Xúc cảm, tình cảm, ấn tượng, hòa hợp

Một phần của tài liệu KHOA HỌC GIAO TIẾP HIỆU QUẢ (Trang 35 - 37)

Xúc cảm, tình cảm

Trên cơ sở của nhận thức, cảm xúc và tình cảm được nảy sinh và biểu lộ trong giao tiếp giữa hai người. Những cảm xúc có thể tích cực (vui mừng, phấn khởi, sung sướng, khâm phục…),

cũng có thể tiêu cực (lo lắng, sợ hãi, tức giận… ) và chúng có thể ảnh hưởng đến sự nhận thức hoặc đến các vấn đề tâm lý khác.

Nếu những cảm xúc nhất định được lặp đi lặp lại qua những lần giao tiếp khác nhau thì sẽ dần dần hình thành nên những tình cảm tương ứng. Mặt khác, trên cơ sở những tình cảm đã có từ trước với nhau, mỗi lần giao tiếp giữa hai người lại nảy sinh những cảm xúc như rung động, thể nghiệm những tình cảm đó. Những tình cảm tích cực, dương tính (như yêu thương, quý trọng….) đối với nhau và những cảm xúc dễ chịu nảy sinh trên cơ sở những tình cảm đó làm cho hai người có nhu cầu gặp nhau, giao tiếp với nhau. Ngược lại, những tình cảm tiêu cực, âm tính (như ghét, căm thù, khinh bỉ…) và những cảm xúc khó chịu nảy sinh trên cơ sở những tình cảm đó làm cho hai người xa lánh nhau, ngại giao tiếp nhau.

Để giao tiếp tốt chúng ta cần phải biết kiềm chế những cảm xúc của mình, tránh không cho chúng lấn lướt lý trí của ta và phải biết tác động vào cảm xúc của đối tượng.

Ấn tượng ban đầu

Những ấn tượng ban đầu rất quan trọng, chúng hình thành trong đầu óc của ta ngay cả khi không chịu sự chi phối lý trí. ấn tượng ban đầu thường là một sự đánh giá, một hình ảnh, một nhận xét, một thái độ về đối tượng được hình thành ngay từ giây phút đầu gặp gỡ hay lần đầu tiên gặp gỡ.

Ấn tượng ban đầu là những nhìn nhận, đánh giá sơ khởi thiên về cảm tính, nên chúng có thể đúng cũng có thể sai, chúng dần dần được hoàn chỉnh và chính xác hóa trong quá trình giao tiếp.

Ấn tượng ban đầu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao tiếp về sau, nó có thể làm biến đổi cả thái độ, cả hành vi kỹ xảo của ta. Trong giao tiếp, chúng ta phải tạo ra được ấn tượng ban đầu tốt đẹp ở đối tượng. Ngược lại, ta cũng phải dè chừng đừng để ấn tượng ban đầu về đối tượng chi phối hành vi, thái độ của ta.

Sự hoà hợp trong giao tiếp

rất khó nói chuyện, bàn bạc, giải quyết công việc chung với nhau. Ban lãnh đạo gồm những người hợp nhau sẽ dễ dàng thảo luận và đi đến quyết định thống nhất. Sự hoà hợp tâm lý có thể là tương đương nhau. Vấn đề xu hướng của người này và xu hướng của người kia có hợp nhau hay không có ảnh hưởng rất lớn đến việc họ dễ dàng giao tiếp với nhau hay không. Ngay trong xu hướng của hai người có những yếu tố giống nhau. Ví dụ: Nhu cầu, sở thích, hứng thú… nhưng nếu giữa họ có sự khác nhau về lý tưởng, nhân sinh quan thì họ cũng gặp những khó khăn nhất định trong giao tiếp.

Những người có những nét tính cách giống nhau như: cởi mở, hiền lành, khiêm tốn, lễ độ, ngay thẳng… thường giao tiếp với nhau được lâu dài hơn. Ngược lại, những người có các nét tính xấu như: gian xảo, lười biếng, kiêu ngạo, hay phản trắc, trầm lì … thì khó lòng giao tiếp được với nhau và với người khác. Sự khác nhau hoặc sự hơn kém nhau về năng lực cũng có thể gây khó khăn trong sự hợp tác với nhau trong công việc. Người làm nhanh, kẻ làm chậm, người làm giỏi, kẻ làm kém, hai người đó cùng làm việc với nhau trong một công việc ở vị trí và nhiệm vụ như nhau thì kết quả không bằng những người có cùng năng lực làm việc với nhau. Nhưng trong mối quan hệ thầy trò, trưởng, phó … thì sự khác nhau, sự hơn kém nhau về năng lực là chuyện bình thường, thậm chí là cần thiết để người này chỉ huy, hướng dẫn, dìu dắt người kia.

Trong khi lập tổ công tác, lập kíp lãnh đạo, chúng ta nên nhớ chọn những người hoà hợp với nhau về tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong công tác.

28-11-2006

Một phần của tài liệu KHOA HỌC GIAO TIẾP HIỆU QUẢ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w