Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành kho bạc tỉnh hà tĩnh (Trang 30)

2.2.2.1. Nghiên cứu của Trần Kim Dung và các cộng sự

Đề tài “Đánh giá ý thức gắn kết với tổ chức và sự thỏa mãn công việc trong bối

độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam bằng cách khảo sát khoảng 500 nhân viên đang làm việc toàn thời gian. Ngoài năm nhân tố trong thang đo JDI như bản chất công việc, tiền lương, thăng tiến, đồng nghiệp và sự giám sát của cấp trên, tác giả đã đưa thêm hai nhân tố nữa là phúc lợi công ty và điều kiện làm việc để phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam, kết quả đáng lưu ý trong báo cáo này là mức độ thỏa mãn về tiền lương có quan hệ âm với mức độ nỗ lực, cố gắng của nhân viên. Nghịch lý này được giải thích là do các doanh nghiệp thiếu kiến thức kỹ năng về hệ thống tiền lương thị trường, phương pháp thiết kế hệ thống thang bảng lương một cách khoa học; việc trả lương thưởng thường mang nặng cảm tính, tùy tiện không có chính sách quy định rõ ràng. Kết quả là những người càng có nhiều nỗ lực, cố gắng đóng góp cho tổ chức càng thấy bất mãn về chính sách tiền lương hiện nay.

2.2.2.2. Nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc

Tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng, Phạm Thị Ngọc (2007) đưa ra mô hình 11 nhân tố cơ bản tác động đến sự thỏa mãn của người lao động tại tổ chức này bao gồm: (1) Môi trường, điều kiện việc làm, (2) Cảm giác làm chủ sự vật của nhân viên, (3) Sự tự thể hiện bản thân của nhân viên, (4) Tiền lương và chế độ chính sách, (5) Cơ hội thăng tiến, (6) Sự đánh giá đầy đủ các công việc đã làm, (7) Triển vọng và sự phát triển của Bưu điện, (8) Sự đồng cảm với những vấn đề cá nhân, (9) Mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, (10) Sự công bằng trong đối xử, (11) Công tác đào tạo. Sau khi tiến hành xử lý dữ liệu, kết quả mang lại gồm 5 nhóm yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên tại Bưu điện Lâm Đồng, đó là: “Mối quan hệ nội bộ” (với Đ=0.408), “Chế độ chính sách” (Đ =0.317), “Làm chủ sự vật” (Đ =0.216), “Thể hiện bản thân” (Đ =0.167) và “Môi trường, điều kiện làm việc” (Đ =0.104). Trong đó, giá trị “Đ” thể hiện mức độ quan trọng, tầm ảnh hưởng của các yếu tố tới việc đánh giá mức độ thỏa mãn của cán bộ công nhân viên. Đơn cử như, tiêu chí “Mối quan hệ nội bộ” có ảnh hưởng nhiều nhất, vì thế mỗi khi có sự thay đổi trong mối quan hệ này sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến sự thỏa mãn, thỏa mãn của cán bộ công nhân viên.

2.2.2.3 Nghiên cứu của tác giả Châu Văn Toàn

Châu Văn Toàn (2009) với nghiên cứu“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.Hồ Chí Minh”. Tác giả đã đưa ra mô

đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và phúc lợi với 37 biến quan sát dùng để đo lường mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên nói trên. Độ tin cậy của thang đo được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố. Sau khi phân tích, mô hình được điều chỉnh lại như sau:

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của tác giả Châu Văn Toàn (2009)

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sáu nhân tố này có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP. Hồ Chí Minh. Trong đó ba nhân tố ảnh hưởng mạnh là sự thỏa mãn đối với thu nhập, đặc điểm công việc và cấp trên, ba nhân tố ảnh hưởng yếu là sự thỏa mãn đối với đào tạo thăng tiến, phúc lợi cơ bản và phúc lợi cộng thêm. Kết quả này cho thấy còn nhiều điều người sử dụng lao động có thể làm để cải thiện sự thỏa mãn công việc của nhân viên.

