc:
Thang đo này được đo lường bởi 5 biến quan sát từ CV1 đến CV5.
Bảng 3.7: Thang đo về Đặc điểm công việc
Ký hiệu biến Mục hỏi Nguồn
CV1 1. Tôi được làm công việc phù hợp với năng lực và thế mạnh của tôi
Lương Trọng Hiệp (2012)
CV2 2. Công việc của tôi rất thú vị Lê Thị Phượng Trâm (2014)
CV3 3. Công việc của tôi đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau
Đề xuất của tác giả CV4 4. Tôi được quyền quyết định một số vấn đề