Để đảm bảo độ tin cậy của các mục hỏi trong phiếu điều tra, người nghiên cứu sử dụng hệ số Cronbach Alpha (thực hiện trên phần mềm SPSS 18.0). Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item và tính tương quan của từng item với điểm của tổng các item còn lại của phép đo.
Trong kiểm định mức độ phù hợp của các mục hỏi, với yêu cầu hệ số Cronbach Alpha phải có giá trị trên 0,6 và hệ số tương quan biến tổng trên 0,3 (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) mới chấp nhận sử dụng các mục hỏi cho phân tích tiếp theo.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach Alpha của các thành phần đo lường sự thỏa mãn của CBCC về công việc tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh được thể hiện như sau:
4.2.1.1 Thang đo Môi trường và điều kiện làm việc
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Môi trường và điều kiện làm việc
bằng hệ số Cronbach Alpha được trình bày trong bảng 4.7:
Bảng 4.7: Cronbach Alpha của thang đo Môi trường và điều kiện làm việc
Ký hiệu Mục hỏi Tương quan
biến - tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
DK1 1. Không khí làm việc thoải mái, hòa đồng. 0,629 0,801 DK2 2. Môi trường làm việc thoáng mát,
sạch sẽ và an toàn. 0,635 0,800
DK3 3. Tôi được cung cấp đầy đủ các
trang thiết bị phục vụ cho công việc. 0,649 0,798 DK4 4. Tôi được cung cấp đầy đủ thông
tin để phục vụ công việc. 0,570 0,813
DK5 5. Tôi thỏa mãn với vị trí của đơn vị. 0,565 0,814 DK6 6. Thời gian bắt đầu và kết thúc làm
việc hiện tại của đơn vị là phù hợp 0,595 0,808
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo Môi trường và điều kiện làm việc là 0,833 (>0,6). Các hệ số tương quan giữa các biến quan sát với biến tổng dao động từ 0,565 đến 0,649 (>0,3). Như vậy, các biến đo lường thành phần Môi trường và điều kiện làm việc đều được sử dụng trong các bước phân tích tiếp theo.
4.2.1.2 Thang đo Chính sách và quản lý
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Chính sách và quản lý bằng hệ số Cronbach alpha được trình bày trong bảng 4.8.
Bảng 4.8: Cronbach Alpha của thang đo Chính sách và quản lý
Cronbach Alpha lần 1 Cronbach Alpha lần 2
Mục hỏi Ký hiệu Tương quan biến tổng Hệ số Alpha nếu loại biến Ghi chú Tương quan biến tổng Hệ số Alpha nếu loại biến Ghi chú 1.Các chính sách và quy chế của đơn vị là hợp lý
CS1 0,404 0,583 0,405 0,700
2.Tôi được giới thiệu và định hướng công việc rõ ràng ngay khi nhận việc
CS2 0,604 0,450 0,641 0,420
3.Đơn vị phổ biến rõ sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược cho các cán bộ nhân viên
CS3 0,246 0,681 Loại
4.Nhìn chung, mục tiêu của tôi là phù hợp với mục tiêu phát triển của đơn vị
CS4 0,459 0,543 0,465 0,633
Cronbach Alpha = 0,640 Cronbach Alpha = 0,681
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo Chính sách và quản lý là 0,640 (>0,6). Có biến CS3 có hệ số tương quan với biến tổng 0,246 (<0,3) nên không đủ tin cậy để đo lường thành phần Chính sách và quản lý. Loại biến này ra khỏi thang đo. Kiểm định Crobach Alpha lần 2, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha mới là 0,681 (>0,6). Các hệ số tương quan giữa các biến quan sát với biến tổng đều >0,3. Thang đo đạt độ tin cậy. Tuy nhiên có hai biến CS1 (Các chính sách và quy chế của đơn vị là hợp lý) và CS4 (Nhìn chung, mục tiêu của tôi là phù hợp với mục tiêu phát triển của đơn vị)
có hệ số tương quan biến tổng thấp, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét ở phần phân tích nhân tố để xem có loại bỏ hai biến này hay không.
