Mục đích của bài này là tập trung vào 7 bước trọng tâm của kĩ năng lắng nghe rất đáng để các bạn quan tâm. Mặc dù tôi không thể hứa rằng việc hiểu được những bước này sẽ khiến cho các bạn luôn thành công nhưng tôi có thể nói với các bạn rằng nếu không để ý hoặc bỏ qua chúng thì các bạn sẽ thực sự gặp rất nhiều khó khăn. Và bây giờ chúng ta tiếp tục với bước 3 và 4...
Bước 3: Muốn nghe giỏi đòi hỏi phải hiểu biết nhiều.
Bạn không thể là người nghe giỏi nếu bạn không hiểu về con người. Và ở đây tôi muốn nói tới việc thực sự hiểu biết về con người. Nhưng làm thế nào để có thể có được sự hiểu biết này? Tôi thật sự không biết rõ (có lẽ là một phần là do may mắn, một phần là do làm việc chăm chỉ và cần mẫn, và một phần là do tìm được những người thầy giỏi hay những người cố vấn dày kinh nghiệm). Vậy bạn có biết đó là cái gì không? Khi một người nào đó biết được điều ấy thì bạn có thể nhận thấy ngay tức khắc.
Rất nhiều nhà tâm thần học, tâm lý học, và các chuyên gia sức khoẻ tâm thần học đã có được sự hiểu biết này nhiều năm kinh nghiệm. Tôi cũng nhận thấy rằng chương trình nói chuyện trên đài và những người phỏng vấn trên ti vi thường có sự hiểu biết rất phong phú về điều đó cũng như là các nhà viết tiểu thuyết, các nhà biên kịch thành công và các nhà văn sáng tạo khác.
Do đó, bạn càng hiểu biết bao nhiêu về cuốc sống nói chung thì bạn càng là người lắng nghe giỏi bấy nhiêu. Dù cho có bao nhiêu kĩ năng giao tiếp bằng máy móc, nếu bạn không có sự hiểu biết rộng lớn về con người, bạn sẽ không thể thực sự hiểu được họ.
Đó là lý do tại sao nếu bạn muốn trở thành một người lắng nghe giỏi, điều cần thiết là bạn phải tự hứa với bản thân sẽ trở thành một người học trò lâu dài về con người và bản chất con người; không ngừng học tập và mở rộng chân trời kiến thức của mình; đọc nhiều sách, cả những tiểu thuyết có hư cấu và những chuyện người thật việc thật; nghe băng; tham dự những buổi giảng bài và các cuộc hội thảo. Dù cho bạn có hiểu biết đến như thế nào, hay bạn có thông minh như thế nào thì vẫn phải thúc đẩy mình tiếp tục học tập. Bởi vì khi bạn biết càng nhiều bao nhiêu về tổng quan cuộc sống, thì bạn tự nhiên sẽ trở thành người nghe giỏi bấy nhiêu.
Một trong những bí quyết quan trọng nhất để trở thành một người nghe xuất sắc là làm một công việc: luôn tìm thấy một cái gì đó để tôn trọng và đánh giá cao về những gì người khác đang nói. Đây là một trách nhiệm khó khăn mà bạn phải đảm nhận. Nhưng chỉ có 1 trong số 100 người nhận ra tầm quan trọng của nó và coi đây là điều quan trọng hàng đầu.
Hầu như trong toàn bộ thời gian chúng ta nghe người khác nói, chúng ta tìm kiếm những lỗi sai và những điểm yếu trong những gì người ta nói. Chúng ta thường có những kết luận không tán đồng (hoặc quyết liệt hoặc kín đáo) với những ý kiến, tình cảm, thái độ hay quan điểm của người khác. Nhưng không ai thích người khác không tán đồng với họ. Tất cả chúng ta đều muốn người khác nhất trí với quan điểm của mình, hay ít nhất chúng ta cũng muốn những suy nghĩ và những tình cảm của chúng ta được tôn trọng và được coi là có giá trị tương đương như của những người khác. Thậm chí nếu ý kiến hay thái độ dựa trên những lý lẽ không đúng thì chúng ta vẫn cứ muốn người khác đánh giá đúng đắn rằng ý kiến và tình cảm đó có một ý nghĩa cá nhân to lớn.
Nếu bạn không khiến cho người khác cảm thấy rằng bạn tôn trọng quan điểm của họ, họ sẽ không cảm thấy mình được”hiểu”và sẽ coi bạn là một người nghe tồi. Làm sao để có thể phát huy khả năng nghe người khác với một sự tôn trọng? Trước tiên, bạn phải nhận thấy rằng hầu hết mọi người sẽ không suy nghĩ, cảm thấy và lý giải giống như chúng ta. Họ sẽ làm mọi thứ theo cách của họ và họ không thực sự quan tâm đến việc những gì chúng ta nghĩ là đúng.
28-11-2006