2.2.2.4 Nghiên cứu của tác giả Lương Trọng Hiệp

Trong đề tài nghiên cứu: “Đánh giá sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa”. Tác giả Lương Trọng Hiệp (2012) – Chuyên viên làm việc tại Kho Bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa đã đã sử dụng đưa ra mô hình nghiên cứu với một số biến biến độc lập được lấy từ Chỉ số mô tả công việc JDI gồm 7 thành phần: Thu nhập, cấp trên, đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và phúc lợi. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo lường các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của

Thu nhập

Cấp trên Cơ hội thăng tiến

Phúc lợi cơ bản Đặc điểm công việc

Sựu thoả mãn Công việc

cán bộ nhân viên thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố EFA và kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết thông qua kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Sau khi phân tích, tác giả khẳng định cả 7 thành phần trong mô hình đề xuất ban đầu đều có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa.

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của tác giả Lương Trọng Hiệp (2012)

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, điều kiện làm việc, đặc điểm công việc, phúc lợi, cấp trên và đồng nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu nêu ra được những hạn chế do kỹ thuật lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện nên kết quả kiểm định của mô hình nghiên cứu tuy rằng phù hợp nhưng khả năng tổng quá không cao. Các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của người lao động thường biến đổi theo nhu cầu đa dạng và thường xuyên trong điều kiện thị trường hiện nay. Hơn nữa, cũng có thể có những yếu tố khác như lợi ích, thông tin,… cũng tác động vào sự thỏa mãn của người lao động nhưng chưa được phát hiện ra trong nghiên cứu này.

Thu nhập Cơ hội thăng tiến

Đồng nghiệp

Phúc Lợi Cấp trên

Điều kiện làm việc Đặc điểm công việc

Sựu thoả mãn của nhân viên

2.2.2.5 Nghiên cứu của Lê Thị Phượng Trâm

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Lê Thị Phượng Trâm (2014)

Trong nghiên cứu: “Đánh giá sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành Thuế tỉnh Khánh Hòa” của Lê Thị Phượng Trâm – Đại Học Nha Trang đã đưa ra kết quả phân tích hồi quy, cho ta thấy có 5 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của công chức là: qa - thu nhập, qb - cơ hội đào tạo và thăng tiến, qc - lãnh đạo, qe - đặc điểm công việc và qg - phúc lợi. Trong đó, yếu tố qc - lãnh đạo (0,371) có tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn công việc, qg – phúc lợi (0,228) tác động mạnh thứ 2 và tiếp đến theo thứ tự là qa – thu nhập (0,214), qb – Cơ hội đào tạo và thăng tiến (0,114) , qe – Đặc điểm công việc (0,087).

Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới sự thỏa mãn của nhân viên không phải là thu nhập (như nhiều người thường nghĩ) mà là phúc lợi. Yếu tố ít ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên nhất là đặc điểm công việc.

Qua các nghiên cứu trên, ta thấy mức độ tác động của các nhân tố là khác nhau đối với các địa điểm khảo sát khác nhau. Nhìn chung các nghiên cứu trước đều đã khẳng định sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các nhân tố sau:

Thu nhập

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Lãnh đạo

Đặc điểm công việc Phúc lợi Sự thoả mãn trong công việc

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan

Biến phụ thuốc Nguồn Địa điểm khảo sát Biến độc lập

Thu nhập

Cơ hội đào tạo và thăng tiến Điều kiện làm việc Đặc điểm công việc

Phúc lợi Cấp trên Lương Tr ọng Hiệp Kho b ạc nh à nư ớc tỉn h Khánh Hòa Đồng nghiệp Thu nhập

Cơ hội đào tạo và thăng tiến Lãnh đạo

Đặc điểm công việc

Lê Th ị Phư ợn g Trâm Ngà nh thu ế tỉnh K hánh Hòa Phúc lợi Thu nhập Đào tạo và thăng tiến

Cấp trên Đặc điểm công việc

Phúc lợi cơ bản S ự thỏa m ãn tr ong côn g vi ệc của n hân vi ên Châu Văn Toàn Nhân viên kh ối văn ph òng ở TP.Hồ Chí Mi nh Phúc lợi cộng thêm Qua các nghiên cứu trên, ta thấy mức độ tác động của các nhân tố là khác nhau đối với các địa điểm khảo sát khác nhau. Kết quả các nghiên cứu này đều là nguồn tham khảo có ích đối với đề tài nghiên cứu của tác giả về sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành Kho bạc Nhà nước Tỉnh Hà Tĩnh.