4.2.1.3 Thang đo Quan điểm và thái độ của lãnh đạo
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Quan điểm và thái độ của lãnh đạo
bằng hệ số Cronbach alpha được trình bày trong bảng 4.9.
Bảng 4.9: Cronbach Alpha của thang đo Quan điểm và thái độ của lãnh đạo
Ký hiệu Mục hỏi Tương quan
biến- tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
LD1 1. Tôi nhận được nhiều sự quan tâm của
lãnh đạo trong công việc và cuộc sống 0,594 0,802 LD2 2. Lãnh đạo của tôi luôn lắng nghe và
tôn trọng ý kiến của cấp dưới 0,449 0,825
LD3 3. Lãnh đạo của tôi thể hiện quan điểm
thống nhất trong xử lý công việc. 0,634 0,796 LD4 4. Lãnh đạo của tôi luôn ghi nhận sự
đóng góp của cấp dưới 0,698 0,786
LD5 5. Lãnh đạo của tôi đối xử công bằng
với tất cả nhân viên cấp dưới 0,649 0,795
LD6 6. Lãnh đạo của tôi luôn tin tưởng vào
năng lực của cấp dưới khi giao việc 0,587 0,804 LD7 7. Lãnh đạo của tôi là người có năng
lực, có chuyên môn 0,430 0,828
Cronbach Alpha = 0,829
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo Quan điểm và thái độ của lãnh đạo
là 0,829 (>0,6). Các hệ số tương quan giữa các biến quan sát với biến tổng dao động từ 0,430 đến 0,698 (>0,3). Thang đo nhân tố Quan điểm và thái độ của lãnh đạo có nhiều biến nhất so với các nhân tố khác. Một số biến có hệ số tương quan biến tổng còn thấp, chúng ta sẽ xem xét việc có nên loại bỏ biến đó hay không ở phần phân tích nhân tố.
4.2.1.4 Thang đo Mối quan hệ với đồng nghiệp
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Mối quan hệ với đồng nghiệp bằng hệ số Cronbach alpha được trình bày trong bảng 4.10.
Bảng 4.10: Cronbach Alpha của thang đo Mối quan hệ với đồng nghiệp Ký hiệu Mục hỏi Tương quan biến- tổng Cronbach Alpha nếu loại biến
DN1 1. Đồng nghiệp của tôi thân thiện, hòa đồng 0,613 0,724 DN2 2. Đồng nghiệp của tôi phối hợp tốt với nhau
trong công việc. 0,671 0,688
DN3 3. Đồng nghiệp của tôi thường sẵn sàng giúp
đỡ, nhiệt tình khi tôi gặp khó khăn 0,652 0,701 DN4 4. Đồng nghiệp của tôi là người đáng tin cậy 0,449 0,796
Cronbach Alpha = 0,784
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo Mối quan hệ với đồng nghiệp là 0,784 (>0,6). Các hệ số tương quan giữa các biến quan sát với biến tổng dao động từ 0,449 đến 0,671 (>0,3). Với hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo tuy nhiên có biến DN4 (Đồng nghiệp của tôi là người đáng tin cậy) có hệ số tương quan biến tổng thấp (0,449) nên sẽ được xem xét tiếp ở phần phân tích nhân tố.
4.2.1.5 Thang đo Thu nhập
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Thu nhập bằng hệ số Cronbach alpha được trình bày trong bảng 4.11.
Bảng 4.11: Cronbach Alpha của thang đo Thu nhập Ký
hiệu Mục hỏi
Tương quan biến- tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
TN1
1. Mức lương và thưởng của tôi là phù hợp với năng lực, đóng góp và hiệu quả làm việc của tôi
0,535 0,723
TN2 2. Tôi có thể sống tốt dựa vào thu nhập từ
cơ quan Kho bạc 0,540 0,730
TN3 3. Lương, thưởng tại đơn vị được phân
phối công bằng 0,711 0,627
TN4
4. Thu nhập của tôi ngang bằng với những công việc tương tự ở các đơn vị hành chính sự nghiệp khác tại địa phương
0,494 0,744
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo Thu nhập là 0,764 (>0,6). Các hệ số tương quan giữa các biến quan sát với biến tổng dao động từ 0,494 đến 0,711 (>0,3). Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.
