b. Blog của Facebook
3.3.1 Có chiến lược thu hút người sử dụng đến với sản phẩm phù hợp
Điều khác biệt của mạng xã hội với những công cụ marketing khác là ở sự lan truyền mạnh mẽ của nó. Như đã nhận định ở những chương trước, truyền thông xã hội có sức lan truyền được ví như tốc độ ánh sáng và hiệu quả hơn cả phương pháp truyền miệng. Việc tận dụng lợi thế này là yếu tố hết sức quan trọng cho phương thức marketing này.Vì vậy, đừng xem mạng xã hội chỉ đơn giản như là một kênh quảng cáo miễn phí để doanh nghiệp đăng tải hình ảnh sản phẩm, mà trái lại, doanh nghiệp cần nghĩ ra những cách sáng tạo để thu hút fan và hình ảnh của doanh nghiệp mình xuất hiện nhiều trên wall của vô số người khác.
Một chiến dịch marketing khởi nguồn từ mạng xã hội là một ý tưởng hay. Mặc dù để đạt được mục đích chắc chắn sẽ tốn kém nhưng những gì đạt được sau chiến dịch có thể chứng minh được rằng một chiến dịch thông minh đem lại kết quả tốt, thậm chí là lâu dài và so với chi phí cho các loại marketing truyền thống thì chi phí cho một chiến dịch marketing trên truyền thông xã hội vẫn còn khá tiết kiệm. Có thể thấy chỉ trong 2 tuần, IKEA đã thu hút được hàng triệu fan và tên của
showroom mới khai trương đã lan truyền ra khắp Châu Âu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào trên thế giới cũng thực hiện được một chiến dịch marketing tốt như IKEA.
Thực tế cho thấy đã có rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới cố gắng thiết lập một tài khoản trên phương tiện truyền thông xã hội của mình tuy nhiên, họ đã dùng quá ít nỗ lực và nghiên cứu về công cụ này. Điển hình như hãng xe JEEP đã gặp thất bại khi chỉ xem trang Facebook của hãng như một kênh truyền thông miễn phí để đăng tải các mẫu quảng cáo và không dành nhiều nỗ lực để tăng số lượng fan cũng như làm cho mọi người tự giác lan truyền thông tin về sản phẩm.
Hình 3.3 Hình ảnh của Facebook JEEP
(Nguồn: Facebook của Jeep, 2007)
Và tương tự, các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng chưa dành được một thời lượng tương xứng và có mức đầu tư phù hợp để thực hiện một chiến dịch thật tốt. Có thể học hỏi được từ chiến dịch của IKEA
Tuy nhiên, chiến dịch quảng bá cho sản phẩm LG S-Class tại Việt Nam vào năm 2009 lại là một ngoại lệ và cũng như của IKEA, đây là một mẫu hình tốt để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và tìm hiểu. IKEA đã tận dụng chỉ một chức năng đơn giản nhất trên Facebook là “tag” tên của những trang cá nhân khác vào hình ảnh để thu hút sự chú ý và lan truyền việc nhãn hàng này sẽ khai trương phòng triển
lãm mới. Thay vì chỉ đăng tải thông tin một cách bình thường và đưa ra những hình ảnh nội thất bắt mắt đơn giản, IKEA đã làm được nhiều hơn thế khi thực hiện chiến dịch quảng bá với sự tham gia một cách tự nguyện của rất nhiều cư dân mạng. Có thể nói, IKEA đã sử dụng một cách tốt nhất sức lan tỏa của truyền thông xã hội.
Việc thực hiện được những chiến dịch tương tự như IKEA tại Việt Nam không phải là bất khả thi bởi vì như đã phân tích ở trên, số lượng người dùng truyền thông xã hội tại Việt Nam là rất lớn và mức độ tích cực tham gia thường xuyên cũng cao. Và thực tế đã có doanh nghiệp tại Việt Nam thành công trong việc thu hút được một số lượng lớn cư dân mạng với sản phẩm mới của mình thông qua chiến dịch quảng bá trên Facebook hết sức sáng tạo: chiến dịch của LG để quảng cáo cho sản phẩm LG KM900 và LG BL Chocolate.
