Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành kho bạc tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 44)

Điều kiện và môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của nhân viên. Vì môi trường làm việc tốt sẽ tạo cho người lao động có cảm giác an toàn, thuận lợi, không nhàm chán; từ đó họ sẽ phát huy tối đa sở trường, kỹ năng của mình và nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Theo các nghiên cứu trước thì “Môi trường và điều kiện làm việc” là thành phần quan trọng tác động đến sự thỏa mãn của nhân viên. Vì vậy, một giả thuyết được xây dựng là:

Giả thuyết H1: Nếu môi trường và điều kiện làm việc trong Kho bạc càng tốt thì sự thỏa mãn của CBCC với công việc càng cao.

Một tổ chức với các quy chế, chính sách luôn minh bạch, rõ ràng, nhanh chóng và phù hợp luôn tạo ra sự thỏa mãn của các nhân viên. Từ đó, nhân viên sẽ hiểu rõ bản thân cần làm gì để đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức. Vì vậy, tác giả xây dựng một giả thuyết:

Giả thuyết H2: Nếu chính sách và quản lý của ngành kho bạc càng minh bạch, rõ ràng, hợp lý thì CBCC càng thỏa mãn với công việc của họ.

Vai trò của giám đốc, phó giám đốc và những người quản lý là một phần chính trong sự thỏa mãn đối với công việc của người lao động. Nếu các nhà lãnh đạo biết quan tâm đến nhân viên, tạo sự thoải mái và công bằng giữa các nhân viên thì càng làm cho nhân viên thỏa mãn hơn và cống hiến nhiều hơn trong công việc. Do đó, một giả thuyết được đặt ra là:

Giả thuyết H3: Nếu quan điểm và thái độ của lãnh đạo càng tốt thì càng làm cho CBCC thỏa mãn hơn với công việc của mình.

Người lao động sẽ thấy hứng thú với công việc khi họ có những người cộng tác tốt. Những người bạn đồng nghiệp làm việc hàng ngày với họ và cùng họ vượt qua mọi khó khăn. Vì vậy, tác giả xây dựng giả thuyết:

Giả thuyết H4: Nếu mối quan hệ với các đồng nghiệp càng tốt thì làm tăng sự thỏa mãn của CBCC với công việc.

Thu nhập là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự thỏa mãn của công chức với công việc. Việc nâng cao thu nhập không chỉ là mục tiêu mà còn là điều kiện để thu hút nhân tài về làm việc. Điều này có nghĩa là thu nhập càng cao thì công chức càng thỏa mãn với công việc của mình. Vì vậy, giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu là:

Giả thuyết H5: Nếu hệ thống kho bạc thực hiện việc chi trả lương và các khoản thu nhập khác tốt thì mức độ thỏa mãn của CBCC trong công việc càng lớn.

Bên cạnh mức thu nhập ổn định thì chế độ chính sách là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực hơn, thu hút, động viên và giữ chân những nhân viên làm việc tốt và gắn bó lâu dài với đơn vị. Vì vậy, giả thuyết được đưa ra là:

Giả thuyết H6: Nếu hệ thống kho bạc có các chế độ đãi ngộ, phúc lợi càng hợp lý các CBCC sẽ càng thỏa mãn hơn với công việc của mình.

Người lao động kỳ vọng rất nhiều từ công việc đang làm của mình, không phải chỉ có các tiền, những thành tựu. Vì vậy để có được công việc phù hợp với chuyên môn, năng lực là điều mà bất kỳ người lao động nào cũng mong muốn. Do đó, một giả thuyết được xây dựng để mô tả

Giả thuyết H7: Nếu đặc điểm công việc mang lại sự sáng tạo, hứng thú cho CBCC thì sự thỏa mãn của họ với công việc càng cao.

Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế hiện nay, đào tạo trở thành một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của tổ chức, đồng thời cũng là yếu tố bảo đảm sự phát triển lâu dài bền vững của một cá nhân. Những cơ hội đào tạo và phát triển mà tổ chức tạo ra cho người lao động có tác dụng động viên cao trong điều kiện hiện nay. Ngoài ra, cơ hội thăng tiến là động cơ vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ công chức hăng say làm việc. Sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân trách nhiệm nhiều hơn và địa vị xã hội cao hơn. Do đó, giả thuyết được xây dựng:

Giả thuyết H8: Nếu CBCC có cơ hội được đào tạo nâng cao kiến thức, có cơ hội thăng tiến tốt thì họ sẽ càng thỏa mãn hơn với công việc của mình.

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu “Có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn công việc của công chức Kho bạc Nhà nước theo các đặc điểm cá nhân không?” thì một giả thuyết được xây dựng:

Giả thuyết H9: Có sự khác nhau về mức độ thỏa mãn công việc giữa các CBCC ngành kho bạc theo các đặc điểm nhân khẩu học như: giới tính, tuổi tác, trình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thâm niên, chức danh/vị trí công tác.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã đưa ra một số định nghĩa về sự thỏa mãn trong công việc và các yếu tố tác động đến mức độ thỏa mãn trong công việc, đã xác định 8 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người CBCC ngành kho bạc gồm: Môi trường và điều kiện làm việc, Chính sách và quản lý, Quan điểm và thái độ của cấp trên, Mối quan hệ với đồng nghiệp, Thu nhập, Phúc lợi, Tính chất công việc, Cơ hội đào tạo và thăng tiến. Chương này cũng đã trình bày kết quả một số nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước; xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết của mô hình nghiên cứu, có 9 giả thuyết tương ứng với các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của CBCC ngành kho bạc tỉnh Hà Tĩnh.

CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành kho bạc tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)