4.2.1.6 Thang đo Phúc lợi
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Phúc lợi bằng hệ số Cronbach alpha được trình bày trong bảng 4.12.
Bảng 4.12: Cronbach Alpha của thang đo Phúc lợi
Ký hiệu Mục hỏi Tương quan
biến- tổng
Cronbach Alpha nếu loại
biến
PL1 1. Hàng năm đơn vị đều tổ chức cho
cán bộ đi du lịch, nghỉ dưỡng 0,623 0,817
PL2
2. Đơn vị luôn tạo điều kiện cho tôi được nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có nhu cầu
0,696 0,798
PL3
3. Đơn vị luôn tuân thủ đầy đủ các chính sách về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
0,712 0,792
PL4
4. Hàng năm đơn vị đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công chức.
0,593 0,828
PL5
5. Tổ chức công đoàn luôn quan tâm hỗ trợ trong sinh hoạt, đời sống của tôi.
0,628 0,815
Cronbach Alpha = 0,842
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo Phúc lợi là 0,842 (>0,6). Các hệ số tương quan giữa các biến quan sát với biến tổng dao động từ 0,593 đến 0,712 (>0,3). Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.
4.2.1.7 Thang đo Đặc điểm công việc
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Đặc điểm công việc bằng hệ số Cronbach alpha được trình bày trong bảng 4.13.
Bảng 4.13: Cronbach Alpha của thang đo Đặc điểm công việc
Ký hiệu Mục hỏi Tương quan
biến- tổng
Cronbach Alpha nếu loại
biến
CV1 1. Tôi được làm công việc phù hợp
với năng lực và thế mạnh của tôi 0,697 0,744 CV2 2. Công việc của tôi rất thú vị 0,361 0,843 CV3 3. Công việc của tôi đòi hỏi sử dụng
nhiều kỹ năng khác nhau 0,701 0,746
CV4
4. Tôi được quyền quyết định một số vấn đề công việc nằm trong năng lực của mình
0,715 0,744
CV5 5. Công việc được phân công hợp lý,
có sự luân phiên, luân chuyển 0,561 0,788
Cronbach Alpha = 0,812
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo Đặc điểm công việc là 0,812 (>0,6). Các hệ số tương quan giữa các biến quan sát với biến tổng dao động từ 0,361 đến 0,701 (>0,3). Hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo tuy nhiên có biến CV2 (Công việc của tôi rất thú vị) có hệ số tương quan biến tổng thấp, chúng ta sẽ xem xét có nên loại bỏ biến này hay không ở phân tích nhân tố.
4.2.1.8. Thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiếnbằng hệ số Cronbach alpha được trình bày trong bảng 4.14.
Bảng 4.14: Cronbach Alpha của thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến Ký hiệu
biến Mục hỏi
Tương quan biến- tổng
Cronbach Alpha nếu loại
biến
DT1
1. Đơn vị đã chú trọng đến công tác nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên
0,337 0,854
DT2 2. Tôi dễ dàng có cơ hội để học tập và
phát triển kỹ năng mới 0,703 0,699
DT3 3. Đơn vị luôn tạo cơ hội thăng tiến
cho những người có năng lực 0,734 0,687
DT4
4. Việc thực hiện chính sách thăng tiến là minh bạch và công bằng giữa các nhân viên
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến là 0,798 (>0,6). Các hệ số tương quan giữa các biến quan sát với biến tổng dao động từ 0,337 đến 0,734 (>0,3). Tuy nhiên, có biến DT1 (Đơn vị đã chú trọng đến công tác nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên) có hệ số tương quan biến tổng thấp (0,337) và nó có bị loại bỏ hay không ta sẽ tiếp tục xem xét ở phân tích nhân tố.