Chiến dịch với tên gọi “Đi tìm đại sứ LG S-Class” được mở rộng cho tất cả sinh viên trên địa bàn thành phố. Mỗi đội gồm 4 người đăng ký cho LG và tự lên kế hoạch thực hiện ý tưởng online marketing của mình. Chiến dịch này đã thu hút được 300 đội đăng ký tham gia với số lương 1200 sinh viên đóng góp vào chiến dịch. Điều nhãn hàng LG đã hết sức thông minh đó chính là thay vì phải tự tìm cách thu hút fan đến với trang chủ quảng cáo sản phẩm LG S-Class thì LG đã giao nhiệm vụ đó lại cho các bạn học sinh sinh viên. Với quy định chấm điểm sáng tạo: 25% số điểm tính dựa trên số lượng người “like” (Thích) trên Facebook của nhóm, 25% số điểm dựa trên số lượng người tham gia bình chọn cho nhóm qua chương trình “Vote 4 me” trên trang microsite: www.lgsclass.com, LG đã đảm bảo được những người tham gia sẽ là một trung gian để nhiều người hơn nữa biết đến trang web và trang Facebook của sản phẩm, bên cạnh đó, thay vì chỉ tập trung vào một kênh Facebook thì sản phẩm của LG được nhắc đến ở ít nhất 300 trang Fan page do sinh viên tạo dựng để tham gia cuộc thi và mỗi fan page có số lượng like trung bình đều tính theo hàng nghìn vì đội nào cũng mong muốn giành được nhiều điểm cho bài thi của mình. Chỉ nhìn sơ qua, thì chiến dịch đã mang hình ảnh của sản phẩm đến với ít nhất 300 000 người (đó là còn chưa tính tới những trang fan page do sinh viên làm thu hút số lượng trên 10 000 người). Chiến dịch này cũng hết sức tiết kiệm vì tổng chi phí giải thưởng là không nhiều nhưng số lượng các video clip, các note trên Facebook, status mà do sinh viên tạo ra là vô số. Bên cạnh đó, kể ca
khi không phải là fan của các trang fan page nhỏ thì cư dân mạng, đặc biệt là sinh viên Việt Nam đều tiếp cận với thông tin của LG do các bạn sinh viên đã tag tên bạn bè vào những note, những status, hình ảnh, v.v… mà họ tạo nên. Lúc này, cả giác khó chịu khi bị tag nếu có cũng sẽ ít vì sinh viên đều không ngại khi tên mình gắn liền với hình ảnh nhưng với mục đích hỗ trợ bạn bè. Nếu trang chủ của LG tag trực tiếp thì chắc chắn có không ít khách hàng khó tính sẽ phản ứng và từ chối sản phẩm mới cũng như mất luôn thiện cảm với sản phẩm của LG. Có thể nói LG đã tận dụng được trí thông minh và sự siêng năng của các bạn sinh viên để làm nên một chiến dịch quảng cáo cho riêng mình.
Nói tóm lại, chiến dịch đã thành công ở chỗ: thu hút được một số lượng fan lớn qua các trang fan page nhỏ của sinh viên, lan truyền các thông tin về sản phẩm thông qua những nội dung được đăng tải trên trang fan page nhỏ và hơn thế nữa là hình ảnh của LG xuất hiện ở tại trang feed của cả những người không là fan của trang fan page nhỏ.
Từ các ví dụ của IKEA, LG và JEEP, có thể thấy việc đầu tư cho một tài khoản trên mạng xã hội và tạo ra một chiến dịch hợp lý thu hút fan là một điều hết sức quan trọng để quảng bá hình ảnh và thông tin của sản phẩm đến với hàng triệu người trong thời gian nhanh chóng nhất và chi phí tiết kiệm, hợp lý. Các doanh nghiệp tại Việt Nam ở thời điểm này nên đầu tư nhiều hơn nữa ý tưởng và quan tâm đến mạng xã hội như là một trong những kênh truyền thông chính để đem sản phẩm đến gần hơn với khách hàng và đặc biệt là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Một số đề xuất đề chiến lược quảng bá bằng phương tiên mạng xã hội của doanh nghiệp thành công rút ra từ các ví dụ trên:
Thứ nhất, tận dụng đặc tính lan truyền của mạng xã hội. Một chiến lược thành công là một chiến lược mà không chỉ có trang chủ của sản phẩm lan truyền thông tin về sản phẩm, thương hiệu mà thông tin sản phẩm cũng được xuất hiện ở các trang cá nhân khác và được nhiều người thấy, tò mò và quan tâm. (Như IKEA đã tận dụng phương tiện tag để thông tin show room xuất hiện trong trang new feed của những người tham gia trò chơi còn LG tận dụng những tran fan page của sinh viên để thu hút thêm nhiều người tiếp cận thông tin sản phẩm).
Thứ hai, để những người tham gia mạng xã hội tự giác là trung gian lan truyền. Điều tối quan trọng là đừng để người khác cảm giác tài khoản của họ đang bị lợi dụng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những giải thưởng phù hợp với chi phí nhưng đủ độ thu hút cho người tham gia (như các sản phẩm nội thất trong chiến dịch của IKEA hoặc chuyến tham quan Hàn Quốc của LG cho nhóm đứng thứ nhất).
Thứ ba, biết dừng ở thời điểm thích hợp. Một chiến dịch dù có thành công đến mấy nhưng kéo dài trong một khoảng thời gian quá lâu thì doanh nghiệp không chỉ không có lợi về mặt chi phí mà còn tạo cảm giác nhàm chán cho những người tham gia (chiến dịch của IKEA và LG đều kéo dài trong khoảng thời gian 2 tuần).
Thứ tư, doanh nghiệp Việt Nam không nên vì lợi ích trước mắt mà sử dụng những chiến lược ngắn hạn để thu hút người nhấn like. Các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam hay mắc phải sai lầm này nhất. Cụ thể là họ thường tổ chức những chiến dịch thu hút người bầu chọn với yêu cầu phải nhấn like trang chủ. Tuy nhiên, việc này chỉ mang tính chất tạm thời bởi vì một khi chiến dịch qua đi, những người đã nhấn like chẳng gặp phải khó khăn gì mà nhấn nút “unlike” để không phải tiếp cận với những thông tin mà họ không thực sự hứng thú.
Những yếu tố khác có thể tùy ý tưởng của chiến dịch để điều chỉnh phù hợp.