2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết đề xuất 2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Qua việc nghiên cứu lý thuyết về sự thỏa mãn công việc của người lao động cũng như thực tiễn các mô hình nghiên cứu trước đây có liên quan, đề tài này đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu về sự thỏa mãn công việc của CBCC ngành Kho bạc Hà Tĩnh với ba nhóm nhân tố: Nhóm nhân duy trì, nhóm nhân tố thúc đẩy và nhóm nhân tố nhân khẩu học.

Nhóm nhân tố duy trì bao gồm các biến phụ thuộc: Môi trường và điều kiện làm việc, Chính sách và quản lý, Quan điểm và thái độ của cấp trên, Mối quan hệ với đồng

nghiệp, Thu nhập và Phúc lợi. Nhóm nhân tố thúc đẩy bao gồm các biến: Tính chất

công việc, Cơ hội đào tạo và thăng tiến. Nhóm nhân tố nhân khẩu học gồm: Giới tính,

độ tuổi, trình độ, số năm công tác, chức danh và bộ phận làm việc.

Các nhân tố hay biến được lấy từ cơ sở là lý thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959), luận văn “Đánh giá sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại hệ thống kho

bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa” (Lương Trọng Hiệp, 2012) và luận văn

“Đánh giá sự thỏa mãn côngviệc của cán bộ công chức ngành Thuế tỉnh Khánh Hòa”

(Lê Thị Phượng Trâm, 2014). Mặc dù tên gọi không giống hoàn toàn nhưng nội dung khá tương đồng. Việc đặt tên lại cho các nhân tố này dựa trên khả năng bao quát nội dung của nó.

Cụ thể, biến Điều kiện làm việc được thêm vào thành Môi trường và điều kiện làm việc để phản ánh rõ hơn cả về môi trường và điều kiện làm việc tác động lên sự thỏa mãn công việc của CBCC. Đối với biến Lãnh đạo, tác giả bổ sung và chỉnh sửa thành Quan điểm và thái độ của lãnh đạo nhằm phản ánh rõ hơn bản chất của thang đo này. Đặc biệt, tác giả đề xuất và thảo luận nhóm thống nhất bổ sung thêm một nhân tố mới là Chính sách và quản lý để phản ánh về cách thức tổ chức của đơn vị để đưa các cá nhân trong tổ chức đó làm việc cùng nhau nhằm thực hiện, hoàn thiện mục tiêu chung của đơn vị.

Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.3.2 Mô tả các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất 2.3.2.1 Nhóm nhân tố duy trì

a. Môi trường và điều kiện làm việc

L à tình trạng của nơi mà người lao động làm việc. Đối với đề tài nghiên cứu này môi trường và điều kiện làm việc là các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiện lợi của người lao động khi làm việc, bao gồm thời gian làm việc phù hợp (Skalli và đồng nghiệp 2007), sự thoải mái ở nơi làm việc (Durst, 1997), được trang thiết bị cần thiết cho công việc (Bellingham, 2004) và thời gian bỏ ra cho việc đi lại từ nhà đến

H1 (+) H2 (+) H4 (+) H5 (+) H6 (+) H3 (+) H7 (+) H11 (+)

Nhóm yếu tố nhân khẩu học   Giới tính  Thâm niên  Tuổi tác  Trình trạng hôn nhân  Trình độ học vấn  Chức danh công việc

H8 (+) Mối quan hệ với đồng

nghiệp

Thu nhập

Phúc lợi Cơ hội đào tạo và

phát triển

Sự thỏa mãn công việc của CBCC Kho bạc tỉnh Hà

Tĩnh

Môi trường và điều kiện làm việc

Chính sách và quản lý

Đặc điểm công việc

Quan điểm và thái độ của lãnh đạo

Môi trường và điều kiện làm việc là các yêu cầu về vật chất và tinh thần khi thực hiện một công việc nào đó. Người lao động nói chung và CBCC nói riêng luôn quan tâm tới nhân tố điều kiện làm việc bởi nhân tố này liên quan tới sự thuận tiện cá nhân song đồng thời nó cũng là nhân tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Người lao động không thích những điều kiện làm việc nguy hiểm, bất lợi và không thuận tiện. Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, và các yếu tố môi trường khác phải phù hợp. Hơn nữa, nhiều người lao động thích làm việc với môi trường làm việc sạch sẽ, hiện đại và với các trang thiết bị phù hợp với nhiệm vụ, công việc của mình.

