Cơ hội cho marketing bằng truyền thông xã hội tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Marketing bằng truyềnthông xã hội (Social Media Marketing) của các doanh nghiệp trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 61 - 62)

b. Blog của Facebook

3.2.3Cơ hội cho marketing bằng truyền thông xã hội tại Việt Nam

Marketing bằng truyền thông xã hội chưa được khai thác nhiều tại Việt Nam, tạo cơ hội dễ dàng phát triển ý tưởng và thu hút sự chú ý của công chúng. Trong khi truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam cũng như các khu vực khác trên thế giới thì lĩnh vực marketing bằng truyền thông xã hội vẫn còn chưa được khai thác đúng mực tại Việt Nam. Theo khảo sát của Vinalink, chỉ có 0,4% doanh nghiệp Việt Nam dùng Facebook (khoảng 2.000 doanh nghiệp) để quảng cáo; 0,07% dùng Youtube; và khoảng 0,2% còn lại dành cho các mạng xã hội khác. Có khoảng 5.000 doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội bao gồm cả forum, blog (chiếm 1%). Trong khi đó, xu hướng sử dụng mạng xã hội để tiếp thị, bán hàng ở nước ngoài rất phổ biến. Phó giáo sư Marc Divine (trường IEA Paris) người có nhiều năm nghiên cứu về mạng xã hội, đã tiến hành khảo sát với 200 công ty quốc tế như IBM, L’Oreal, Unilever. Kết quả cho thấy, hơn một nửa trong số các công ty này đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ trong hoạt động tiếp thị. Còn tại Mỹ có 70,3% doanh nghiệp dùng Facebook để quảng cáo, 58% dùng Linkedin, 40% dùng Twitter và 26,8% dùng Youtube.Điều này cũng là điểm yếu của marketing bằng truyền thông xã hội, tuy nhiên nó cũng mang đến cơ hội lớn cho những nhà marketing liều lĩnh. Trước một mảnh đất chưa được khám phá thì những doanh nghiệp dám thử và đi đầu sẽ có khả năng thu hút được sự chú ý của công chúng lớn hơn và khả năng thành công cũng cao hơn. Không thể phủ nhận rằng khi mà các chiến dịch hấp dẫn như “Đại sứ LG S-Class” chưa diễn ra thường xuyên thì mức độ hấp dẫn cho cả

người tham gia và người theo dõi đều lớn. Ngay từ khi mở ra lần đầu, cuộc thi đã thu hút hơn 1000 sinh viên tham dự. Nếu những cuộc thi với tầm vóc và quy mô như trên diễn ra với mức độ quá thường xuyên thì số lượng người tham gia chưa chắc được nhiều như trên nếu những ý tưởng đưa ra không đủ mới lạ để thu hút cũng như giá trị giải thưởng không khác biệt. Bên cạnh đó, các cuộc thì càng diễn ra nhiều với mức độ càng dày đặc thì người xem dễ dàng có cảm giác nhàm chán và mức quan tâm đối với sản phẩm sẽ giảm. Nói tóm lại, với đặc tính mới mẻ của phương thức marketing này, những nhà làm marketing có thể học hỏi và nghiên cứu kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới và khả năng trùng lắp với các chiến dịch của nhãn hiệu khác là thấp. Ngoài ra, việc nảy ra một ý tưởng sẽ không gặp nhiều khó khăn như ý tưởng cho các phương thức marketing truyền thống – nơi mà các doanh nghiệp đã tận dụng và khai thác triệt để.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ marketing bằng truyền thông xã hội trên thế giới. Do phát triển chậm hơn với các nước trên thế giới nên Việt Nam có nhiều cơ hội học hỏi những kinh nghiệm từ các quốc gia này. Không ít các quốc gia trên thế giới với mức độ phát triển nhanh hơn Việt Nam đã thử nghiệm thành công với marketing bằng truyền thông xã hội. Phân tích ở chương 1 cho thấy có tới hơn 90% các nhà làm marketing đang dự định ứng dụng marketing bằng truyền thông xã hội để quảng bá cho thương hiệu của mình vào so với con số 0.4% của các doanh nghiệp ứng dụng truyền thông xã hội tại Việt Nam thì con số 35% các doanh nghiệp đã và đang thực hiện truyền thông trên thế giới cũng là một điều đáng học hỏi. Việt Nam với những điều kiện phát triển tương tự có thể học hỏi để ứng dụng và phát triển một cách phù hợp để phát huy và quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, vẫn có một số ví dụ điển hình các công ty tuy lớn nhưng lại thất bại trong việc quản bá và quản lý kênh truyền thông xã hội của mình. Nhờ vào đó, Việt Nam có thể rút ra các kinh nghiệm để không mắc phải sai lầm tương tự khi ứng dụng vào thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu Marketing bằng truyềnthông xã hội (Social Media Marketing) của các doanh nghiệp trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 61 - 62)