Công cụ sử dụng

Một phần của tài liệu Marketing bằng truyềnthông xã hội (Social Media Marketing) của các doanh nghiệp trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 28 - 31)

Các phương tiện truyền thông xã hội bao gồm Twitter, Facebook và LinkedIN, blogs dẫn đầu trong phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để marketing. Trong đó, sự cách biệt giữa Twitter và Facebook là rất sát sao. Các phương tiện khác (Youtube, Bookmark, Forum…) tuy cũng được sử dụng nhưng vẫn kém xa mức độ ưa chuộng so với 4 trang xã hội dẫn đầu nêu trên. Nếu vào năm 2010, Facebook chỉ đứng ở vị trí thứ 2 với 87% người khảo sát đồng ý và Twitter giữ vị trí thứ nhất với 88% thì những con số này đã có sự thay đổi đáng kể chỉ sau một năm. Đến năm 2011, Facebook trở thành công cụ truyền thông xã hội được sử dụng để marketing nhiều nhất với 92%, theo đó là Twitter kém 8%. LinkedIn và

Blog vẫn giữ vị trí cũ (thứ ba và thứ tư), tuy nhiên mức độ ưa chuộng có phần giảm hơn so với năm 2010.

Biểu đồ 2.2 Các công cụ truyền thông xã hội được sử dụng để marketing

Đơn vị tính: Phần trăm

2011 2010

(Nguồn: 2011 Social Media Marketing Industry Report, 2010 và 2011)

Khảo sát cụ thể hơn cho thấy Facebook (80%) là phương tiện được sử dung nhiều nhất đối với những doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu sử dụng marketing bằng truyền thông xã hội, theo sau đó là Twitter và LinkedIn, trong khi đó đối với những người đã làm quen và sử dụng quen thuộc với phương thức marketing này thì Twitter được sử dụng nhiều nhất (96%), theo sau mới là Facebook và LinkedIn vẫn chiếm vị trí thứ ba.

MySpace là công cụ được sử dụng tương đối ít phổ biến nhất (chỉ có 11%) bởi vì nghiên cứu cho thấy phương tiện này chỉ được sử dụng nhiều từ phía những người làm việc toàn thời gian với marketing bẳng truyền thông xã hội (73% những người dành nhiều thời gian chú ý đến phương thức này sử dụng MySpace). Một kết quả đáng chú ý khác là trong khi marketing trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng (B2B) sử dụng Twitter và Facebook nhiều nhất (91% và 89%) thì khi doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu của mình đến các doanh nghiệp khác (hình thức B2B), doanh nghiệp tập trung phát triển LinkedIN (89% so với 64% của B2B) nhiều hơn và đồng thời cũng có xu hướng sử dụng blog nhiều hơn.

Trong đó, chủ doanh nghiệp nhỏ thường sử dụng LinkedIn hơn là những nhà làm marketing tại doanh nghiệp lớn và cũng chính các doanh nghiệp này đồng ý

rằng phương thức này giúp doanh nghiệp dẫn đầu về mặt chất lượng. Bên cạnh đó, có tới gần 60% doanh nghiệp nhỏ (bao gồm cả những người tự kinh doanh) có thể thấy được tác dụng lớn của marketing bằng truyền thông xã hội trong việc giảm chi phí marketing. Ngoài ra, blog cũng là một phương tiện được sử dụng rộng rãi với 79% khảo sát nói rằng họ đang gia tăng hoạt động này.

Khi được hỏi về dự định đầu tư cho các kênh truyền thông xã hội, kết quả không bất ngờ khi Facebook được sử dụng nhiều nhất (92%) và có tới 74% quyết định tiếp tục đầu tư và phát triển marketing trên kênh thông tin này. Tuy nhiên, điều mới mẻ so với các khảo sát 2 năm 2009 và 2011 là có tới 77% người tham gia khảo sát khẳng định họ đang có kế hoạch phát triển YouTube và các kênh phát video tương tự để quảng bá đến khách hàng trong khi MySpace ngày càng mất đi vai trò của mình và không được đầu tư nhiều như trước. Trong khi đó blog đã lấy lại được tầm quan trọng của mình khi 75% người tham gia cho biết họ đang có ý định tăng kế hoạch quảng cáo qua blog. Theo sau đó là Twitter và LinkedIN, tuy nhiên LinkedIN được dùng nhiều nhất khi doanh nghiệp muốn quảng bá đến doanh nghiệp, hơn là trực tiếp tới khách hàng. Các công cụ khác như bookmark xã hội, mua sắm theo nhóm, forum… chỉ có khoảng 30% những người làm marketing dự định đầu tư. Và MySpace đặc biệt bị xuống ưu thế khi chỉ có 5% doanh nghiệp dự định phát triển marketing bằng kênh truyền thông này.

Vì hình thức marketing bằng truyền thông xã hội còn tương đối mới mẻ trên thế giới nên khi được hỏi về dự định thuê doanh nghiệp chuyên quảng cáo để thực hiện marketing bằng phương thức này thì vào năm 2010 chỉ có 14% doanh nghiệp trả lời có trong khi số lượng lớn các nhà marketing còn lại chưa tính tới chuyện đó. Tuy nhiên chỉ qua một năm, con số này đã tăng lên gấp đôi, trong đó doanh nghiệp thường thuê dịch vụ ngoài để thiết kế và phát triển nhiều nhất, theo sau đó là phát triển nội dung, phân tích, điều hành, nghiên cứu, đề ra chiến lược hoặc đăng thông tin trực tiếp.

Bên cạnh hình thức marketing bằng truyền thông xã hội là các hình thức marketing khác như marketing qua thư điện tử, tối đa hóa công cụ tìm kiếm, tổ chức sự kiện, báo chí, quảng cáo online, v.v…. Tuy nhiên có thể khẳng định được tốc độ tăng trưởng nhanh của nó, cụ thể là trong khi số lượng đồng tình nhất là 81% người

muốn phát triển marketing bằng email thì con số này cho truyền thông xã hội là trên 90%. Những phương thức marketing vốn thông dụng từ xưa đến nay như radio, tivi chỉ có từ 10 đến 15% những nhà làm marketing muốn đầu tư phát triển hơn.

Biểu đồ 2.3 Các phương tiện marketing được doanh nghiệp sử dụng

Đơn vị tính: Phần trăm

(Nguồn: 2011 Social Media Marketing Industry Report,2012)

Tuy nhiên khảo sát cũng cho thấy rõ là các doanh nghiệp càng lớn thì có xu hướng thuê ngoài dịch vụ marketing càng nhiều hơn. Cụ thể là 25.7% doanh nhiệp lớn và 25% doanh nghiệp trung đang thuê ngoài để marketing bằng các phương tiện truyền thông xã hội trong khi chỉ có 10.6% các doanh nghiệp nhỏ lựa chọn phương án này. Các doanh nghiệp lớn với quy mô từ 1000 người trở lên chỉ ra rằng YouTube chính là kênh truyền thông chủ chốt có tốc độ tăng trưởng cao trong lĩnh vực marketing tại doanh nghiệp của họ với 82% đồng tình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn có xu hướng gia tăng hoạt động trên Twitter nhiều hơn với 77% đồng tình.

Một phần của tài liệu Marketing bằng truyềnthông xã hội (Social Media Marketing) của các doanh nghiệp trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 28 - 31)