b. Chính sách và quản lý

Chính sách và quản lý của một tổ chức được hiểu là toàn bộ hoạt động của tổ chức đó được quản lý và tổ chức như thế nào để đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau nhằm thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung? Nếu các chính sách của tổ chức mâu thuẫn với mục tiêu của các bộ phận hoặc cá nhân thì điều đó sẽ mang lại những ảnh hưởng không tích cực. Một tổ chức với các quy chế, chính sách luôn minh bạch, rõ ràng, nhanh chóng và phù hợp luôn tạo ra sự thỏa mãn của các nhân viên. Từ đó, nhân viên sẽ hiểu rõ bản thân cần làm gì để đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức. Hay nói cách khác chính sách và quản lý của tổ chức phải tạo ra sự phù hợp về mục tiêu giữa tổ chức với cá nhân, bộ phận. Castillo và Cano (2004) giải thích thành phần chính sách và quản lý trong học thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959) là những sự việc mà trong đó có một số khía cạnh hoặc tất cả những khía cạnh của tổ chức liên quan đến sự thỏa mãn đối với công việc.

c. Quan điểm và thái độ của lãnh đạo

Lãnh đạo trong đề tài này là người trực tiếp điều hành, là quá trình người cấp trên tác động và gây ảnh hưởng đến các hoạt động của người thừa hành để đạt mục tiêu chung của tổ chức, đồng thời dựa vào một số lý thuyết cho rằng nếu nhận được sự tận tâm, tận tình chỉ bảo cũng như việc được đối xử công bằng, người lao động cảm thấy thỏa mãn hơn với công việc. Vai trò của giám đốc, phó giám đốc và những người quản lý là một phần chính trong sự thỏa mãn đối với công việc của người lao động. Năng lực chuyên môn, khả năng giao tiếp xã hội và sự cởi mở của cấp trên hoặc người quản lý là một trong những nhân tố duy trì bên ngoài, nó bao gồm cả sự công bằng, sự sẵn lòng hay không sẵn lòng của lãnh đạo trong việc chỉ định trách nhiệm hoặc sẵn lòng

chỉ bảo đồng nghiệp (Castillo và Cano, 2004), cung cấp ý kiến phản hồi, khuyến khích nhân viên (Rosenholtz, 1989).

d. Mối quan hệ với đồng nghiệp

Trong khi thực hiện công việc, người lao động cần có được sự hỗ trợ giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái thân thiện khi làm việc với đồng nghiệp (Hill, 2008, dẫn theo Trần Kim Dung, 2005). Đồng thời, người lao động phải tìm thấy đồng nghiệp của mình tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt nhất (Bellingham, 2004, dẫn theo Trần Kim Dung, 2005). Cuối cùng, đồng nghiệp cần phải là người đáng tin cậy (Chami & Fullenkamp 2002, dẫn theo Trần Kim Dung, 2005). Mối quan hệ với đồng nghiệp là cách đối xử giữa những đồng nghiệp với nhau. Trên thực tế, chúng ta dành nhiều thời gian trong cuộc sống của mình bên cạnh những đồng nghiệp hơn cả gia đình. Vì vậy những mối quan hệ đồng nghiệp rất quan trọng ảnh hưởng quan trọng nhất trong sự thỏa mãn đối với công việc.

e. Thu nhập

Khi nói đến việc làm và chất lượng công việc, đa số mọi người thường đánh giá, đo lường bằng thu nhập của công việc đó mang lại. Vì vậy, thu nhập được xem như thước đo cho công việc cũng như sự thành đạt của nhân viên đó trong công việc. Thu nhập cao làm cho con người thấy thỏa mãn hơn về mặt vật chất để từ đó an tâm cống hiến, chú trọng đến công việc nhiều hơn và cố gắng chứng minh giá trị của mình hơn.

Thu nhập là số tiền mà cá nhân, tổ chức, khu vực, quốc gia,…có được từ việc

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành kho bạc tỉnh hà tĩnh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)