4.2.1.9. Thang đo Mức độ thỏa mãn chung
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Mức độ thỏa mãn chung bằng hệ số Cronbach alpha được trình bày trong bảng 4.15.
Bảng 4.15: Cronbach Alpha của thang đo Mức độ thỏa mãn chung Ký hiệu
biến Mục hỏi
Tương quan biến- tổng
Cronbach Alpha nếu loại
biến
TMC1 1. Tôi thỏa mãn với môi trường và
điều kiện làm việc hiện tại của đơn vị 0,360 0,667 TMC2 2. Tôi thỏa mãn với chính sách và
quản lý của đơn vị 0,456 0,647
TMC3 3. Tôi thỏa mãn với quan điểm và thái
độ của lãnh đạo đơn vị 0,406 0,657
TMC4 4. Tôi thỏa mãn với đồng nghiệp của
mình. 0,371 0,665
TMC5 5. Tôi thỏa mãn với thu nhập hiện tại
của mình. 0,437 0,653
TMC6 6. Tôi thỏa mãn với các phúc lợi của
đơn vị 0,331 0,673
TMC7 7. Tôi thỏa mãn với đặc điểm công
việc của mình 0,312 0,677
TMC8 8. Tôi thỏa mãn với các cơ hội đào
tạo và thăng tiến của mình 0,326 0,673
TMC9 9. Nhìn chung, tôi thỏa mãn với công
việc hiện tại của mình. 0,310 0,677
Cronbach Alpha = 0,692
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo Mức độ thỏa mãn chung là 0,692 (>0,6). Các hệ số tương quan giữa các biến quan sát với biến tổng đều >0,3, tuy nhiên có biến TMC9 (Nhìn chung, tôi thỏa mãn với công việc hiện tại của mình) và TMC7 (Tôi thỏa mãn với đặc điểm công việc của mình) có hệ số tương quan biến tổng lần
lượt là 0,310 và 0,312 nhỏ hơn các biến khác. Vì vậy ta sẽ kiểm tra lại việc loại bỏ biến này có phù hợp không ở phần phân tích nhân tố.
Như vậy, với việc phân tích độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, hầu hết các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng >0,3. Kết quả kiểm tra thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha được thể hiện cụ thể ở bảng 4.16.
Bảng 4.16: Các thang đo đáng tin cậy sau phân tích Cronbach Alpha
Nhân tố Ký hiệu của các mục hỏi
Môi trường và điều kiện làm việc DK1, DK2, DK3, DK4, DK5, DK6
Chính sách và quản lý CS1, CS2, CS4
Quan điểm và thái độ của lãnh đạo LD1, LD2, LD3, LD4, LD5, LD6, LD7 Mối quan hệ với đồng nghiệp DN1, DN2, DN3, DN4
Thu nhập TN1, TN2, TN3, TN4
Phúc lợi PL1, PL2, PL3, PL4, PL5
Đặc điểm công việc CV1, CV2, CV3, CV4, CV5
Cơ hội đào tạo và thăng tiến DT1, DT2, DT3, DT4
Mức độ thỏa mãn chung TMC1, TMC2, TMC3, TMC4, TMC5, TMC6, TMC7, TMC8, TMC9
Sau khi kiểm định thang đo nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo của từng khái niệm nghiên cứu, đồng thời loại bỏ các biến không phù hợp nhằm tránh hiện tượng gom nhân tố không có ý nghĩa ở phép phân tích tiếp theo (phân tích nhân tố). Các biến quan sát sau phân tích Cronbach Alpha sẽ được đưa vào phân tích nhân tố nhằm nhóm gọn các biến quan sát ban đầu thành những nhân tố mới có ý nghĩa, đồng thời phát hiện cấu trúc tiềm ẩn giữa các khái niệm nghiên cứu (nhân tố ban đầu) theo dữ liệu thực tế nhằm hình thành những nhân tố mới có ý nghĩa sát với thực tế nghiên cứu.